Cục diện chiến trường có thay đổi khi Ukraine có xe tăng hạng nặng?

Với giới nghiên cứu quân sự tôi là “người ngoại đạo”, nhưng tôi có sự trải nghiệm của người lính qua chiến tranh, có hiểu biết đôi chút về các loại vũ khí mà Mỹ đưa vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây. Nay nghe tin Mỹ và các nước châu Âu viện trợ xe tăng hạng nặng cho Ukraine nhằm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, mạo muội “vũ khí luận” một chút: Liệu phương tiện bọc thép hiện đại hơn này có làm cho quân đội Ukraine mạnh hơn, xoay chuyển cục diện chiến trường? 1. Các hãng thông tấn đưa tin về tương quan lực lượng xe tăng của Nga và Ukraine tham gia cuộc chiến rất khác nhau, nhưng nguồn tin của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có lẽ đáng tin hơn cả: Quân đội Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine với 3.000 xe tăng, trong khi Ukraine chỉ có 982 chiếc. Tính đến ngày 24/1/2023, Nga đã mất 1.642 chiếc, Ukraine mất 449 chiếc. Chỉ một thời gian ngắn sau khi cuộc chiến tranh Nga- Ukraine nổ ra (24/2/2022) thì Ba Lan, Slovakia, CH Czech, Bắc Macedonia và Hà Lan đã chuyển cho Ukraine thêm 450 xe tăng được hiện đại hóa, chủ yếu là T-72 của Liên Xô cũ. Do số xe tăng bị thiệt hại trên chiến trường khá nhiều và thua kém xe tăng loại mới của Nga nên ông Zelensky, Tổng thống Ukraine, khẩn nài Mỹ: “Giúp Ukraine là một cuộc đầu tư ít tốn kém nhất. Thiêu rụi sức mạnh quân sự của nước Nga mà chỉ tốn mấy phần trăm ngân sách quốc phòng Mỹ”. “Trăm lời cám ơn không bằng trăm chiếc xe tăng”. Ông Zelensky thường khẳng định, xe tăng có thể tạo ra khác biệt, sẽ giúp đẩy lùi Nga khỏi lãnh thổ Ukraine và trao quyền chủ động cho chúng tôi. Ông xin Mỹ, châu Âu cung cấp xe tăng hạng nặng. Ba Lan-nước hưởng ứng đầu tiên và có sáng kiến lập ra “Liên minh góp xe tăng viện trợ Ukraine”. Sau những cân nhắc, cuối cùng Mỹ và các nước châu Âu đồng ý cấp các loại xe tăng hạng nặng cho nước này. Tới cuối tháng 1-2023 đã có 12 quốc gia nhập vào Liên minh trên. Tổng thống Zelensky hớn hở xác nhận như vậy. Tổng số xe tăng hạng nặng mà các nước cam kết viện trợ cho Ukraine lên tới 321 chiếc. Chẳng hạn như Mỹ, cam kết cung cấp cho Ukraine 31 xe tăng M1 Abrams, Đức đồng ý chuyển 14 xe tăng Leopard 2, Anh cam kết cung cấp 14 xe tăng Challenger 2, Pháp thông báo cấp xe bọc thép hạng nhẹ AMX 10RC, Ba Lan sẵn sàng chuyển thêm 60 xe tăng đã được hiện đại hóa cùng 14 chiếc Leopard 2.
Cục diện chiến trường có thay đổi khi Ukraine có xe tăng hạng nặng?
Xe tăng M1 Abrams của Mỹ Các loại xe bọc thép mới mà Ukraine sẽ nhận được có những đặc điểm gì? Xin điểm qua vài loại: - M1 Abrams là xe tăng chủ lực thế hệ thứ 3 của Mỹ, nặng 70 tấn, được đặt theo tên tướng C. Williams Abrams Jr, có thời gian chỉ huy quân đội Mỹ tại chiến trường miền Nam nước ta. Thời kỳ 1972-1974, ông là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ. Tháp pháo và thân xe được bảo vệ bằng giáp đặc biệt đạn khó xuyên thủng. Xe có hệ thống điều khiển, tính toán công nghệ cao. Súng cối của xe có thể bắn thủng xe đối phương có lớp giáp rất dày. Xe trưởng được trang bị 6 kính quan sát 360 độ, tự động quét khu vực, tự động chuyển thông tin về mục tiêu cho xạ thủ và một hệ thống điều khiển hỏa lực dự phòng cho phép xe trưởng sử dụng pháo chính. Thiết bị quan sát hồng ngoại độc lập, quan sát ngày đêm độc lập với xạ thủ, so với các loại thiết bị quan sát khác là “rất ổn định”. - Leopard 2 là loại xe nhiều lớp giáp bảo vệ, lớp giáp trước có khả năng chống các hỏa tiễn chống tăng. Xe có 4 súng cối 76 mm đặt hai bên tháp và có thể bắn phát một hoặc liên tiếp, các pháo nòng trơn 120 mm, đạn chống tăng DM33 của Đức, có thể xuyên thủng lớp giáp thép 560 mm (22 in) trong phạm vi 2000m. 27 viên đạn chính để trong khoang chứa đặc biệt, 15 viên đạn bổ sung được lưu giữ trong thùng đạn ở tháp pháo. Nếu các khoang trữ đạn bị bắn, mái tháp pháo tự mở để kíp lái thoát ra ngoài. Các bộ điều khiển hỏa lực có khả năng cung cấp ba mục tiêu trong khoảng 4 giây.
Cục diện chiến trường có thay đổi khi Ukraine có xe tăng hạng nặng?
Xe tăng Leopard 2 của Đức - Xe Challenger 2 - “con quái vật đáng sợ”. Nó to hơn nhiều so với xe tăng của Liên Xô cũ. Xe có kíp lái 4 người, có thể bắn nhiều loại đạn xe tăng 120 mm tiêu chuẩn khối NATO, tháp pháo và thân xe được bảo vệ bằng giáp đặc biệt đạn khó xuyên thủng. Challenger 2 đã từng bắn hạ một xe tăng của Irac ở cự ly 4 km, và đây là khoảng cách xa kỷ lục. - AMX 10RC, là xe tăng hạng nhẹ của Pháp, thực chất là phương tiện trinh sát bọc thép, lớp giáp mỏng của xe chỉ có thể bảo vệ được trước các loại vũ khí nhỏ. Xe được trang bị pháo 105mm, với 6 bánh lốp, AMX-10RC có thể di chuyển nhanh trên địa hình bằng phẳng, ít phải bảo dưỡng hơn so với một số phương tiện hạng nặng có bánh xích như xe Abrams nặng 70 tấn. 2. Xe tăng càng hiện đại thì càng khó sử dụng, đòi hỏi kíp lái cũng phải được huấn luyện một thời gian dài, ít là 2 tháng, nhiều là 1 năm. Khi đã có xe tăng lại phải lo nguồn nhiên liệu, phương tiện, lực lượng để bảo trì, vị trí bảo trì, sửa chữa phải đặt xa chiến trường ít là trăm, nhiều là cả nghìn cây số. Những loại xe tăng trên chưa phải là “nhất”. Mỹ và các đồng minh còn có loại xe tăng hiện đại hơn, dù Tổng thống Zelensky có nài nỉ mấy cũng không cho, vì bài học “bí mật công nghệ” vẫn còn đó. Năm 1999, một chiếc máy bay “tàng hình” F-117 Nighthawk của Mỹ bị bắn rơi tại chiến trường Kosovo. Máy bay có khả năng tàng hình vì bên ngoài được sơn một chất đặc biệt khiến radar không phát hiện được. Trung quốc đã tìm cách mua một mảnh của chiếc F-117, đem về tìm hiểu chất liệu bí mật trên. Chỉ 2 năm sau, đầu năm 2011, hãng AP đưa tin: Trung quốc đã chế tạo được những chiến đấu cơ tàng hình J-20 nhờ nghiên cứu các mảnh máy bay F-117 bị hạ này. Nay, nếu chẳng may loại xe tăng hiện đại nhất bị quân Nga túm được trên chiến trường Ukraine thì chỉ là cơ hội tốt để Nga lấy được những bí mật công nghệ.
Cục diện chiến trường có thay đổi khi Ukraine có xe tăng hạng nặng?
Xe tăng Uran-9 của Nga Và ngay cả những loại xe tăng vừa kể trên, không phải là có nhiều, chẳng hạn như Anh, có khoảng 200 chiếc Challenger 2, mà không ít trong số đó đang trong giai đoạn “trùng tu” và “hiện đại hóa”. Pháp có xe tăng hạng nặng Leclerc, với số lượng tương tự như của Anh, nhưng không cho Ukraine, nếu nài nỷ lắm thì Pháp cũng chỉ cho không quá 10 chiếc. Khi thực hiện một cuộc tấn công để chọc thủng phòng tuyến của đối phương và chiếm lại lãnh thổ, xe tăng là yếu tố quan trọng. Một lữ đoàn xe tăng thường có 70 chiếc, 321 xe tăng hạng nặng mà các nước viện trợ cho Ukraine đủ cho gần 5 lữ đoàn - một con số không hề nhỏ. Nhưng Lữ xe tăng này là sự ô hợp, mỗi loại sử dụng một công nghệ khác nhau, sự pha trộn thể loại này đặt ra vấn đề kỹ thuật và hậu cần to lớn để bảo trì, và càng rắc rối về phối hợp tác chiến. Vì vậy, nếu có xe tăng hạng nặng Ukraine cũng khó có thể “tạo ra sự khác biệt lớn” trên chiến trường, sẽ không phải là thứ thay đổi cuộc chơi ngay lập tức. Đó là chưa kể lực lượng xe tăng của Nga đông hơn nhiều và có loại hiện đại còn hơn xe của Mỹ và các nước đồng minh viện trợ cho Ukraine. Chính thế, nhiều tờ báo lớn của phương Tây tỏ ra hoài nghi sức mạnh loại vũ khí hạng nặng này. Lịch sử quân sự cho thấy, chỉ việc sử dụng xe tăng chưa đủ để thắng trận. Trước tiên vẫn cần sự hỗ trợ của pháo binh để làm suy yếu lực lượng phòng thủ của đối phương, sau đó là cần sự hỗ trợ của bộ binh để bảo vệ các khu vực đã chiếm lại. Ukraine được Mỹ và đồng minh viện trợ cho tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tự hành HIMARS được xem là yếu tố có thể thay đổi cục diện chiến trường Ukraine, nhưng thực tế đã chứng minh. 3. Vũ khí trang bị có vai trò rất quan trọng trong một cuộc chiến, là phương tiện để vô hiệu hóa đối phương nhanh và hiệu quả trên chiến trường. Đặc biệt, đối với vũ khí công nghệ cao, nếu được dùng đúng thời điểm, phát huy hết tính năng, kỹ-chiến thuật thì sự hủy diệt, sức tàn phá và sát thương rất kinh khủng. Nhưng thực tiễn đã chỉ ra rằng, sở hữu vũ khí công nghệ cao chỉ là một phần tạo nên sức mạnh tổng hợp trong chiến đấu. Sức mạnh ấy phải được kết hợp hài hòa, linh hoạt và sáng tạo của các yếu tố: con người, vũ khí trang bị, nghệ thuật quân sự... Trong đó, con người là yếu tố quyết định kết quả trận đánh. Chính sự quyết tâm, lòng trung thành, dám đánh, quyết đánh, sẵn sàng đổi mạng sống để giành lấy độc lập dân tộc cùng với tố chất thông minh, sáng tạo trong đánh giặc của quân và dân mới là sức mạnh to lớn nhất, quyết định nhất, không có loại vũ khí nào có thể chống lại được. Trong chiến tranh chống thực dân Pháp và Mỹ, quân và dân ta ban đầu chỉ có những loại vũ khí thô sơ: giáo, mác, gậy tầm vông, súng kíp…, nhưng với quyết tâm sắt đá giành độc lập dân tộc, cuối cùng, chúng ta đã chiến thắng “hai đế quốc to” có vũ khí tối tân. Một minh chứng khác, trong cuộc chiến tranh ở Irac, Tổng thống Saddam Hussein đã trang bị súng ống, đạn dược rất hiện đại cho lính, thậm chí đến cả người dân, nhưng khi quân khối NATO đánh đòn phủ đầu thì đã thấy sự tháo chạy thục mạng của quân và dân Iraq, bỏ lại trên đường phố nhiều loại vũ khí, trang bị hiện đại. Cuối cùng chính quyền Saddam Hussein phải chấp nhận thất bại, bị lật đổ hoàn toàn...

Soi vào cuộc chiến Nga- Ukraine, thấy yếu tố con người và chiến thuật quân sự thế nào?​

Nga được coi là cường quốc quân sự, có thể đè bẹp Ukraine vỏn vẹn vài ngày. Nhưng 6 sáu tuần kể từ ngày phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt”, quân đội Nga bị thất bại trong chiến thuật đánh chớp nhoáng Ucraine, và buộc phải thay đổi chiến thuật. Dù thay đổi chiến thuật, Nga vẫn không xoay chuyển được sức mạnh từ ý chí, lòng dũng cảm của đối phương. Cả hai bên đều có quyết tâm cao. Giờ đây cuộc chiến Nga- Ukraine không chỉ đơn thuần là cuộc chiến quân sự, kinh tế, còn là một cuộc chiến về ý thức hệ và văn hóa. Quá khứ hào hùng của nước Nga chiến thắng phát xít Đức đã tạo nên tinh thần dân tộc cao độ. Nga không lùi bước, không bao giờ chịu khuất phục phương Tây trong cuộc “chiến tranh ủy nhiệm” ở Ucraine. Lòng tự hào, tự tôn dân tộc ấy được thổi vào từng người lính, họ sẵn sàng hy sinh để bảo vệ “từng tấc đất của Tổ quốc”. Ngược lại, người lính Ukraine cũng có lòng tự tôn dân tộc, lòng dũng cảm không kém. Những cỗ xe tăng, các loại xe đều được sơn chữ “Z”- chữ đầu tên Tổng thống Volodymyr Zelensky, bản thân ông có nhiều hành động dũng cảm nêu gương. Giới tình báo còn lan truyền câu chuyện, tháng 11-2021, Mỹ đã khuyến cáo ông, chắc chắn Putin sẽ đánh và chiếm được Kyev trong vài ngày, và bắt sống ông, nên đưa kế hoạch giải cứu ông và các nhà lãnh đạo Ukraine ra khỏi thủ đô Kyev. Nhưng Zelensky can đảm ở lại, thề sống chết với thủ đô, tiếp tục lãnh đạo cuộc chiến đấu. Người dân Ukraine đã thể hiện tinh thần đoàn kết trước khó khăn, nhiều người tình nguyện cầm súng ra tiền tuyến. Có người dân Ukraine dám đứng đầu xe tăng của Nga để chặn lại. Shakun, lính thủy đánh bộ Ukraine, kích nổ bãi mìn, tự cho nổ tung mình và cây cầu để chặn đà tiến của quân đội Nga ở nam Ukraine. Chuẩn bị tốt, am hiểu thực địa và đoàn kết được cho là những lý do quan trọng giúp lực lượng Ukraine đứng vững trước các đợt tiến công của Nga cho đến hôm nay. Và cuộc chiến Nga- Ukraine chắc còn kéo dài, dù ưu thế thuộc về Nga. ĐĂNG NGỌC
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Dù U cà có nhận được viện trợ bao nhiêu nữa, cuối cùng nước Nga vãn giành lại được lãnh thổ trước kia của mình, dù phải hy sinh nhiều hơn, thời gian lâu hơn. Nước mỹ lại sa lầy trong cuộc chiến này, NATO chắc cũng chẳng thể tiếp tế mãi được.
 
Chưa nói về tính đúng đăn hay ko nhưng "Những cỗ xe tăng, các loại xe đều được sơn chữ “Z”- chữ đầu tên Tổng thống Volodymyr Zelensky, bản thân ông có nhiều hành động dũng cảm nêu gương." của tác giả là sai hoàn toàn. Z là dành cho lực lượng của Nga nhé! nên tìm hiểu kỹ hơn trước khi viết bài. Thận gửi!
 
Viện IISS của Anh, con số coi như không ý nghĩa. Mossad của Israel trung lập đã thống kê tỷ lệ thương vong Ukraine - Nga là 7:1, mất xe cơ giới là 10:1 Đức bị gài đưa xe tăng đưa xe tăng vào, sau khi Leopard mất hết danh tiếng thì châu Âu tràn ngập Abram, mãi không thoát sự phụ thuộc Mỹ.
 
Thành viên mới đăng
Top