Tâm lý lo sợ đang ngấm ngầm lan rộng trong thế giới manga Nhật Bản. Đó là do sự xuất hiện của webtoon Hàn Quốc, 1 loại hình phát hành truyện tranh mới nổi gần đây. Webtoon được thiết kế để đọc trên điện thoại thông minh và bắt nguồn từ Hàn Quốc. Đặc điểm lớn nhất khác biệt so với manga truyền thống là các khung hình dọc được sắp xếp tối ưu cho việc cuộn trên màn hình smartphone.
Nó xuất phát từ 1 yếu điểm của manga truyền thống là thiết kế 2 trang với nhiều khung hình, khiến việc đọc trên smartphone rất khó khăn. Thay vào đó, webtoon chỉ việc cuộn dọc từ trên xuống dưới, chưa kể các khung hình đều được tô màu và giản lược chi tiết phông nền, giúp việc đọc trở nên nhanh chóng hơn. Độc giả chỉ việc cuộn và đọc trong 1 lần duy nhất, không cần phóng to màn hình để soi từng câu thoại, từng khung tranh.
Trải nghiệm webtoon ra đời trong đại TikTok bùng nổ, người xem lẫn người đọc đều muốn mọi thứ thật đơn giản, nhanh chóng. Các nội dung kiểu này hay bị gán ghép là “mì ăn liền” vì hàm lượng nội dung thấp, song Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2010) lại đánh giá cao loại hình giải trí này. Số lượng độc giả của webtoon tại Nhật Bản đã tăng đáng kể trong vài năm qua, được thúc đẩy bởi nhu cầu giải trí trong đại dịch.
Các ứng dụng đọc webtoon online như LINE manga hay Piccoma chiếm gần nửa thị trường ứng dụng manga tại Nhật. Không chỉ châu Á, chúng còn được độc giả tại Bắc Mỹ và châu Âu ưa chuộng. Theo 1 công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc, webtoon sẽ nhanh chóng phát triển lên doanh thu 27,5 tỷ USD trong năm 2029, gấp 7 lần quy mô toàn cầu của năm 2022. Các công ty xuất bản ở Nhật nên nhìn nhận rõ đối thủ của họ.
Dựa theo các con số thống kê, Nhật Bản vẫn đang được ủng hộ. Quy mô doanh thu truyện tranh Nhật Bản trong năm 2022 là hơn 1,6 ngàn tỷ Yên còn của Hàn Quốc chỉ là 186 tỷ Yên. Còn ở lĩnh vực phim hoạt hình, anime Nhật Bản đạt doanh thu gần 3.000 tỷ Yên còn hoạt hình Hàn Quốc đạt 77,2 tỷ Yên. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng của webtoon vẫn đáng lo ngại. Họ vẫn chỉ mới nổi lên trong vài năm gần đây và còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Theo cựu tổng biên tập tạp chí Shonen Jump Kazuhiko Torishima, webtoon nên được coi là đối thủ cạnh tranh thực sự chứ không phải nguy cơ nữa. “Đây là lần đầu tiên xuất hiện một đối thủ có thể cạnh tranh với manga truyền thống của Nhật Bản” - biên tập viên từng làm việc với Akira Toriyama khi phát hành Dragon Ball và Dr. Slump đánh giá về sức ảnh hưởng của webtoon.
Rumiko Tezuka, con gái lớn của Osamu Tezuka và là giám đốc của Tezuka Productions, nói: “Nếu cha tôi còn sống, chắc chắn ông sẽ không bỏ qua nhu cầu đọc manga theo chiều dọc và thử sức với nó”. Tại Đại học Kyoto Seika, Giảng viên người Hàn Quốc Gubon Hyeon cũng nêu bật vấn đề này: “Số lượng sinh viên chỉ đọc webtoons ngày càng tăng. Mặc dù các giáo sư đang hướng dẫn họ đọc truyện tranh Nhật Bản thật cẩn thận, nhưng có vẻ mọi chuyện đang diễn biến ngược lại”.
Ông nêu 1 cảm giác dần hiện hữu rằng nếu ngành xuất bản không làm gì, rất có thể họ sẽ bị vượt mặt trên thị trường truyện tranh. Ngành công nghiệp Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản ở các lĩnh vực như màn hình, chip nhớ, TV, máy tính, điện thoại,... Giờ đây, ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản đang phải đối diện thách thức tương tự. Họ có thể để mất thị trường vào tay quốc gia láng giềng nếu vẫn không có gì thay đổi. Thế giới đang dần số hóa và tương lai manga sẽ ra sao?
>>> Vì sao người Mỹ mua manga Nhật nhiều hơn truyện tranh siêu anh hùng?
Nó xuất phát từ 1 yếu điểm của manga truyền thống là thiết kế 2 trang với nhiều khung hình, khiến việc đọc trên smartphone rất khó khăn. Thay vào đó, webtoon chỉ việc cuộn dọc từ trên xuống dưới, chưa kể các khung hình đều được tô màu và giản lược chi tiết phông nền, giúp việc đọc trở nên nhanh chóng hơn. Độc giả chỉ việc cuộn và đọc trong 1 lần duy nhất, không cần phóng to màn hình để soi từng câu thoại, từng khung tranh.
Các ứng dụng đọc webtoon online như LINE manga hay Piccoma chiếm gần nửa thị trường ứng dụng manga tại Nhật. Không chỉ châu Á, chúng còn được độc giả tại Bắc Mỹ và châu Âu ưa chuộng. Theo 1 công ty nghiên cứu thị trường Trung Quốc, webtoon sẽ nhanh chóng phát triển lên doanh thu 27,5 tỷ USD trong năm 2029, gấp 7 lần quy mô toàn cầu của năm 2022. Các công ty xuất bản ở Nhật nên nhìn nhận rõ đối thủ của họ.
Dựa theo các con số thống kê, Nhật Bản vẫn đang được ủng hộ. Quy mô doanh thu truyện tranh Nhật Bản trong năm 2022 là hơn 1,6 ngàn tỷ Yên còn của Hàn Quốc chỉ là 186 tỷ Yên. Còn ở lĩnh vực phim hoạt hình, anime Nhật Bản đạt doanh thu gần 3.000 tỷ Yên còn hoạt hình Hàn Quốc đạt 77,2 tỷ Yên. Dù vậy, tốc độ tăng trưởng của webtoon vẫn đáng lo ngại. Họ vẫn chỉ mới nổi lên trong vài năm gần đây và còn nhiều dư địa tăng trưởng.
Rumiko Tezuka, con gái lớn của Osamu Tezuka và là giám đốc của Tezuka Productions, nói: “Nếu cha tôi còn sống, chắc chắn ông sẽ không bỏ qua nhu cầu đọc manga theo chiều dọc và thử sức với nó”. Tại Đại học Kyoto Seika, Giảng viên người Hàn Quốc Gubon Hyeon cũng nêu bật vấn đề này: “Số lượng sinh viên chỉ đọc webtoons ngày càng tăng. Mặc dù các giáo sư đang hướng dẫn họ đọc truyện tranh Nhật Bản thật cẩn thận, nhưng có vẻ mọi chuyện đang diễn biến ngược lại”.
Ông nêu 1 cảm giác dần hiện hữu rằng nếu ngành xuất bản không làm gì, rất có thể họ sẽ bị vượt mặt trên thị trường truyện tranh. Ngành công nghiệp Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản ở các lĩnh vực như màn hình, chip nhớ, TV, máy tính, điện thoại,... Giờ đây, ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản đang phải đối diện thách thức tương tự. Họ có thể để mất thị trường vào tay quốc gia láng giềng nếu vẫn không có gì thay đổi. Thế giới đang dần số hóa và tương lai manga sẽ ra sao?
>>> Vì sao người Mỹ mua manga Nhật nhiều hơn truyện tranh siêu anh hùng?