thuha19051234
Pearl
Miệng núi lửa Vredefort ở Nam Phi là miệng núi lửa lớn nhất trên Trái đất, ước tính kéo dài tới 300 km (hơn 180 dặm) từ vành này sang vành khác. Nếu đi bộ không ngừng nghỉ, sẽ mất hai ngày rưỡi để đi từ bên này sang bên kia.
Những "vết sẹo" do một vụ va chạm của một tiểu hành tinh với Trái đất cách đây khoảng 2 tỷ năm từ lâu đã bị xóa mờ bởi nhiều tác động khác, để lại những suy đoán về quy mô thực sự của nó và các lực đã tạo ra vụ va chạm đáng kinh sợ này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới ở thời điểm hiện tại được cho là đã mô phỏng chính xác hơn sự kiện va chạm cho thấy vật thể tạo ra miệng núi lửa lớn so với những gì đã phỏng đoán trước đây.
Trái Đất đã từng chứng kiến những vụ va chạm thiên thạch khủng khiếp
Những ước tính trước đó cho rằng tiểu hành tinh có đường kính 15 km, di chuyển với vận tốc 15 km/giây. Còn phân tích mới nhất cho thấy vật thể chịu trách nhiệm cho miệng núi lửa có chiều ngang gần 20 đến 25 km, di chuyển với vận tốc từ 15 đến 20 km/giây trong thời điểm trước khi va chạm.
Nhà vật lý thiên văn Natalie Allen cho biết "Việc hiểu được cấu trúc tác động lớn nhất mà chúng ta có trên Trái đất là rất quan trọng. Việc truy cập vào được những thông tin mà một cấu trúc như miệng núi lửa Vredefort cung cấp chính là cơ hội tuyệt vời để kiểm tra mô hình của chúng tôi và hiểu biết của chúng tôi về bằng chứng địa chất để chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về tác động lên Trái đất và hơn thế nữa."
Hai tỷ năm là khoảng thời gian để cảnh quan bị bào mòn và biến đổi khó lường, cho nên việc ước tính kích thước ban đầu của miệng núi lửa một cách chính xác là không đơn giản. Vị trí của nó hiện được bao phủ trong đất nông nghiệp, với mái vòm trung tâm của miệng núi lửa là cấu trúc duy nhất vẫn còn được nhìn thấy cho đến ngày nay.
Nếu như mô hình mới là chính xác, tiểu hành tinh va vào trái đất 2 tỷ năm trước sẽ còn lớn hơn tiểu hành tinh đã tạo ra miệng núi lửa Chicxulub và giết chết loài khủng long cách đây 66 triệu năm (miệng núi lửa đó có chiều ngang khoảng 180 km).
Những ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu cũng có khả năng rộng hơn tác động Chicxulub đã gây ra. Bụi và sol khí bay lên do va chạm sẽ chặn Mặt trời và làm nguội bề mặt Trái đất. Điều này sẽ tiếp diễn trong nhiều ngày hoặc thậm chí là trong nhiều thập kỷ, có thể dẫn tới các hiệu ứng nhà kính làm tăng đáng kể nhiệt độ của Trái đất.
Các kiến thức này đều giúp con người có những hiểu biết tốt hơn về cách hành tinh của chúng ta đã phát triển qua hàng tỷ năm, thông qua sự thay đổi địa chất và sinh thái khổng lồ, và bất chấp một số tác động nặng nề từ các vụ va chạm tiểu hành tinh.
>>>Bí ẩn tảng đá nặng 800 tấn có hình thù kỳ lạ, thách thức giới khoa học
Nguồn sciencealertx
Những "vết sẹo" do một vụ va chạm của một tiểu hành tinh với Trái đất cách đây khoảng 2 tỷ năm từ lâu đã bị xóa mờ bởi nhiều tác động khác, để lại những suy đoán về quy mô thực sự của nó và các lực đã tạo ra vụ va chạm đáng kinh sợ này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu mới ở thời điểm hiện tại được cho là đã mô phỏng chính xác hơn sự kiện va chạm cho thấy vật thể tạo ra miệng núi lửa lớn so với những gì đã phỏng đoán trước đây.
Những ước tính trước đó cho rằng tiểu hành tinh có đường kính 15 km, di chuyển với vận tốc 15 km/giây. Còn phân tích mới nhất cho thấy vật thể chịu trách nhiệm cho miệng núi lửa có chiều ngang gần 20 đến 25 km, di chuyển với vận tốc từ 15 đến 20 km/giây trong thời điểm trước khi va chạm.
Nhà vật lý thiên văn Natalie Allen cho biết "Việc hiểu được cấu trúc tác động lớn nhất mà chúng ta có trên Trái đất là rất quan trọng. Việc truy cập vào được những thông tin mà một cấu trúc như miệng núi lửa Vredefort cung cấp chính là cơ hội tuyệt vời để kiểm tra mô hình của chúng tôi và hiểu biết của chúng tôi về bằng chứng địa chất để chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về tác động lên Trái đất và hơn thế nữa."
Hai tỷ năm là khoảng thời gian để cảnh quan bị bào mòn và biến đổi khó lường, cho nên việc ước tính kích thước ban đầu của miệng núi lửa một cách chính xác là không đơn giản. Vị trí của nó hiện được bao phủ trong đất nông nghiệp, với mái vòm trung tâm của miệng núi lửa là cấu trúc duy nhất vẫn còn được nhìn thấy cho đến ngày nay.
Những ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu cũng có khả năng rộng hơn tác động Chicxulub đã gây ra. Bụi và sol khí bay lên do va chạm sẽ chặn Mặt trời và làm nguội bề mặt Trái đất. Điều này sẽ tiếp diễn trong nhiều ngày hoặc thậm chí là trong nhiều thập kỷ, có thể dẫn tới các hiệu ứng nhà kính làm tăng đáng kể nhiệt độ của Trái đất.
Các kiến thức này đều giúp con người có những hiểu biết tốt hơn về cách hành tinh của chúng ta đã phát triển qua hàng tỷ năm, thông qua sự thay đổi địa chất và sinh thái khổng lồ, và bất chấp một số tác động nặng nề từ các vụ va chạm tiểu hành tinh.
>>>Bí ẩn tảng đá nặng 800 tấn có hình thù kỳ lạ, thách thức giới khoa học
Nguồn sciencealertx