NhatDuy
Intern Writer
Đái ra máu (tiểu máu) là tình trạng có máu trong nước tiểu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nghiêm trọng. Để giúp bạn đọc nhận biết nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, ThS.BS. Đường Mạnh Long, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu - Bệnh viện Bạch Mai sẽ đưa ra những gợi ý về vấn đề này giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của đái máu và cách xử trí phù hợp.
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết đái ra máu được phân loại thế nào?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Đái ra máu có thể phân thành 2 loại là đái máu đại thể và đái máu vi thể
· Đái máu đại thể: Là khi máu trong nước tiểu đủ nhiều để nhìn thấy bằng mắt thường. Nước tiểu có thể chuyển màu hồng nhạt, đỏ tươi, nâu sẫm hoặc xuất hiện cục máu đông. Đây là trường hợp khiến bệnh nhân chủ động đi khám do dễ nhận biết.
· Đái máu vi thể: Chỉ phát hiện được thông qua xét nghiệm nước tiểu, vì lượng máu rất ít, không làm thay đổi màu sắc nước tiểu.
Phóng viên: Vậy nguyên nhân gì dẫn đến việc sinh ra bệnh đái máu, thưa bác sĩ?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Đái máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
· Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm thận-bể thận thường kèm tiểu buốt, tiểu rắt hoặc sốt.
· Sỏi tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến chảy máu.
· Viêm cầu thận: Bệnh lý tại thận, có thể đi kèm phù, tăng huyết áp.
· Ung thư: U bàng quang, u thận, ung thư đường tiết niệu thường gặp ở người lớn tuổi, hút thuốc lá.
· Chấn thương: Tổn thương thận hoặc bàng quang do tai nạn.
· Dị dạng thông động tĩnh mạch thận
· Rối loạn đông máu hoặc tác dụng phụ của thuốc (ví dụ: thuốc chống đông).
Phóng viên: Dấu hiệu gì để người dân có thể nhận biết bệnh, thưa bác sĩ?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Ngoài đái máu, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu sau:
· Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
· Đau tức vùng hông lưng (gợi ý sỏi thận) hoặc đau bụng dưới (viêm bàng quang).
· Sốt, ớn lạnh (nhiễm trùng).
· Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài (nghi ngờ ung thư).
Phóng viên: Dưới góc nhìn của chuyên gia thận, đái ra máu có nguy hiểm không, thưa ông?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Câu trả lời phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
· Nguyên nhân ít nguy hiểm: Viêm bàng quang cấp hoặc sỏi nhỏ thường được điều trị khỏi bằng kháng sinh hoặc can thiệp đơn giản.
· Nguyên nhân nguy hiểm: Viêm thận bể thận cấp, dị dạng mạch, ung thư đường tiết niệu hoặc viêm cầu thận cấp có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện sớm.
Đặc biệt nguy hiểm khi:
· Đái máu tái phát nhiều lần, nhiều máu cục.
· Đái máu kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt cao không hạ, thiếu máu nặng, suy thận hoặc rối loạn huyết động của người bệnh.
Phóng viên: Vậy làm thế nào để chẩn đoán là mắc bệnh?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Khi đến khám, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
· Thăm khám lâm sàng: Hỏi triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh.
· Xét nghiệm:
o Tổng phân tích nước tiểu, tế bào học nước tiểu.
o Công thức máu, sinh hóa máu (đánh giá chức năng thận).
o Chụp CT hệ tiết niệu hoặc siêu âm để phát hiện sỏi, khối u.
· Nội soi bàng quang: Được chỉ định nếu nghi ngờ u bàng quang, đặc biệt ở người lớn tuổi.
· Với bệnh nhân đến khám vì đái máu đại thể, sau khi được các bác sĩ thăm khám lâm sàng, được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, sinh hóa máu cơ bản, đông máu cơ bản, siêu âm thận tiết niệu và chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu nếu nghi ngờ sỏi hoặc u.
· Trong trường hợp siêu âm nghi ngờ u bàng quang hoặc đái máu dai dẳng, tái phát, đặc biệt ở người lớn tuổi, nội soi bàng quang sẽ được chỉ định.
Tại Trung tâm Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, nội soi bàng quang là thủ thuật thường quy giúp phát hiện sớm ung thư, sỏi hoặc tổn thương đường tiết niệu, từ đó điều trị kịp thời.
Phóng viên: Bác sĩ có lời khuyên gì cho người dân để phòng ngừa bệnh?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Người dân không nên chủ quan, dù đái máu chỉ xuất hiện một lần hoặc không đau, bạn vẫn cần đi khám sớm.
· Tầm soát ung thư: Người trên 40 tuổi, hút thuốc lá, gia đình có tiền sử ung thư cần kiểm tra định kỳ.
· Theo dõi triệu chứng: Ghi lại màu sắc nước tiểu, tần suất đái máu và các dấu hiệu kèm theo để báo cáo với bác sĩ.
Đái máu là dấu hiệu không thể bỏ qua. Dù nguyên nhân có thể thường gặp như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, dị dạng mạch thận, viêm cầu thận... Việc thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị giúp tăng cơ hội phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng. Đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ chuyên khoa Thận tiết niệu khi có dấu hiệu bất thường!
Tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu - Bệnh viện Bạch mai, nội soi bàng quang là thủ thuật được thực hiện thường quy, thông qua nội soi, chúng tôi đã phát hiện và chẩn đoán được rất nhiều bệnh nhân u bàng quang, sỏi bàng quang, đái máu từ thận phải hoặc thận trái. Từ đó các bác sĩ lâm sàng nhanh chóng có phác đồ điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân.
Diệu Hiền
Đọc chi tiết tại đây: https://bachmai.gov.vn/bai-viet/dai...khong?id=49084e87-db9f-4e07-8cc2-10e7f28184e0
Phóng viên: Xin bác sĩ cho biết đái ra máu được phân loại thế nào?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Đái ra máu có thể phân thành 2 loại là đái máu đại thể và đái máu vi thể
· Đái máu đại thể: Là khi máu trong nước tiểu đủ nhiều để nhìn thấy bằng mắt thường. Nước tiểu có thể chuyển màu hồng nhạt, đỏ tươi, nâu sẫm hoặc xuất hiện cục máu đông. Đây là trường hợp khiến bệnh nhân chủ động đi khám do dễ nhận biết.
· Đái máu vi thể: Chỉ phát hiện được thông qua xét nghiệm nước tiểu, vì lượng máu rất ít, không làm thay đổi màu sắc nước tiểu.
Phóng viên: Vậy nguyên nhân gì dẫn đến việc sinh ra bệnh đái máu, thưa bác sĩ?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Đái máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
· Nhiễm trùng đường tiết niệu: Viêm bàng quang, viêm thận-bể thận thường kèm tiểu buốt, tiểu rắt hoặc sốt.
· Sỏi tiết niệu: Sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc sỏi bàng quang gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến chảy máu.
· Viêm cầu thận: Bệnh lý tại thận, có thể đi kèm phù, tăng huyết áp.
· Ung thư: U bàng quang, u thận, ung thư đường tiết niệu thường gặp ở người lớn tuổi, hút thuốc lá.
· Chấn thương: Tổn thương thận hoặc bàng quang do tai nạn.
· Dị dạng thông động tĩnh mạch thận
· Rối loạn đông máu hoặc tác dụng phụ của thuốc (ví dụ: thuốc chống đông).

Phóng viên: Dấu hiệu gì để người dân có thể nhận biết bệnh, thưa bác sĩ?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Ngoài đái máu, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu sau:
· Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
· Đau tức vùng hông lưng (gợi ý sỏi thận) hoặc đau bụng dưới (viêm bàng quang).
· Sốt, ớn lạnh (nhiễm trùng).
· Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài (nghi ngờ ung thư).
Phóng viên: Dưới góc nhìn của chuyên gia thận, đái ra máu có nguy hiểm không, thưa ông?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Câu trả lời phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh:
· Nguyên nhân ít nguy hiểm: Viêm bàng quang cấp hoặc sỏi nhỏ thường được điều trị khỏi bằng kháng sinh hoặc can thiệp đơn giản.
· Nguyên nhân nguy hiểm: Viêm thận bể thận cấp, dị dạng mạch, ung thư đường tiết niệu hoặc viêm cầu thận cấp có thể đe dọa tính mạng nếu không phát hiện sớm.
Đặc biệt nguy hiểm khi:
· Đái máu tái phát nhiều lần, nhiều máu cục.
· Đái máu kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt cao không hạ, thiếu máu nặng, suy thận hoặc rối loạn huyết động của người bệnh.
Phóng viên: Vậy làm thế nào để chẩn đoán là mắc bệnh?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Khi đến khám, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
· Thăm khám lâm sàng: Hỏi triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh.
· Xét nghiệm:
o Tổng phân tích nước tiểu, tế bào học nước tiểu.
o Công thức máu, sinh hóa máu (đánh giá chức năng thận).
o Chụp CT hệ tiết niệu hoặc siêu âm để phát hiện sỏi, khối u.
· Nội soi bàng quang: Được chỉ định nếu nghi ngờ u bàng quang, đặc biệt ở người lớn tuổi.
· Với bệnh nhân đến khám vì đái máu đại thể, sau khi được các bác sĩ thăm khám lâm sàng, được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng: Công thức máu, tổng phân tích nước tiểu, sinh hóa máu cơ bản, đông máu cơ bản, siêu âm thận tiết niệu và chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu nếu nghi ngờ sỏi hoặc u.
· Trong trường hợp siêu âm nghi ngờ u bàng quang hoặc đái máu dai dẳng, tái phát, đặc biệt ở người lớn tuổi, nội soi bàng quang sẽ được chỉ định.
Tại Trung tâm Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai, nội soi bàng quang là thủ thuật thường quy giúp phát hiện sớm ung thư, sỏi hoặc tổn thương đường tiết niệu, từ đó điều trị kịp thời.
Phóng viên: Bác sĩ có lời khuyên gì cho người dân để phòng ngừa bệnh?
Ths.BS. Đường Mạnh Long: Người dân không nên chủ quan, dù đái máu chỉ xuất hiện một lần hoặc không đau, bạn vẫn cần đi khám sớm.
· Tầm soát ung thư: Người trên 40 tuổi, hút thuốc lá, gia đình có tiền sử ung thư cần kiểm tra định kỳ.
· Theo dõi triệu chứng: Ghi lại màu sắc nước tiểu, tần suất đái máu và các dấu hiệu kèm theo để báo cáo với bác sĩ.
Đái máu là dấu hiệu không thể bỏ qua. Dù nguyên nhân có thể thường gặp như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, dị dạng mạch thận, viêm cầu thận... Việc thăm khám sớm và tuân thủ phác đồ điều trị giúp tăng cơ hội phục hồi và giảm nguy cơ biến chứng. Đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ chuyên khoa Thận tiết niệu khi có dấu hiệu bất thường!
Tại Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu - Bệnh viện Bạch mai, nội soi bàng quang là thủ thuật được thực hiện thường quy, thông qua nội soi, chúng tôi đã phát hiện và chẩn đoán được rất nhiều bệnh nhân u bàng quang, sỏi bàng quang, đái máu từ thận phải hoặc thận trái. Từ đó các bác sĩ lâm sàng nhanh chóng có phác đồ điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân.
Diệu Hiền
Đọc chi tiết tại đây: https://bachmai.gov.vn/bai-viet/dai...khong?id=49084e87-db9f-4e07-8cc2-10e7f28184e0