VNR Content
Pearl
Có một sự thật mà mọi đứa trẻ đều được dạy khi đến trường: Everest là ngọn núi cao nhất thế giới.
Và đó cũng là một sự thật không thể chối cãi, một sức hút lôi kéo hàng trăm nhà leo núi tìm cách đặt chân lên đỉnh núi này mỗi năm.
Tuy nhiên, ít ai biết khao khát chiếm lĩnh ngọn núi có tên tiếng Tây Tạng là Qomolangma (Thánh mẫu) này mới chỉ nổi lên gần đây, và lần đầu tiên con người đến được đỉnh Everest là tròn một thế kỷ trước, cụ thể là vào ngày 25/10/1921.
Đỉnh Everest đã trở thành thử thách phiêu lưu tối thượng của mọi thời đại như thế nào?
“Cuộc khảo sát lượng giác học vĩ đại” là một dự án 70 năm tuổi của Công ty Đông Ấn, nhằm đưa thành tựu khoa học đến với tiểu lục địa Ấn Độ, vạch ra đường biên giới cho các thuộc địa Anh Quốc tại Ấn Độ và đo đạc chiều cao của đỉnh Himalayan.
Đã có nhiều “ứng viên” cho danh hiệu “ngọn núi cao nhất thế giới”, bao gồm đỉnh Chimborazo thuộc dãy Andes, Nanda Devi và Kanchenjunga thuộc dãy Himalayas.
Vào năm 1856, Đỉnh XV - mà sau này được đổi tên thành Everest - đã chính thức được tuyên bố là ngọn núi cao nhất thế giới trên mực nước biển, với kết quả là 8.839,8 mét (ngày nay, đỉnh núi này cao hơn một chút, 8.849 mét).
Đỉnh XV nằm ở biên giới của Nepal và Tây Tạng, hai nơi cấm cửa người nước ngoài.
Chiều cao của ngọn núi được tính toán dựa trên một loạt các phép đo tam giác tiến hành cách đó 170 km tại Darjeeling, Ấn Độ.
Andrew Waugh, đến từ Tổng Công ty Khảo sát Anh Quốc tại Ấn Độ, đã thành công trong việc tranh luận rằng bởi hai quốc gia kia (Nepal và Tây Tạng) không thể tiếp cận được, do đó một cái tên bản địa cũng không hợp lý, và rằng Đỉnh XV nên được đổi tiên theo tên của người tiền nhiệm của Waugh, George Everest.
George Everest
Everest, ban đầu cảm thấy khó chịu vì “vinh dự” được lấy tên đặt cho ngọn núi, không hề can dự trực tiếp vào hoạt động khám phá ngọn núi, cũng như không bao giờ có cơ hội để thấy được nó.
Người ta cũng bắt đầu chú ý đến các ngọn núi khác ở châu Mỹ và châu Phi vào cuối thế kỷ 19, nhưng thách thức lớn nhất vẫn là Himalayas.
Một người Anh tên Albert F. Mummery, một nhà tiên phong phương Tây ở Nam Á, đã bỏ mạng tại Nanga Parbat vào năm 1895.
Theo Storti, “sự kết hợp giữa văn hoá leo núi, và sự hiện diện của người Anh ở Ấn Độ, đã dẫn đến việc mọi người trên đảo quốc nhỏ bé này trở nên sành sỏi với những chuyến leo núi Himalayas trong nhiều năm trời”
Chuyến đi trinh sát đầu tiên bắt đầu tại Darjeeling vào ngày 18/5/1921, kéo dài 5 tháng trời, đã đặt nền móng cho cả thế kỷ khám phá tiếp sau đó.
Ngày nay, các nhà phiêu lưu tiếp cận đỉnh núi từ mặt phía nam, nơi mà theo Storti là khá dễ leo, và “những người với rất ít kinh nghiệm leo núi có thể bỏ ra 60.000 USD để lên được đỉnh miễn là thời tiết cho phép và có sự hỗ trợ từ những người hướng dẫn leo núi”.
Gaby Pilson, một hướng dẫn viên leo núi ở Outforia, cho biết “một bước tiến lớn là sự ra đời của nhóm leo núi bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm người Nepal, gọi là nhóm Icefall Doctors, vào năm 1997”.
“Nhóm Icefall Doctors thiết lập một tuyến đường băng qua Khumbu Icefall, một trong những khu vực nguy hiểm nhất trên tuyến đường phía nam. Không có họ, số lượng các cuộc thám hiểm thương mại lên Everest mỗi năm sẽ không cao như ngày nay. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ, hướng dẫn viên, và cửu vạn thuộc nhóm Icefall đã bỏ mạng trong vài năm trở lại đây khi đang hoạt động tại khu vực nguy hiểm này của ngọn núi”.
Vào đầu thế kỷ 20, người ta biết rất ít về những ảnh hưởng của độ cao đối với cơ thể, bởi “chưa từng có ai ở những độ cao như thế cả” - Storti nói.
Kellas, một nhà leo núi kỳ cựu, tham gia vào chuyến trinh sát lên Everest nhưng đã mất vì bệnh tim chỉ một ngày trước khi lên đến đỉnh núi.
Storti nói rằng “ông ấy âm thầm làm việc, trở thành một chuyên gia về độ cao và ảnh hưởng của nó lên cơ thể người, và đã thực hiện một số chuyến leo núi đáng nhớ nhất mà khó có ai cùng thế hệ của ông làm được”.
Pilson thì nhận định “Thách thức lớn nhất về mặt sinh lý học khi leo đỉnh Everest là những ảnh hưởng tiêu cực mà hoạt động leo trèo ở những độ cao như vậy gây nên cho cơ thể người. Ở trên cao quá lâu có thể gây choáng, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói, và khó thở, cùng những dấu hiệu và triệu chứng khác. Kể cả khi một nhà leo núi không cảm thấy mệt, hầu hết họ đều cần phải dừng lại để hít thở vài hơi thật sâu sau mỗi bước trong quá trình leo lên những đỉnh cao nhất của Everest”.
Những người leo núi không sử dụng oxy trong suốt những chuyến khảo sát đầu tiên đó, nhưng ngày nay, họ được trang bị những mặt nạ hỗ trợ với thiết kế tiên tiến - Pilson nói. “Nhưng kể cả như vậy, người leo vẫn gặp vấn đề với việc mặt nạ và thiết bị kiểm soát oxy bị đóng băng, khiến việc leo lên cao hơn nữa là điều rất mạo hiểm”.
Pilson nói thêm: “Một thách thức thể chất lớn khác khi leo lên Everest là tốn rất nhiều thời gian để lên được đến đỉnh núi. Hầu hết người leo mất đến vài tháng trên núi, bận rộn thiết lập các trạm nghỉ dọc tuyến đường”.
Người ta nói rằng khi nhà biên kịch Ireland George Bernard Shaw thấy một bức ảnh về cuộc khảo sát năm 1921, trong đó những người leo núi mang trang phục vải bông, cotton, và lụa đơn giản, ông đã miêu tả họ trông như “đang đi picnic ở vùng địa trung hải nhưng bị bất ngờ bởi một cơn bão tuyết”.
Storti nói rằng “trang thiết bị leo núi rất sơ sài, quần áo cũng vậy. Ủng làm từ vải chứ không phải da. Và nếu bão tuyết xuất hiện - nguy cơ chính trên đỉnh Everest là thời tiết chứ không phải địa hình, trừ khu phía bắc - thì họ sẽ đứng trước khả năng bị hoại tử về tê cóng”.
Pilson nói rằng đã có rất nhiều phát kiến công nghệ liên quan trang thiết bị leo núi được đưa ra từ những năm 1920 đến nay, chủ yếu là trang phục và thiết bị. “Những cải tiến trong thiết kế vài và lớp cách nhiệt tổng hợp đã thay đổi cuộc chơi. Vải chống nước dễ thở mà chúng ta sử dụng ngày nay, như Gore-Tex, thực sự là một cuộc cách mạng khi chúng lần đầu xuất hiện trên thị trường vào những năm 1960”.
Về phần thiết bị, “Mallory và những người bạn leo núi của ông sử dụng dây bằng cây gai dầu, ủng đinh đầu to, rìu gỗ, và móc leo kim loại. Chúng là những thiết bị tiên tiến bậc nhất vào những năm 1920, nhưng chúng không hiệu quả như dây bằng nilon, móc sắt, và rìu kim loại mà chúng ta sử dụng ngày nay” - Pilson nói.
“Everest ngày nay là một trong những ngọn núi lớn phổ biến nhất để leo trên thế giới, và đi cùng với đó là sự bùng nổ về nguồn tiền đầu tư và hạ tầng trong khu vực” - Pilson nói.
“Tuy nhiên, sự phổ biến của Everest cũng dẫn đến những thách thức của riêng nó. Sự đông đúc ở tuyến đường phía nam là một vấn đề thực sự, cũng như một lượng lớn rác thải trên ngọn núi này.”
Trước đây, việc có quá nhiều người trên Everest cũng đã dẫn đến thảm kịch. Vào ngày 11/5/1996, 12 người đã chết sau một trận lở tuyết - những người này đang chờ đến lượt mình để được đặt chân lên đỉnh!
Đã có gần 900 người chạm đỉnh Everest vào năm 2019 - một năm kỷ lục, nhưng cũng năm đó có đến 11 người chết. Hình ảnh đáng nhớ về đoàn người rồng rắn lên đỉnh mà bạn thấy dưới đây cũng được chụp vào năm 2019.
Pilson nói rằng biến đổi khí hậu là một bóng ma. “Đã có những quan ngại về việc nhiệt độ ấm lên có thể gây mất ổn định hơn nữa cho thác băng Khumbu, khiến việc băng qua nó trở nên nguy hiểm hơn”.
Mặc cho nguy hiểm, sức lôi cuốn của đỉnh Everest đối với mọi người vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm trong suốt 100 năm sau cuộc khám phá đầu tiên. Sự đẹp đẽ chết chóc của nó chắc chắn sẽ còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ về sau nữa.
Tham khảo: CNN
Và đó cũng là một sự thật không thể chối cãi, một sức hút lôi kéo hàng trăm nhà leo núi tìm cách đặt chân lên đỉnh núi này mỗi năm.
Tuy nhiên, ít ai biết khao khát chiếm lĩnh ngọn núi có tên tiếng Tây Tạng là Qomolangma (Thánh mẫu) này mới chỉ nổi lên gần đây, và lần đầu tiên con người đến được đỉnh Everest là tròn một thế kỷ trước, cụ thể là vào ngày 25/10/1921.
Đỉnh Everest đã trở thành thử thách phiêu lưu tối thượng của mọi thời đại như thế nào?
Trở thành ngọn núi cao nhất thế giới
Vào thế kỷ 19, đế chế Anh là một siêu cường công nghiệp toàn cầu, với tham vọng khám phá và chiếm lĩnh những miền đất tiềm năng ở mọi châu lục. Mọi thứ, từ các địa điểm, con người, và kể cả thời gian, đều nằm trong danh sách cần phân loại và đo đạc của quốc gia này.“Cuộc khảo sát lượng giác học vĩ đại” là một dự án 70 năm tuổi của Công ty Đông Ấn, nhằm đưa thành tựu khoa học đến với tiểu lục địa Ấn Độ, vạch ra đường biên giới cho các thuộc địa Anh Quốc tại Ấn Độ và đo đạc chiều cao của đỉnh Himalayan.
Đã có nhiều “ứng viên” cho danh hiệu “ngọn núi cao nhất thế giới”, bao gồm đỉnh Chimborazo thuộc dãy Andes, Nanda Devi và Kanchenjunga thuộc dãy Himalayas.
Vào năm 1856, Đỉnh XV - mà sau này được đổi tên thành Everest - đã chính thức được tuyên bố là ngọn núi cao nhất thế giới trên mực nước biển, với kết quả là 8.839,8 mét (ngày nay, đỉnh núi này cao hơn một chút, 8.849 mét).
Được đặt tên tiếng Anh
“Người ta đã chờ nhiều năm trời để đo đạc được những ngọn núi đó, bởi thời đó, dường như không ai biết cách để đến đó cả, và số người leo lên đó còn ít hơn” - theo Craig Storti, tác giả cuốn “The Hunt for Mount Evest” vừa xuất bản đầu tháng 10 này.Đỉnh XV nằm ở biên giới của Nepal và Tây Tạng, hai nơi cấm cửa người nước ngoài.
Chiều cao của ngọn núi được tính toán dựa trên một loạt các phép đo tam giác tiến hành cách đó 170 km tại Darjeeling, Ấn Độ.
Andrew Waugh, đến từ Tổng Công ty Khảo sát Anh Quốc tại Ấn Độ, đã thành công trong việc tranh luận rằng bởi hai quốc gia kia (Nepal và Tây Tạng) không thể tiếp cận được, do đó một cái tên bản địa cũng không hợp lý, và rằng Đỉnh XV nên được đổi tiên theo tên của người tiền nhiệm của Waugh, George Everest.
Everest, ban đầu cảm thấy khó chịu vì “vinh dự” được lấy tên đặt cho ngọn núi, không hề can dự trực tiếp vào hoạt động khám phá ngọn núi, cũng như không bao giờ có cơ hội để thấy được nó.
Thời đại vàng của leo núi
Tại châu Âu thế kỷ 18, leo núi là một môn thể thao - thay vì là một hoạt động mang tính thực dụng, chính trị, hay tinh thần. Đến giữa thế kỷ 19 - “thời địa vàng” của các nhà leo núi - những đỉnh cao nhất của dãy Alps đều đã có dấu chân con người, từ Mont Blanc đến Mattherhorn.Người ta cũng bắt đầu chú ý đến các ngọn núi khác ở châu Mỹ và châu Phi vào cuối thế kỷ 19, nhưng thách thức lớn nhất vẫn là Himalayas.
Một người Anh tên Albert F. Mummery, một nhà tiên phong phương Tây ở Nam Á, đã bỏ mạng tại Nanga Parbat vào năm 1895.
Theo Storti, “sự kết hợp giữa văn hoá leo núi, và sự hiện diện của người Anh ở Ấn Độ, đã dẫn đến việc mọi người trên đảo quốc nhỏ bé này trở nên sành sỏi với những chuyến leo núi Himalayas trong nhiều năm trời”
Tìm đường đi
Trong ba thập kỷ đầu tiên của công cuộc khám phá Everest, các nhà leo núi đã tiếp cận được với đỉnh từ mặt phía bắc, vốn rất khó để leo.Ngày nay, các nhà phiêu lưu tiếp cận đỉnh núi từ mặt phía nam, nơi mà theo Storti là khá dễ leo, và “những người với rất ít kinh nghiệm leo núi có thể bỏ ra 60.000 USD để lên được đỉnh miễn là thời tiết cho phép và có sự hỗ trợ từ những người hướng dẫn leo núi”.
Gaby Pilson, một hướng dẫn viên leo núi ở Outforia, cho biết “một bước tiến lớn là sự ra đời của nhóm leo núi bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm người Nepal, gọi là nhóm Icefall Doctors, vào năm 1997”.
“Nhóm Icefall Doctors thiết lập một tuyến đường băng qua Khumbu Icefall, một trong những khu vực nguy hiểm nhất trên tuyến đường phía nam. Không có họ, số lượng các cuộc thám hiểm thương mại lên Everest mỗi năm sẽ không cao như ngày nay. Tuy nhiên, nhiều bác sỹ, hướng dẫn viên, và cửu vạn thuộc nhóm Icefall đã bỏ mạng trong vài năm trở lại đây khi đang hoạt động tại khu vực nguy hiểm này của ngọn núi”.
Cách con người đối mặt với độ cao
Một trong những người tham gia chuyến thám hiểm vào năm 1921 là nhà hoá học người Scotland, Alexander Kellas, người từng thực hiện một nghiên cứu về chức năng sinh lý học của cơ thể ở những vùng cao mà sau này trở nên cực kỳ quan trọng đối với tương lai của hoạt động leo núi Himalayas.Vào đầu thế kỷ 20, người ta biết rất ít về những ảnh hưởng của độ cao đối với cơ thể, bởi “chưa từng có ai ở những độ cao như thế cả” - Storti nói.
Kellas, một nhà leo núi kỳ cựu, tham gia vào chuyến trinh sát lên Everest nhưng đã mất vì bệnh tim chỉ một ngày trước khi lên đến đỉnh núi.
Storti nói rằng “ông ấy âm thầm làm việc, trở thành một chuyên gia về độ cao và ảnh hưởng của nó lên cơ thể người, và đã thực hiện một số chuyến leo núi đáng nhớ nhất mà khó có ai cùng thế hệ của ông làm được”.
Pilson thì nhận định “Thách thức lớn nhất về mặt sinh lý học khi leo đỉnh Everest là những ảnh hưởng tiêu cực mà hoạt động leo trèo ở những độ cao như vậy gây nên cho cơ thể người. Ở trên cao quá lâu có thể gây choáng, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói, và khó thở, cùng những dấu hiệu và triệu chứng khác. Kể cả khi một nhà leo núi không cảm thấy mệt, hầu hết họ đều cần phải dừng lại để hít thở vài hơi thật sâu sau mỗi bước trong quá trình leo lên những đỉnh cao nhất của Everest”.
Những người leo núi không sử dụng oxy trong suốt những chuyến khảo sát đầu tiên đó, nhưng ngày nay, họ được trang bị những mặt nạ hỗ trợ với thiết kế tiên tiến - Pilson nói. “Nhưng kể cả như vậy, người leo vẫn gặp vấn đề với việc mặt nạ và thiết bị kiểm soát oxy bị đóng băng, khiến việc leo lên cao hơn nữa là điều rất mạo hiểm”.
Pilson nói thêm: “Một thách thức thể chất lớn khác khi leo lên Everest là tốn rất nhiều thời gian để lên được đến đỉnh núi. Hầu hết người leo mất đến vài tháng trên núi, bận rộn thiết lập các trạm nghỉ dọc tuyến đường”.
Trang thiết bị chuyên dụng
Storti nói rằng “trang thiết bị leo núi rất sơ sài, quần áo cũng vậy. Ủng làm từ vải chứ không phải da. Và nếu bão tuyết xuất hiện - nguy cơ chính trên đỉnh Everest là thời tiết chứ không phải địa hình, trừ khu phía bắc - thì họ sẽ đứng trước khả năng bị hoại tử về tê cóng”.
Pilson nói rằng đã có rất nhiều phát kiến công nghệ liên quan trang thiết bị leo núi được đưa ra từ những năm 1920 đến nay, chủ yếu là trang phục và thiết bị. “Những cải tiến trong thiết kế vài và lớp cách nhiệt tổng hợp đã thay đổi cuộc chơi. Vải chống nước dễ thở mà chúng ta sử dụng ngày nay, như Gore-Tex, thực sự là một cuộc cách mạng khi chúng lần đầu xuất hiện trên thị trường vào những năm 1960”.
Về phần thiết bị, “Mallory và những người bạn leo núi của ông sử dụng dây bằng cây gai dầu, ủng đinh đầu to, rìu gỗ, và móc leo kim loại. Chúng là những thiết bị tiên tiến bậc nhất vào những năm 1920, nhưng chúng không hiệu quả như dây bằng nilon, móc sắt, và rìu kim loại mà chúng ta sử dụng ngày nay” - Pilson nói.
Everest thế kỷ 21
Dù cuộc thám hiểm vào năm 1921 không đặt mục tiêu lên đến đỉnh, nó chắc chắn đã mở đường cho sự kiện năm 1953 khi mà đoàn do Tenzing Norgay và Edmund Hillary đặt chân thành công lên nóc nhà thế giới - và cho nhiều sự kiện theo sau đó nữa.“Everest ngày nay là một trong những ngọn núi lớn phổ biến nhất để leo trên thế giới, và đi cùng với đó là sự bùng nổ về nguồn tiền đầu tư và hạ tầng trong khu vực” - Pilson nói.
“Tuy nhiên, sự phổ biến của Everest cũng dẫn đến những thách thức của riêng nó. Sự đông đúc ở tuyến đường phía nam là một vấn đề thực sự, cũng như một lượng lớn rác thải trên ngọn núi này.”
Trước đây, việc có quá nhiều người trên Everest cũng đã dẫn đến thảm kịch. Vào ngày 11/5/1996, 12 người đã chết sau một trận lở tuyết - những người này đang chờ đến lượt mình để được đặt chân lên đỉnh!
Đã có gần 900 người chạm đỉnh Everest vào năm 2019 - một năm kỷ lục, nhưng cũng năm đó có đến 11 người chết. Hình ảnh đáng nhớ về đoàn người rồng rắn lên đỉnh mà bạn thấy dưới đây cũng được chụp vào năm 2019.
Mặc cho nguy hiểm, sức lôi cuốn của đỉnh Everest đối với mọi người vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm trong suốt 100 năm sau cuộc khám phá đầu tiên. Sự đẹp đẽ chết chóc của nó chắc chắn sẽ còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ về sau nữa.
Tham khảo: CNN