Công ty Neuralink của Elon Musk thực hiện thành công việc cấy chip vào não người cho bệnh nhân thứ 2 trên thế giới

Mai Nhung

Writer
Tỉ phú Elon Musk cho biết công ty Neuralink (Mỹ) thực hiện ca cấy ghép chip vào não thành công cho bệnh nhân thứ 2 trên thế giới, cho phép người bị liệt sử dụng các thiết bị kỹ thuật số chỉ bằng cách suy nghĩ.

-800-0-b984f871641f4c86e4233e21f689c819_webp_75.jpg

Chia sẻ trong một đoạn video kéo dài 8 tiếng gần đây, tỉ phú Musk cho biết người tham gia thứ 2 bị thương tủy và bị liệt trong một tai nạn. Ông Musk cho biết 400 điện cực cấy ghép trên não của bệnh nhân thứ 2 đang hoạt động. Neuralink trên trang web của mình tuyên bố rằng ca cấy ghép của họ sử dụng 1.024 điện cực.

"Tôi không muốn làm hỏng chuyện nhưng có vẻ như mọi chuyện diễn ra cực kỳ tốt đẹp với ca cấy ghép thứ 2. Có rất nhiều tín hiệu, rất nhiều điện cực. Mọi thứ đang hoạt động rất tốt", theo ông Musk.

Tỉ phú Musk không tiết lộ thời điểm Neuralink thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân thứ 2. Dự kiến, Neuralink sẽ tiến hành cấy thiết bị chip não cho 8 bệnh nhân nữa trong năm nay như một phần của quá trình thử nghiệm lâm sàng.

Cách đây một tháng, Neuralink đã lên kế hoạch thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép chip não lên bệnh nhân thứ 2, nhưng kế hoạch đã bị hủy bỏ do các vấn đề về y tế. Ca phẫu thuật sau đó đã diễn ra âm thầm và chỉ được biết đến khi Elon Musk tiết lộ trong bài phỏng vấn.

cay-chip.jpeg_75.jpg

Theo The Guardian ngày 4.8, Neuralink đang trong quá trình thử nghiệm thiết bị được thiết kế để giúp những người bị chấn thương tủy sống. Trước đó, công cụ này cho phép bệnh nhân đầu tiên chơi trò chơi điện tử, lướt mạng, đăng bài trên phương tiện truyền thông xã hội và di chuyển con trỏ trên máy tính xách tay của mình.

Tham gia buổi phỏng vấn với Elon Musk còn có Matthew MacDougall, bác sĩ phẫu thuật thần kinh trưởng của Neuralink. Bác sĩ này cho biết ca phẫu thuật cấy ghép chip não của Neuralink được thực hiện bằng robot tự động, giúp mở ra kỷ nguyên robot có thể tiến hành phẫu thuật cho con người.

"Chúng ta đang ở bình minh của kỷ nguyên AI, nơi robot có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực", MacDougall chia sẻ. Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng thừa nhận robot của Neuralink vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để có thể hoạt động tốt như một bác sĩ phẫu thuật thực thụ.

Trước đó, anh Noland Arbaugh (29 tuổi) là bệnh nhân đầu tiên trải qua cuộc phẫu thuật gắn chip Neuralink vào não hồi tháng 1. Theo đó, anh Noland chỉ cần suy nghĩ về những gì anh muốn làm trên màn hình máy tính và thiết bị sẽ biến điều đó thành hiện thực. Bệnh nhân này cho biết thiết bị này đã mang lại cho anh sự độc lập và giảm bớt sự phụ thuộc vào người chăm sóc.

2195670_0b626e315b99d8a0cab60592f078e9c9_png_75.jpg

Tuy nhiên, tiến trình này không hoàn toàn suôn sẻ khi chức năng của thiết bị bắt đầu yếu và một số sợi dây ghi tín hiệu thần kinh của con chip bị rút khỏi não. Neuralink cho biết công ty đã khôi phục khả năng theo dõi tín hiệu não của anh Arbaugh bằng cách thực hiện các thay đổi như sửa đổi thuật toán để nhạy hơn.

Anh Arbaugh sau đó đã đạt kỷ lục thế giới về tốc độ điều khiển con trỏ chỉ bằng suy nghĩ với chỉ khoảng 10% - 15% điện cực hoạt động, ông Musk cho biết.

Sau khi Nolan được cấy ghép con chip do Neuralink phát triển vào não, cuộc đời của anh đã thay đổi và Nolan đã thực hiện được những điều mà tưởng chừng anh sẽ không bao giờ làm được ở hoàn cảnh hiện tại, bao gồm khả năng điều khiển con trỏ chuột, chơi game trên máy tính hay đăng bài lên mạng xã hội… tất cả đều được thực hiện chỉ bằng ý nghĩ của anh.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top