Đã mấy ngàn năm mà khoa học vẫn chưa biết được: thần chết của người Ai Cập cổ đại là ai?

Người Ai Cập cổ đại được biết đến với nhiều đặc trưng nổi tiếng, từ xác ướp, kim tự tháp, hệ thống chữ viết tượng hình tinh vi và niềm tin vào thế giới bên kia. Ngoài ra sự sùng kính đối với các vị thần cũng là đặc trưng nổi bật trong nền văn hóa này. Bạn đã từng hỏi ai là thần chết của Ai Cập cổ đại chưa?
Lâu nay, Osiris thường được coi là thần của thế giới ngầm hoặc thần chết của Ai Cập, nhưng vấn đề này không hề đơn giản như vậy. Nhà nghiên cứu Andrea Kucharek nói: “Sẽ là sai lầm khi gọi Osiris là thần chết. Ông không mang lại hoặc gây ra cái chết, mà là chủ quyền của những người đã chết. Ông cũng là cũng là một vị thần của sự sống, đảm bảo khả năng sinh sản của thực vật, động vật và con người.”

Đã mấy ngàn năm mà khoa học vẫn chưa biết được: thần chết của người Ai Cập cổ đại là ai?
Người Ai Cập cổ đại xem Osiris như một vị thần đặc biệt. “Osiris là một điều khác thường trong số các vị thần Ai Cập. Bản thân ông ấy đã chết và được phục hồi cuộc sống trong trạng thái biến hình mới, nhờ sự trợ giúp của các nghi lễ được thực hiện.”
Những người đã qua đời ở Ai Cập hy vọng trải qua quá trình biến hình và phục hồi tương tự, bằng các nghi lễ đã được thực hiện cho Osiris. Vì vậy, theo một nghĩa nào đó, ông ấy phục vụ như một hình mẫu.
Một số vị thần Ai Cập khác có liên quan đến người chết, chẳng hạn như Anubis, Horus, Hathor và Isis. Nhưng nếu gọi bất kỳ ai trong số họ là thần chết đều không hợp lý. Anubis đầu chó rừng được coi là một vị thần đặc biệt quan trọng, gắn liền với người chết. Trong thần thoại Ai Cập, Anubis thực hiện lần ướp xác đầu tiên của chính Osiris.

Đã mấy ngàn năm mà khoa học vẫn chưa biết được: thần chết của người Ai Cập cổ đại là ai?
Anubis được coi là một vị thần đặc biệt quan trọng gắn liền với người chết
Nhà Ai Cập học Martin Bommas nói rằng: "Người Ai Cập cổ đại không sùng bái cái chết. Do đó, họ không tôn thờ thần chết". Một giáo sư nghiên cứu về Ai Cập khác cũng nói rằng "Có một vị thần Ai Cập cổ đại được gọi là 'Thần chết, Vị thần vĩ đại', nhưng vị thần này hiếm khi được chứng thực, nó là sự hiện diện xấu xa, không phải là vị thần mang lại lợi ích.”
Một trong số rất ít trường hợp mà vị thần bí ẩn này được ghi lại xuất hiện trên một tờ giấy cói có niên đại khoảng 3.000 năm trước, đến triều đại thứ 21. Giấy cói này cho thấy hình ảnh một "con rắn có cánh với hai cặp chân và đầu người, đuôi của nó kết thúc bằng đầu chó rừng”. Chữ viết trên đó cho biết vị thần này được gọi là "thần chết, vị thần vĩ đại tạo ra các vị thần và loài người". Có thể người viết giấy này đã cố gắng tạo ra “Thần chết” nhưng nó không được công nhận.
Nói tóm lại, người Ai Cập có rất nhiều vị thần và người chết cũng được đề cập đến. Song,
một vị thần tượng trưng cho cái chết vẫn chưa thực sự được thừa nhận rộng rãi.

>>>Sau 100 năm, khoa học vẫn đau đầu vì chưa giải mã hết bí ẩn trong lăng mộ Pharaoh Tutankhamun

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top