Đại dịch gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe tinh thần cho trẻ em

Không chỉ gây ra tác động tàn khốc trên khắp thế giới, khiến hàng triệu người thiệt mạng, dẫn đến nhiều người khác mất người thân, đại dịch Covid-19 còn tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần trong đó có trẻ em và thanh thiếu niên. Một nghiên cứu vào tháng 1 đầu năm nay đã xem xét tác động của đại dịch đối với trẻ em ở 11 quốc gia khác nhau, cho thấy hầu hết bị gia tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm. Các tác động sức khỏe tâm thần khác liên quan đến việc đóng cửa và nghỉ học của hệ thống giáo dục Một nghiên cứu khác được công bố vào tháng 6 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy, những nỗ lực ***** ở các cô gái vị thành niên đã tăng lên trong thời gian đại dịch.
Đại dịch gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe tinh thần cho trẻ em
Những dấu hiệu như thế nào cho thấy con bạn đang rất cần được giúp đỡ? Cha mẹ nên làm gì để giải quyết tác động liên tục đến sức khỏe tâm thần của trẻ? Còn những đứa trẻ lo lắng về việc nối lại các hoạt động trước đại dịch thì sao? Cuộc trò chuyện sau đây giữa đài CNN với Tiến sĩ Leana Wen, Nhà phân tích Y tế của CNN, bác sĩ cấp cứu và giáo sư về quản lý và chính sách y tế tại Trường Y tế Công cộng Milken Institute thuộc Đại học George Washington sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. CNN: Làm thế nào cha mẹ có thể nhận ra các dấu hiệu cho thấy con cái họ có thể cần giúp đỡ? Tiến sĩ Leana Wen: Nó phụ thuộc vào độ tuổi của con bạn. Đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, các dấu hiệu căng thẳng và thách thức về sức khỏe tinh thần có thể biểu hiện như quấy khóc nhiều hơn, nổi cơn thịnh nộ dữ dội hơn, khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ và tăng lo lắng khi phải tách khỏi người chăm sóc thường xuyên của chúng. Còn đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, chúng sẽ xuất hiện như gặp rắc rối nhiều hơn với các bài tập ở trường, các vấn đề về trí nhớ hoặc khả năng tập trung, và thay đổi hành vi như rút lui khỏi các mối quan hệ bạn bè. Cha mẹ hãy phát hiện những thay đổi được cho là bất bình thường ở con mình, chẳng hạn như việc mất hứng thú với các hoạt động mà trước đây chúng yêu thích và những thay đổi trong giấc ngủ, ăn uống hoặc tập thể dục. CNN: Cha mẹ nên làm gì nếu họ nhận thấy những dấu hiệu này? Tiến sĩ Leana Wen: Dựa vào độ tuổi và sự phát triển của con mình, cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện cởi mở về những căng thẳng và tình trạng của con mình. Từ việc lắng nghe những mối quan tâm của con mình, và cho con biết rằng cha mẹ luôn có mặt để giúp đỡ chúng. Một sự trợ giúp đúng lúc hay đơn giản chỉ là một chỗ dựa tinh thần trong lúc nào là cần thiết. Cha mẹ cũng có thể muốn chia sẻ kinh nghiệm của chính mình và tác động của đại dịch đối với bạn, liên hệ với con mình và cho chúng biết rằng bạn và chúng sẽ cùng nhau vượt qua những điều này. Nếu con bạn chưa sẵn sàng tham gia vào một cuộc trò chuyện cởi mở, hãy gợi ý về một cuộc thảo luận khác và thường xuyên theo dõi chúng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tranh thủ sự giúp đỡ của các bác sĩ nhi khoa của con mình càng sớm càng tốt. Họ sẽ giúp tầm soát sớm chứng trầm cảm, lo âu và các vấn đề khác. Đối với những trẻ lớn, việc đến bác sĩ tâm lý cũng cho phép chúng cởi mở hơn khi chia sert và để bác sĩ thăm dò mối quan tâm của chúng. Điều quan trọng nữa là cha mẹ cũng phải biết tự chăm sóc và cân bằng cảm xúc cho bản thân khi nói đến sức khỏe tinh thần. Bởi vì những căng thẳng của những thành viên lớn tuổi có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ em. Việc nhận thức được nhu cầu sức khỏe tinh thần của bản thân và ưu tiên cho nó là điều cần thiết.
Đại dịch gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe tinh thần cho trẻ em
CNN: Cha mẹ có thể nhận trợ giúp từ các chuyên gia về sức khỏe tâm thần ở đâu? Tiến sĩ Leana Wen: Bác sĩ nhi khoa sẽ là nơi tốt nhất để tìm đến, đặc biệt vì họ có thể đưa ra những khuyến nghị về hình thức trợ giúp phù hợp nhất. Thực tế đã cho thấy rất nhiều trẻ em được hưởng lợi nhiều nhất từ bác sĩ tâm lý, nhà trị liệu hoặc cố vấn sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, trường học của con bạn cũng có những nguồn hỗ trợ tư vấn tâm lý cho trẻ em. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây rằng nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về nguy cơ ***** của con mình, hãy tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức. Hãy đảm bảo rằng tất cả các loại dụng cụ có thể gây thương tích, thuốc men và các mối nguy hiểm khác có thể xảy ra trong nhà được để xa trẻ em. Gọi 911 hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất dành cho những đứa trẻ ở độ tuổi của con bạn nếu có nguy hiểm sắp xảy ra. CNN: Lời khuyên của bạn dành cho những bậc cha mẹ có con cái khó chịu vì tiếp tục bị cô lập là gì? Tiến sĩ Leana Wen: Trước tiên, các cha mẹ hãy tự xem xét về các biện pháp đang được tiếp tục áp dụng nếu xảy ra đại dịch có còn cần thiết cho gia đình bạn vào lúc này hay không. Đã có rất nhiều thay đổi kể từ thời điểm lần đầu tiên xảy ra đại dịch. Hiện tất cả trẻ em từ 5 tuổi trở lên đều có thể chủng ngừa, điều này cung cấp khả năng bảo vệ tuyệt vời khỏi bệnh nặng do Covid-19. Liệu cha mẹ có thể nới lỏng các biện pháp phòng ngừa và cho phép con bạn quay trở lại các hoạt động trước đại dịch không? Trên thực tế, nhiều gia đình đã giữ cho con cái họ an toàn bằng cách không tham gia vào các hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên hiện tại, mức độ nhiễm Covid-19 đã giảm sau khi tăng đột biến do biến thể Omicron. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc những hoạt động nào mà con mình có thể bắt đầu lại. Chẳng hạn như con cái của bạn có thể trở lại bơi lội trong nhà hoặc chơi bóng rổ không, khi biết rằng những hoạt động này có ít rủi ro cho việc nhiễm bệnh, ngoài ra nguy cơ bị bệnh nặng cũng rất thấp. Và các hoạt động ngoài trời thì sao? Đối với các gia đình muốn tiếp tục những hành động thận trọng để bảo vệ các thành viên nhỏ tuổi dễ bị tổn thương trong gia đình. hãy xem xém cách để giảm thiểu những rủi ro trong khi vẫn thực hiện được những hoạt động mà con bạn thực sự yêu thích. Bạn cũng có thể cho phép con bạn ngủ lại nhà bạn thân hoặc người họ hàng, nếu tất cả các thành viên trong gia đình họ cũng đã được bảo vệ bằng vắc xin. Bạn cũng có thể cho phép chúng được đi xem phim nếu họ hứa sẽ sử dụng khẩu trang đảm bảo an toàn trong suốt thời gian đó. Hay việc đi chơi với những người bạn của chúng ở bên ngoài cũng vậy.
Đại dịch gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe tinh thần cho trẻ em
CNN: Còn điều ngược lại - điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ em lo lắng vì những hạn chế như việc đeo khẩu trang bị loại bỏ? Tiến sĩ Leana Wen: Hãy nói chuyện với con bạn về nguy cơ thực sự của chúng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhập viện ở trẻ em do Covid-19 tương đương với bệnh cúm, đó là thời điểm trước khi tiêm chủng. Nếu con bạn vẫn tiếp tục lo lắng, bạn vẫn có thể cho chúng đeo khẩu trang, kể cả khi những người xung quanh không làm như vậy. Hãy hòa nhập hơn với các hoạt động xã hội và ngoại khóa. Tuy nhiên, đừng nên bắt đầu với buổi khiêu vũ ở trường với hàng trăm người trong một căn phòng, mà hãy bằng một bữa tiệc vui chơi hoặc tiệc sinh nhật với hai hoặc ba người bạn thân nhất của chúng. CNN: Còn những lo lắng về hội chứng hậu Covid-19? Tiến sĩ Leana Wen: Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy Covid-19 có thể gây ra những hậu quả lâu dài. Chúng tôi không biết liệu các hội chứng Covid kéo dài có thể phổ biến như thế nào, hoặc những vấn đề này ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào. Các gia đình sẽ có những phản ứng khác nhau trước những điều không chắc chắn này. Một số sẽ muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để cố gắng tránh Covid-19 càng nhiều càng tốt. Còn những gia đinh khác sẽ coi trọng việc trở lại trạng thái bình thường trước đại dịch. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần rút ra là sức khỏe tốt và hạnh phúc cho mọi thành viên trong gia đình, cả về thể chất lẫn tinh thần, không chỉ đơn giản là không có virus SARS-CoV-2, mà còn rất nhiều yếu tố khác cũng được xem xét. Nguồn CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top