Công việc của bác sĩ tâm thần là gì? Bác sĩ tâm thần khác chuyên gia tâm lý như thế nào? - Phần 2

So với bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý tập trung vào các yếu tố môi trường, văn hóa, xã hội nhiều hơn là yếu tố sinh học. Họ giúp xác định các khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực và các vùng chức năng não khác có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cảm xúc và hành vi của bạn, cùng với các yếu tố gây căng thẳng then chốt trong cuộc sống hoặc môi trường có vai trò quan trọng. Thông thường, các chuyên gia tâm lý dùng trị liệu để xác định và điều trị các triệu chứng sức khỏe tâm thần. Họ cũng đóng vai nhà tư vấn với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác hoặc tham gia nghiên cứu các phương pháp trị liệu cho các chương trình điều trị.
Công việc của bác sĩ tâm thần là gì? Bác sĩ tâm thần khác chuyên gia tâm lý như thế nào? - Phần 2

Những khác biệt trong nghiệp vụ của bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý

Bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý làm việc trong nhiều môi trường sức khỏe giống nhau: các phòng khám sức khỏe tâm thần, phòng khám tư, các chương trình phục hồi, trường học... Các chuyên gia tâm lý điều trị các triệu chứng sức khỏe tâm thần bằng liệu pháp trò chuyện (talk therapy), đem lại một không gian để chia sẻ với bạn những nỗi đau cảm xúc và triệu chứng sức khỏe tâm thần mà bạn đã trải nghiệm qua các buổi làm việc. Các nhà tâm lý có thể cung cấp sự định hướng và hỗ trợ bằng sự hiểu biết các triệu chứng này và dạy bạn các kỹ năng đối phó để định hướng chúng. Liệu pháp trò chuyện có thể có nhiều hình thức khác nhau: một-một, theo cặp, gia đình, nhóm. Có thể bạn cũng đã nghe qua liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy-CBT), một trong những hình thức phổ biến nhất của liệu pháp trò chuyện. CBT giúp đỡ người tham gia trị liệu học và thực hành các kỹ năng cụ thể để vượt qua những cảm xúc không mong muốn và các khuôn mẫu suy nghĩ tiêu cực. Và còn nhiều hình thức trị liệu khác.
Công việc của bác sĩ tâm thần là gì? Bác sĩ tâm thần khác chuyên gia tâm lý như thế nào? - Phần 2
(Ảnh: Amwell) Các nhà tâm lý có thể chuyên sâu về một trong các lĩnh vực, phương pháp sau: - tâm lý con người - tâm lý trẻ em - liệu pháp tâm động học - liệu pháp tập trung cảm xúc - liệu pháp nghệ thuật - những cách tiếp cận dựa trên liệu pháp thực hành tỉnh thức (mindfulness-based therapy) - liệu pháp tinh thần hóa - liệu pháp lược đồ Các nhà tâm lý làm việc với trẻ em cũng sẽ đánh giá các năng lực học tập, kỹ năng tư duy của chúng và cung cấp những phương pháp đặc thù phù hợp với trẻ em, ví dụ như liệu pháp trò chơi. Một nhà tâm lý có thể chẩn đoán các tình trạng sức khỏe tâm thần qua phỏng vấn và các quan sát mà họ thực hiện trong liệu pháp. Tùy thuộc vào chuyên môn đào tạo mà họ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm tâm lý học thần kinh xem xét những thứ như năng lực đọc và trí nhớ để đánh giá khả năng nhận thức của một ai đó. Dù vậy, tại hầu hết các bang ở Mỹ, các nhà tâm lý không thể kê đơn thuốc hoặc ghi y lệnh làm các xét nghiệm để loại trừ các tình trạng y khoa. Nếu họ cho rằng thuốc có thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng, họ có thể chuyển bạn tới bác sĩ tâm thần trong khi vẫn tiếp tục cung cấp trị liệu cho bạn. Tại Mỹ, chỉ có vài bang sau cho phép nhà tâm lý có các chứng chỉ bổ sung được kê đơn thuốc: Idaho, Iowa, Illinoise, Lousiana, New Mexico. Ngoài ra, các nhà tâm lý cũng có thể kê đơn thuốc nếu họ làm việc trong quân đội, đảo Guam (một lãnh thổ hải ngoại của Mỹ), Dịch vụ Y tế bản địa Mỹ (Indian Health Service, cơ quan phụ trách hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người bản địa Mỹ và bản địa Alaska).

Những khác biệt trong giáo dục

Các bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý cũng có những yêu cầu đào tạo và nền tảng giáo dục khác nhau. Các nhà tâm lý hoàn thành bậc thạc sĩ và đào tạo bậc tiến sĩ để lấy được một trong hai bằng PhD (tiến sĩ) hoặc PsyD (tiến sĩ tâm lý-doctor of psychology). Thời gian học các bằng này khoảng 4-6 năm. Khi đã có bằng, các nhà tâm lý cần hoàn thành thêm 1-2 năm đào tạo thực hành lâm sàng và thi đậu kỳ thi lấy chứng nhận cấp bang mới được cung cấp dịch vụ trị liệu. Ở các bang mà nhà tâm lý được kê đơn thuốc đã nêu trên, họ cần hoàn thành khóa đào tạo và vượt qua một kỳ thi về tâm sinh lý lâm sàng, cộng thêm các giờ thực hành bổ sung. Các nhà tâm lý cũng có thể theo đuổi đào tạo chuyên sâu về: - tâm lý học lâm sàng - tâm lý học lão hóa - tâm lý thần kinh học - phân tâm học - tâm lý học pháp lý - tâm lý học người lớn và trẻ em. Dù vậy, một nhà tâm lý không nhất thiết phải trở thành chuyên gia trị liệu. Nhiều người chọn xây dựng sự nghiệp trong giáo dục, nghiên cứu, luật và doanh nghiệp nhiều hơn là môi trường lâm sàng của họ.

Lựa chọn đúng người: bác sĩ tâm thần hay chuyên gia tâm lý

Thông thường, những triệu chứng và tình trạng cụ thể của bạn có thể định hướng cho việc tìm kiếm. Nếu bạn đang trải qua một thời gian khó khăn hoặc muốn hiểu rõ hơn suy nghĩ và hành vi của mình, nhà tâm lý có thể là một lựa chọn tốt. Bạn cũng có thể thích hỏi ý kiến một nhà tâm lý nếu bạn muốn điều trị các triệu chứng bằng liệu pháp tâm lý thay vì kết hợp trị liệu và thuốc. Bạn chỉ cần biết rằng các nhà tâm lý có thể đề nghị bạn liên lạc với bác sĩ tâm thần nếu họ nghĩ rằng các triệu chứng của bạn có thể không cải thiện nếu chỉ áp dụng duy nhất phương pháp trị liệu.
Công việc của bác sĩ tâm thần là gì? Bác sĩ tâm thần khác chuyên gia tâm lý như thế nào? - Phần 2
Bác sĩ tâm thần có thể là lựa chọn tốt hơn nếu bạn có những mối lo ngại sức khỏe tâm thần phức tạp hơn cần đến thuốc, bao gồm: trầm cảm nghiêm trọng, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt. Các bác sĩ tâm thần cũng có thể cung cấp những đề nghị chữa trị bổ sung khi các liệu pháp không đem lại nhiều tiến triển. Hãy nhớ rằng các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể đề nghị kết hợp dùng thuốc và trị liệu để chữa các triệu chứng của nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến bao gồm trầm cảm và sợ hãi. Nếu trị liệu dường như không có nhiều tác dụng, tiếp xúc với một bác sĩ tâm thần có thể đáng giá hơn – thuốc có thể làm nên nhiều sự khác biệt hơn trong các triệu chứng của bạn. Thông thường, bác sĩ tâm thần không cung cấp trị liệu trò chuyện. Nếu bạn liên lạc với bác sĩ tâm thần trước, có khả năng họ sẽ khuyến khích bạn làm việc song song với một chuyên gia trị liệu. Họ có thể cho bạn một cái tên tham khảo hoặc kết nối bạn với các nguồn lực để tìm được chuyên gia trị liệu thích hợp. Dù bạn chọn gặp chuyên gia nào, hãy luôn đảm bảo chuyên gia đó có những tiêu chí sau: - Kinh nghiệm chữa trị loại bệnh sức khỏe tâm thần của bạn - Phong cách và phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái. Việc “săn lùng” cho tới khi tìm được chuyên gia mà bạn cảm thấy phù hợp cũng tốt. - Có đủ lịch mở để bạn có thể lên lịch các buổi làm việc định kỳ.

Tìm kiếm lựa chọn điều trị cho trẻ em

Công việc của bác sĩ tâm thần là gì? Bác sĩ tâm thần khác chuyên gia tâm lý như thế nào? - Phần 2
Nhà tâm lý có thể cung cấp thêm thông tin về các lựa chọn trị liệu khác nhau bao gồm trị liệu trò chơi, phân tích hành vi ứng dụng, hoặc trị liệu cam kết và chấp nhận. Bạn cũng có thể tìm gặp bác sĩ tâm thần nếu con bạn có những triệu chứng tâm thần phức tạp hơn, bao gồm các dấu hiệu rối loạn thần kinh, rối loạn lưỡng cực, rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD.

Tóm lại

Cả bác sĩ tâm thần và nhà tâm lý đều có vai trò quan trọng trong chăm sóc và điều trị sức khỏe tâm thần, tuy nhiên họ sử dụng những phương pháp khác nhau để chẩn đoán và chữa trị các tình trạng sức khỏe tâm thần. Nhà tâm lý học có thể giúp bạn giải quyết các triệu chứng bằng liệu pháp tâm lý và dạy bạn các kỹ năng đối phó, còn bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc và các phương pháp điều trị khác để làm giảm triệu chứng. Bạn không chắc chắn mình cần loại hỗ trợ nào? Cả hai chuyên gia đều có thể cho bạn một định hướng bằng cách tìm hiểu các triệu chứng quan sát được, các nguyên nhân có thể và giúp bạn các bước đi kế tiếp để giảm bớt nỗi đau, dù điều đó có nghĩa là chính họ sẽ chữa trị cho bạn hay họ sẽ chuyển bạn tới ai đó có thể đem lại sự hỗ trợ hiệu quả hơn.

>>> Công việc của bác sĩ tâm thần là gì? Bác sĩ tâm thần khác chuyên gia tâm lý như thế nào? - Phần 1

Nguồn: Healthline
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top