Tại một cuộc họp báo, một quan chức từ chính phủ Đài Loan cho biết quốc gia này sẽ triển khai 1 nhóm đặc biệt, hòng bảo vệ các công nghệ và bí mật thương mại của TSMC. Giữa lúc xưởng đúc lớn nhất thế giới đang mở rộng sang Hoa Kỳ. Các nguồn tin thân cận cho biết, các nhà máy ở Mỹ sẽ luôn chậm hơn 1 thế hệ so với nhà máy ở Đài Loan.
Tsung-Tsong Wu, Bộ trưởng Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan (NSTC) cho biết, Chính phủ Đài Loan sẽ triển khai 1 nhóm giám sát những công nghệ lõi của TSMC, bởi chúng là những phần quan trọng đối với lợi ích quốc gia.
Không rõ liệu nhóm này sẽ hoạt động như thế nào và liệu Đài Loan có yêu cầu TSMC triển khai các biện pháp an ninh nâng cao, hay cố gắng hạn chế xuất khẩu một số công nghệ hoặc bí quyết sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bộ trưởng nói rõ họ muốn Đài Loan tiếp tục là thành trì của TSMC, trung tâm sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất toàn cầu.
Trên thực tế, bản thân TSMC cũng có kế hoạch giữ các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của mình tại Đài Loan. Nhà máy Fab 21 ở Arizona sẽ sản xuất bằng quy trình chế tạo N5 (tiến trình 5nm).
Vào thời điểm đó, cơ sở sản xuất tại Công viên Khoa học Nam Đài Loan gần Đài Nam, sẽ sản xuất hàng loạt chip bằng dây chuyền N3 (tiến trình 3nm). Hơn nữa, khi giai đoạn thứ 2 — có khả năng sản xuất N3 — của Fab 21 bắt đầu hoạt động vào năm 2026, các nhà máy của TSMC ở Đài Loan sẽ sản xuất những con chip trên tiến trình N2 của mình.
Một nguồn tin thân mật với TSMC cho biết: “Sự hiện diện của TSMC tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tuân theo nguyên tắc N-1.” Các nguồn tin khác chỉ ra rằng nhà máy ở Mỹ sẽ được sử dụng để sản xuất chip cho các ứng dụng mà chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ cần, cùng với những thứ khác.
Nhưng bản thân các công nghệ xử lý không phải là bí quyết duy nhất mà TSMC phải bảo vệ. Xưởng đúc số 1 thế giới dường như không có chương trình tương tự như Copy Exactly của Intel. Đây là phương pháp triển khai nhiều công nghệ sản xuất tại nhiều xưởng khác nhau trên thế giới để đảm bảo năng suất tối đa.
Do đó, nhà máy tại Mỹ sẽ hơi khác so với nhà máy ở Đài Loan, có thể không mang lại tỷ lệ năng suất giống như ở Đài Loan. Những kỹ thuật cải thiện năng suất duy nhất cho mỗi nhà máy là những kỹ năng thành thạo mà TSMC muốn bảo vệ. Trong khi chính phủ Đài Loan có xu hướng giữ bí quyết riêng cho các nhà máy ở Đài Loan.
>>> TSMC xây nhà máy chip thứ 2 ở Mỹ, tăng mức đầu tư lên 40 tỷ USD
Nguồn: Tom’s Hardware
Tsung-Tsong Wu, Bộ trưởng Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan (NSTC) cho biết, Chính phủ Đài Loan sẽ triển khai 1 nhóm giám sát những công nghệ lõi của TSMC, bởi chúng là những phần quan trọng đối với lợi ích quốc gia.
Trên thực tế, bản thân TSMC cũng có kế hoạch giữ các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của mình tại Đài Loan. Nhà máy Fab 21 ở Arizona sẽ sản xuất bằng quy trình chế tạo N5 (tiến trình 5nm).
Vào thời điểm đó, cơ sở sản xuất tại Công viên Khoa học Nam Đài Loan gần Đài Nam, sẽ sản xuất hàng loạt chip bằng dây chuyền N3 (tiến trình 3nm). Hơn nữa, khi giai đoạn thứ 2 — có khả năng sản xuất N3 — của Fab 21 bắt đầu hoạt động vào năm 2026, các nhà máy của TSMC ở Đài Loan sẽ sản xuất những con chip trên tiến trình N2 của mình.
Nhưng bản thân các công nghệ xử lý không phải là bí quyết duy nhất mà TSMC phải bảo vệ. Xưởng đúc số 1 thế giới dường như không có chương trình tương tự như Copy Exactly của Intel. Đây là phương pháp triển khai nhiều công nghệ sản xuất tại nhiều xưởng khác nhau trên thế giới để đảm bảo năng suất tối đa.
Do đó, nhà máy tại Mỹ sẽ hơi khác so với nhà máy ở Đài Loan, có thể không mang lại tỷ lệ năng suất giống như ở Đài Loan. Những kỹ thuật cải thiện năng suất duy nhất cho mỗi nhà máy là những kỹ năng thành thạo mà TSMC muốn bảo vệ. Trong khi chính phủ Đài Loan có xu hướng giữ bí quyết riêng cho các nhà máy ở Đài Loan.
>>> TSMC xây nhà máy chip thứ 2 ở Mỹ, tăng mức đầu tư lên 40 tỷ USD
Nguồn: Tom’s Hardware