thuha19051234
Pearl
Những sinh vật này được ví von với chiếc bàn chải nhà vệ sinh, nằm rải rác dọc theo đáy biển khoảng 500 triệu năm trước, gần khu vực ngày nay là Tây Nam Trung Quốc.
Không chỉ vậy, "chiếc chổi vệ sinh" này còn có đôi mắt lồi nhấp nhô phần đầu, một cặp phần phụ giống như cánh tay cùng phần vây hai bên cứng nhọn, kéo dài đến đuôi. Đó chính là hình dạng của một loài động vật kỳ dị mới, được mô tả sống trong kỷ Cambri (541 triệu đến 485,4 triệu năm trước).
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch gần như hoàn chỉnh vào năm 1990 tại Chengjiang Lagerstatte, một địa điểm thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hóa thạch này thuộc về những cá thể con non có chiều dài khoảng 15 cm và rộng khoảng 5 cm. Chúng là một nhóm động vật chân đốt cổ đại sống ở đại dương, đã tuyệt chủng và được gọi là Radiodonta.
Hóa thạch loài cua kỳ dị
Ban đầu, các nhà nghiên cứu xác định con vật kỳ quặc này là một loài chân đốt từng được biết đến trước đây. Tuy nhiên, cặp chi gai phía trước của hóa thạch - được gọi là phần phụ của động vật có gai - lại khác với những động vật chân đốt khác.
Họ đặt tên cho loài kỳ lạ là Innovatiocaris maotianshanensis, với tên chi bắt nguồn từ các từ tiếng Latinh: "innovation" - sự đổi mới và "crab" - cua và tên loài liên quan đến Maotianshan, địa điểm ở Chengjiang nơi phát hiện hóa thạch.
Khi còn sống, loài này là một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất đại dương, cũng là một trong những loài săn mồi khổng lồ lâu đời nhất trên Trái đất. Chúng thống trị hệ sinh thái biển vào đầu kỷ Cambri khoảng 520 triệu năm trước.
Vẻ ngoài đáng sợ của "kẻ săn mồi" dại dương
Bên cạnh tầm quan trọng về mặt sinh thái, Radiodonta có một hình thái rất kỳ lạ, khiến giới khoa học bối rối trong hơn một thế kỷ kể từ khi phát hiện hóa thạch đầu tiên của chúng vào những năm 1880. Hình dạng kỳ lạ đến nỗi trong nhiều thập kỷ, các bộ phận cơ thể biệt lập được các nhà cổ sinh vật học xác định thuộc nhiều nhóm động vật khác nhau.
Về loài cua kỳ dị nói trên, phần phụ có gai nhọn biểu thị sự săn mồi của những con mồi tương đối lớn, đôi mắt lớn gợi ý rằng nó tầm nhìn tốt. Phần vây dọc thân có thể được sử dụng nhằm thở và bơi lội, trong khi cấu trúc đuôi giúp quay và cơ động. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể này khiến con vật này trở thành một kẻ săn mồi đáng sợ.
>>>Bộ não hóa thạch đã nửa tỷ năm tuổi khiến giới khoa học trầm trồ có gì đặc biệt?
Nguồn sciencealert
Không chỉ vậy, "chiếc chổi vệ sinh" này còn có đôi mắt lồi nhấp nhô phần đầu, một cặp phần phụ giống như cánh tay cùng phần vây hai bên cứng nhọn, kéo dài đến đuôi. Đó chính là hình dạng của một loài động vật kỳ dị mới, được mô tả sống trong kỷ Cambri (541 triệu đến 485,4 triệu năm trước).
Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch gần như hoàn chỉnh vào năm 1990 tại Chengjiang Lagerstatte, một địa điểm thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hóa thạch này thuộc về những cá thể con non có chiều dài khoảng 15 cm và rộng khoảng 5 cm. Chúng là một nhóm động vật chân đốt cổ đại sống ở đại dương, đã tuyệt chủng và được gọi là Radiodonta.
Ban đầu, các nhà nghiên cứu xác định con vật kỳ quặc này là một loài chân đốt từng được biết đến trước đây. Tuy nhiên, cặp chi gai phía trước của hóa thạch - được gọi là phần phụ của động vật có gai - lại khác với những động vật chân đốt khác.
Họ đặt tên cho loài kỳ lạ là Innovatiocaris maotianshanensis, với tên chi bắt nguồn từ các từ tiếng Latinh: "innovation" - sự đổi mới và "crab" - cua và tên loài liên quan đến Maotianshan, địa điểm ở Chengjiang nơi phát hiện hóa thạch.
Khi còn sống, loài này là một trong những kẻ săn mồi đáng sợ nhất đại dương, cũng là một trong những loài săn mồi khổng lồ lâu đời nhất trên Trái đất. Chúng thống trị hệ sinh thái biển vào đầu kỷ Cambri khoảng 520 triệu năm trước.
Bên cạnh tầm quan trọng về mặt sinh thái, Radiodonta có một hình thái rất kỳ lạ, khiến giới khoa học bối rối trong hơn một thế kỷ kể từ khi phát hiện hóa thạch đầu tiên của chúng vào những năm 1880. Hình dạng kỳ lạ đến nỗi trong nhiều thập kỷ, các bộ phận cơ thể biệt lập được các nhà cổ sinh vật học xác định thuộc nhiều nhóm động vật khác nhau.
Về loài cua kỳ dị nói trên, phần phụ có gai nhọn biểu thị sự săn mồi của những con mồi tương đối lớn, đôi mắt lớn gợi ý rằng nó tầm nhìn tốt. Phần vây dọc thân có thể được sử dụng nhằm thở và bơi lội, trong khi cấu trúc đuôi giúp quay và cơ động. Nhìn chung, cấu trúc cơ thể này khiến con vật này trở thành một kẻ săn mồi đáng sợ.
>>>Bộ não hóa thạch đã nửa tỷ năm tuổi khiến giới khoa học trầm trồ có gì đặc biệt?
Nguồn sciencealert