caovietanh792012
Pearl
Trong nhiều năm, Abu Dhabi - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất lo ngại các quốc gia khác đang "cướp" một trong những nguồn nước quan trọng của quốc gia này. Nhưng đó không phải từ một con đập ở thượng nguồn hay tầng chứa nước.
Vào năm 2018, trong bối cảnh hạn hán khắc nghiệt và nhiệt độ tăng cao, một số quan chức cấp cao kết luận rằng ai đó đang lấy cắp nước của họ từ những đám mây. Tướng Gholam Reza Jalali, một quan chức cấp cao trong Quân đoàn Vệ binh Cách mạng hùng mạnh của đất nước, cho biết trong một bài phát biểu tại thời điểm đó: “Israel và một nước khác đang nỗ lực để làm cho những đám mây ở Iran không chuyển thành mưa”.
Quốc gia giấu tên được cho là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đã triển khai một chương trình gieo mây đầy tham vọng, bằng cách rải hóa chất lên các các đám mây nhằm cố gắng tạo ra mưa.
Nhân viên tại trung tâm Khí tượng và Địa chấn UAE theo dõi dữ liệu về chuyển động của đám mây trong khu vực.
Những nghi ngờ của Iran không có gì đáng ngạc nhiên, vì mối quan hệ căng thẳng của nước này với hầu hết các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư. Nhưng mục đích thực sự của những nỗ lực này không phải là ăn cắp nước, mà chỉ đơn giản là cố gắng tạo ra mưa trên những vùng đất khô cằn. Khi Trung Đông và Bắc Phi khô cạn, các quốc gia trong khu vực đã bắt tay vào cuộc chạy đua để phát triển các hóa chất và kỹ thuật mà họ hy vọng sẽ cho phép những đám mây biến thành mưa, thay vì trôi nổi trên đầu.
Theo thống kê, có 12 trong số 19 quốc gia trong khu vực có lượng mưa trung bình dưới 250mm/ năm, giảm 20% trong 30 năm qua. Chính phủ của các nước này dần đang tuyệt vọng và gieo mây được coi là cách nhanh chóng để giải quyết vấn đề. Bất chấp câu hỏi về việc liệu kỹ thuật có tạo ra đủ lượng mưa đáng để bỏ công sức và chi phí hay không, UAE và các quốc gia khác trong khu vực vẫn bơm hàng trăm triệu USD vào nỗ lực này.
Morocco, Ethiopia đã có chương trình gieo mây và Iran cũng vậy. Saudi Arabia cũng mới bắt đầu chương trình ở quy mô lớn, trong khi các quốc gia khác ở Trung Đông và Bắc Phi đang xem xét biện pháp này.
Tại Châu Á, Trung Quốc cũng đang có mục tiêu triển khai chương trình tham vọng nhất thế giới, nhằm thúc đẩy mưa hoặc ngăn chặn mưa đá trên một nửa diện tích đất nước. Mới đây, trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục, Bắc Kinh đã cố gắng tạo ra cơn mưa nhân tạo trên sông Dương Tử, con sông đang dần cạn kiệt ở một số điểm.
Mặc dù công nghệ gieo mây đã tồn tại được 75 năm, các chuyên gia nói rằng vẫn còn nhiều điều trong khoa học chưa được chứng minh. Các nhà khoa học khí quyển cho biết tuổi thọ của một đám mây, đặc biệt là loại mây tích có nhiều khả năng tạo ra mưa nhất, hiếm khi kéo dài hơn một vài giờ. Do đó, nó khó có thể tồn tại đủ lâu để đến một quốc gia khác, ngay cả ở Vịnh Ba Tư, nơi có 7 quốc gia nằm sát gần nhau.
Nhưng một số quốc gia Trung Đông đã gạt bỏ những nghi ngờ sang một bên và đẩy mạnh kế hoạch “vắt cạn" từng giọt nước từ những đám mây. Nổi bật trong số đó là UAE. Ngay từ những năm 1990, nhà cầm quyền của quốc gia này đã nhận ra rằng việc duy trì nguồn cung cấp nước dồi dào cũng quan trọng như trữ lượng dầu và khí đốt. Cư dân tại UAE hiện sử dụng khoảng 147 gallon mỗi người một ngày, so với mức trung bình của thế giới là 47 gallon, theo một bài báo nghiên cứu năm 2021 do nước này thực hiện.
Sau 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm, Trung tâm Khí tượng và Địa chấn quốc gia UAE đã vận hành chương trình gieo mây với các giao thức gần giống quân sự. 9 phi công sẽ luân phiên nhau ở chế độ chờ, sẵn sàng bay lên bầu trời ngay khi các nhà khí tượng học phát hiện ra sự hình thành của những đám mây đầy hứa hẹn, tập trung tại khu vực miền núi của đất nước, lý tưởng nhất là các loại mây có thể tạo ra độ cao tới hơn 12km.
Các phi công của Trung tâm Khí tượng và Địa chấn UAE luôn trong trạng thái sẵn sàng chờ gieo mây.
Họ phải sẵn sàng ngay lập tức, vì những đám mây đầy hứa hẹn không phổ biến ở Trung Đông như ở nhiều nơi khác trên thế giới.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ 24 giờ. Chúng tôi chỉ sống cách sân bay trong vòng 30-40 phút và chỉ có 25 phút để cất cánh”. Đại úy Mark Newman, một phi công Nam Phi phụ trách việc gieo mây cho biết. Trong trường hợp có nhiều đám mây có khả năng mang mưa, trung tâm sẽ điều động thêm máy bay khác.
UAE sử dụng hai chất gieo mây. Chất truyền thống là i-ốt bạc và một chất mới được cấp bằng sáng chế, được phát triển tại Đại học Khalifa, sử dụng công nghệ nano mà các nhà nghiên cứu ở đó cho là thích nghi tốt hơn với điều kiện khô nóng ở Vịnh Ba Tư.
Các nhân viên mặt đất đang trang bị cho máy bay ống pháo sáng để phân tán hóa chất vào phần dưới các đám mây.
Các phi công sẽ rải vật liệu gieo mây này vào đáy của đám mây. Và sau đó, về lý thuyết, vật liệu gieo mây, được tạo thành từ các phân tử hút ẩm (hút nước), liên kết với hơi nước tạo thành đám mây. Các hạt kết hợp đó, sẽ tiếp tục hút thêm nhiều hơi nước khiến quá trình tạo mưa diễn ra nhanh hơn và giọt mưa thường lớn hơn. Khi hơi nước tích tụ càng nhiều, giọt nước nặng dần, chúng rơi xuống đất tạo thành mưa, các nhà khoa học cho biết.
Đó là trên lý thuyết. Nhưng nhiều nhà khoa học nghi ngờ về hiệu quả của phương pháp gieo mây. Alan Robock, một nhà khoa học khí quyển tại Đại học Rutgers và là chuyên gia đánh giá các chiến lược kỹ thuật khí hậu cho biết: “Vấn đề là khi bạn gieo mây, bạn không thể biết chắc đám mây sẽ chuyển thành mưa hay không, hay khi nào trời sẽ mưa như thường mà không cần đến sự can thiệp.”
Roy Rasmussen, nhà khoa học cấp cao và là chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder, bang Colorado của Mỹ cho biết, một vấn đề khác là những đám mây tích cao phổ biến nhất vào mùa hè ở UAE và khu vực lân cận có thể hỗn loạn đến mức rất khó xác định hiệu quả việc gieo mây.
Israel, quốc gia tiên phong trong lĩnh vực gieo mây, đã phải tạm dừng chương trình vào năm 2021 sau 50 năm, vì dường như nó chỉ mang lại hiệu quả rất thấp. Pinhas Alpert, giáo sư danh dự tại Đại học Tel Aviv, người đã thực hiện một trong những nghiên cứu toàn diện nhất của chương trình, cho biết “nó không hiệu quả về mặt kinh tế.”
Công nghệ gieo mây bắt đầu được phát triển vào năm 1947, khi các nhà khoa học của công ty General Electric làm việc theo hợp đồng quân sự, để tìm cách phá băng trên máy bay trong thời tiết lạnh giá và tạo sương mù che khuất chuyển động của binh lính.
Mặc dù khoa học cơ bản về gieo mây có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, có rất nhiều vấn đề. Không phải tất cả các đám mây đều có khả năng tạo ra mưa, và ngay cả một đám mây dường như thích hợp cũng có thể không có đủ độ ẩm. Một thách thức khác trong điều kiện khí hậu nóng là các hạt mưa có thể bốc hơi trước khi chạm đất.
Đôi khi tác động của việc gieo mây có thể lớn hơn dự kiến, tạo ra quá nhiều mưa hoặc tuyết. Gió cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển, mang theo đám mây ra khỏi khu vực gieo ban đầu, làm tăng khả năng xảy ra "hậu quả không mong muốn", một tuyên bố của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ ghi nhận.
James Fleming, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Colby ở Maine, Mỹ cho biết: ”bạn có thể biển đổi một đám mây, nhưng chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra sau đó”.” Nó có thể tạo ra tuyết, nó cũng có thể tiêu tan. Nó có thể rơi xuống hạ nguồn, nó cũng có thể gây ra cơn bão ở Boston”, ông nói khi đề cập đến một thí nghiệm gieo mây trên núi Greylock, phía tây Massachusetts.
Đây dường như là những gì đã xảy ra ở UAE vào mùa hè năm 2019, khi hoạt động gieo mây tạo ra trận mưa lớn ở Dubai, dẫn đến ngập lụt tại các khu dân cư và trung tâm mua sắm cao cấp. Bất chấp những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu về hiệu quả của việc gieo mây, ông Abdulla Al Mandous, giám đốc Trung tâm Khí tượng và Địa chấn Quốc gia, đồng thời là người lãnh đạo chương trình gieo mây của UAE, cho biết phương pháp này giúp lượng mưa tăng ít nhất 5% hàng năm, và mang lại một tương lai chắc chắn hơn.
Ông thừa nhận: “Tạo ra những đám mây rất khó. Nhưng, ai mà biết được, có lẽ Chúa sẽ gửi cho chúng ta một người nào đó sẽ có ý tưởng về cách tạo ra những đám mây.”
Theo The New York Times
Quốc gia giấu tên được cho là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đã triển khai một chương trình gieo mây đầy tham vọng, bằng cách rải hóa chất lên các các đám mây nhằm cố gắng tạo ra mưa.
Những nghi ngờ của Iran không có gì đáng ngạc nhiên, vì mối quan hệ căng thẳng của nước này với hầu hết các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư. Nhưng mục đích thực sự của những nỗ lực này không phải là ăn cắp nước, mà chỉ đơn giản là cố gắng tạo ra mưa trên những vùng đất khô cằn. Khi Trung Đông và Bắc Phi khô cạn, các quốc gia trong khu vực đã bắt tay vào cuộc chạy đua để phát triển các hóa chất và kỹ thuật mà họ hy vọng sẽ cho phép những đám mây biến thành mưa, thay vì trôi nổi trên đầu.
Theo thống kê, có 12 trong số 19 quốc gia trong khu vực có lượng mưa trung bình dưới 250mm/ năm, giảm 20% trong 30 năm qua. Chính phủ của các nước này dần đang tuyệt vọng và gieo mây được coi là cách nhanh chóng để giải quyết vấn đề. Bất chấp câu hỏi về việc liệu kỹ thuật có tạo ra đủ lượng mưa đáng để bỏ công sức và chi phí hay không, UAE và các quốc gia khác trong khu vực vẫn bơm hàng trăm triệu USD vào nỗ lực này.
Tại Châu Á, Trung Quốc cũng đang có mục tiêu triển khai chương trình tham vọng nhất thế giới, nhằm thúc đẩy mưa hoặc ngăn chặn mưa đá trên một nửa diện tích đất nước. Mới đây, trong bối cảnh nắng nóng kỷ lục, Bắc Kinh đã cố gắng tạo ra cơn mưa nhân tạo trên sông Dương Tử, con sông đang dần cạn kiệt ở một số điểm.
Mặc dù công nghệ gieo mây đã tồn tại được 75 năm, các chuyên gia nói rằng vẫn còn nhiều điều trong khoa học chưa được chứng minh. Các nhà khoa học khí quyển cho biết tuổi thọ của một đám mây, đặc biệt là loại mây tích có nhiều khả năng tạo ra mưa nhất, hiếm khi kéo dài hơn một vài giờ. Do đó, nó khó có thể tồn tại đủ lâu để đến một quốc gia khác, ngay cả ở Vịnh Ba Tư, nơi có 7 quốc gia nằm sát gần nhau.
Nhưng một số quốc gia Trung Đông đã gạt bỏ những nghi ngờ sang một bên và đẩy mạnh kế hoạch “vắt cạn" từng giọt nước từ những đám mây. Nổi bật trong số đó là UAE. Ngay từ những năm 1990, nhà cầm quyền của quốc gia này đã nhận ra rằng việc duy trì nguồn cung cấp nước dồi dào cũng quan trọng như trữ lượng dầu và khí đốt. Cư dân tại UAE hiện sử dụng khoảng 147 gallon mỗi người một ngày, so với mức trung bình của thế giới là 47 gallon, theo một bài báo nghiên cứu năm 2021 do nước này thực hiện.
Họ phải sẵn sàng ngay lập tức, vì những đám mây đầy hứa hẹn không phổ biến ở Trung Đông như ở nhiều nơi khác trên thế giới.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ 24 giờ. Chúng tôi chỉ sống cách sân bay trong vòng 30-40 phút và chỉ có 25 phút để cất cánh”. Đại úy Mark Newman, một phi công Nam Phi phụ trách việc gieo mây cho biết. Trong trường hợp có nhiều đám mây có khả năng mang mưa, trung tâm sẽ điều động thêm máy bay khác.
UAE sử dụng hai chất gieo mây. Chất truyền thống là i-ốt bạc và một chất mới được cấp bằng sáng chế, được phát triển tại Đại học Khalifa, sử dụng công nghệ nano mà các nhà nghiên cứu ở đó cho là thích nghi tốt hơn với điều kiện khô nóng ở Vịnh Ba Tư.
Các phi công sẽ rải vật liệu gieo mây này vào đáy của đám mây. Và sau đó, về lý thuyết, vật liệu gieo mây, được tạo thành từ các phân tử hút ẩm (hút nước), liên kết với hơi nước tạo thành đám mây. Các hạt kết hợp đó, sẽ tiếp tục hút thêm nhiều hơi nước khiến quá trình tạo mưa diễn ra nhanh hơn và giọt mưa thường lớn hơn. Khi hơi nước tích tụ càng nhiều, giọt nước nặng dần, chúng rơi xuống đất tạo thành mưa, các nhà khoa học cho biết.
Roy Rasmussen, nhà khoa học cấp cao và là chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder, bang Colorado của Mỹ cho biết, một vấn đề khác là những đám mây tích cao phổ biến nhất vào mùa hè ở UAE và khu vực lân cận có thể hỗn loạn đến mức rất khó xác định hiệu quả việc gieo mây.
Israel, quốc gia tiên phong trong lĩnh vực gieo mây, đã phải tạm dừng chương trình vào năm 2021 sau 50 năm, vì dường như nó chỉ mang lại hiệu quả rất thấp. Pinhas Alpert, giáo sư danh dự tại Đại học Tel Aviv, người đã thực hiện một trong những nghiên cứu toàn diện nhất của chương trình, cho biết “nó không hiệu quả về mặt kinh tế.”
Mặc dù khoa học cơ bản về gieo mây có vẻ đơn giản, nhưng trên thực tế, có rất nhiều vấn đề. Không phải tất cả các đám mây đều có khả năng tạo ra mưa, và ngay cả một đám mây dường như thích hợp cũng có thể không có đủ độ ẩm. Một thách thức khác trong điều kiện khí hậu nóng là các hạt mưa có thể bốc hơi trước khi chạm đất.
Đôi khi tác động của việc gieo mây có thể lớn hơn dự kiến, tạo ra quá nhiều mưa hoặc tuyết. Gió cũng có thể dẫn đến sự dịch chuyển, mang theo đám mây ra khỏi khu vực gieo ban đầu, làm tăng khả năng xảy ra "hậu quả không mong muốn", một tuyên bố của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ ghi nhận.
Đây dường như là những gì đã xảy ra ở UAE vào mùa hè năm 2019, khi hoạt động gieo mây tạo ra trận mưa lớn ở Dubai, dẫn đến ngập lụt tại các khu dân cư và trung tâm mua sắm cao cấp. Bất chấp những khó khăn trong việc thu thập dữ liệu về hiệu quả của việc gieo mây, ông Abdulla Al Mandous, giám đốc Trung tâm Khí tượng và Địa chấn Quốc gia, đồng thời là người lãnh đạo chương trình gieo mây của UAE, cho biết phương pháp này giúp lượng mưa tăng ít nhất 5% hàng năm, và mang lại một tương lai chắc chắn hơn.
Ông thừa nhận: “Tạo ra những đám mây rất khó. Nhưng, ai mà biết được, có lẽ Chúa sẽ gửi cho chúng ta một người nào đó sẽ có ý tưởng về cách tạo ra những đám mây.”
Theo The New York Times