Mr Bens
Intern Writer
1. Định nghĩa:
Đái tháo đường là một tình trạng trong đó tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào giảm nhậy cảm với insulin được tiết ra, do đó glucose trong máu không được hấp thụ vào các tế bào của cơ thể. Triệu chứng bao gồm đái nhiều, mệt mỏi, khát liên tục và đói. Việc điều trị bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, uống thuốc và tiêm insulin hàng ngày, đặc biệt là với bệnh đái tháo đường týp 1.
2. Nội dung
A. Mô tả, thống kê, dịch tễ:
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm thị lực. Theo số liệu nghiên cứu gần đây có gần 4 triệu người Việt Nam bị đái tháo đường, toàn thế giới có trên 400 triệu người bị đái tháo đường. Có tới một nửa số bệnh nhân không biết mình bị bệnh, tỷ lệ đái tháo đường đang tiếp tục gia tăng do tỷ lệ mắc béo phì tăng lên, sự già đi của dân số, cuộc sống thành thị và giảm vận động thể lực.
Mỗi tế bào trong cơ thể người cần năng lượng để thực hiện chức năng của mình. Nguồn năng lượng cơ bản nhất là Glucose, là một đường đơn hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn có chứa carbonhydrate. Glucose từ ống tiêu hóa được hấp thu vào hệ thống tuần hoàn đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào hoạt động. Insulin là một hormone tạo ra bởi tế bào tụy, một cơ quan nằm phía sau dạ dày. Insulin gắn vào receptor nằm ở màng tế bào và hoạt động như một chìa khóa để mở cửa cho glucose đi vào trong tế bào. Một số glucose được chuyển thành dạng năng lượng dự trữ trong các phân tử glycogen hoặc acid béo. Khi lượng insulin tạo ra không đủ hoặc thụ cảm thể giảm nhạy với insulin, glucose sẽ tồn tại trong máu mà không vào được trong tế bào.
Cơ thể sẽ nỗ lực pha loãng nồng độ glucose cao trong máu bằng cách lấy nước ra khỏi các tế bào đổ vào máu và đào thải ra nước tiểu. Như vậy những người không được chẩn đoán sẽ bị khát liên tục, uống nhiều, đái nhiều. Điều này cũng làm xuất hiện nồng độ cao glucose trong nước tiểu.
Cùng với việc cơ thể cố gắng thải glucose ra khỏi máu, các tế bào bị đói glucose và gửi tín hiệu đến cơ thể để ăn nhiều hơn, làm bệnh nhân rất đói. Để tạo năng lượng cho các tế bào, cơ thể phải chuyển chất béo và protein thành glucose. Sự thoái giáng của lipid và protein để tạo năng lượng đã tạo ra các chất có tính acid như các thể xeton trong máu. Khi nồng độ các thể xeton tăng lên trong máu gây ra một tình trạng nhiễm toan xeton. Tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được điều trị.
Bệnh đái tháo đường týp 1, đôi khi được gọi là bệnh đái tháo đường vị thành niên, phổ biến nhất ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Ở týp đái tháo đường này, cơ quan sản xuất insulin bị tổn thương nặng nề nên cơ thể sản xuất rất ít hoặc không có insulin. Bệnh có đặc điểm khởi phát đột ngột. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường týp 1 chiếm khoảng 0,1-0,2%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đái tháo đường týp 2. Týp này trước đây còn được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin vì người bị týp này cần phải tiêm insulin hàng ngày.
Đái tháo đường týp 2 thường tiến triển chậm hơn týp 1 (đôi khi trong một vài năm người bệnh vẫn không biết mình bị bệnh) và có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và thuốc uống. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh đái tháo đường týp 2 không kiểm soát được đường máu và không được điều trị cũng nghiêm trọng như ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1. Týp này trước đây còn được gọi là bệnh đái đường không phụ thuộc insulin. Phần lớn người bị bệnh đái tháo đường týp 2 có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng và uống thuốc, tuy nhiên, tiêm insulin là bắt buộc nếu điều trị bằng chế độ ăn uống và uống thuốc không hiệu quả.
Một dạng đái tháo đường khác gọi là Đái tháo đường thai kỳ có thể phát triển trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể khỏi sau khi sinh. Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường khởi phát trong quý thứ hai hoặc ba của thai kỳ trong khoảng 5-10% số người mang thai. Trong năm 2004,Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ được báo cáo đã tăng 35% trong 10 năm. Trẻ em của phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng bị thai to, sinh non, có hạ đường huyết, hoặc có thể trầm trọng hơn như vàng da khi sinh. Tình trạng này thường được điều trị theo chế độ ăn uống, tuy nhiên, tiêm insulin có thể phải áp dụng ở 20% số người đái tháo đường thai kỳ nếu áp dụng chế độ ăn uống và vận động không đạt mục tiêu. Những phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ có nguy cơ cao phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 trong vòng 5-10 năm.
Bệnh đái tháo đường cũng có thể phát triển do bệnh lý tụy, nghiện rượu, rối loạn dinh dưỡng.
B. Nguyên nhân và triệu chứng:
Nguyên nhân:
Trong khi nguyên nhân của bệnh đái tháo đường không rõ ràng, nó bao gồm cả di truyền (các yếu tố di truyền trong gia đình) và các yếu tố môi trường có liên quan tương tác lẫn nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số người mắc bệnh đái tháo đường có những dấu hiệu di truyền chung.Trong bệnh đái tháo đường týp 1, hệ thống miễn dịch được kích hoạt bởi virus hoặc các vi sinh vật khác phá hủy các tế bào tụy có chức năng tiết ra insulin. Trong đái tháo đường týp 2, tuổi cao, béo phì, ít vận động và tiền sử gia đình có người đái tháo đường đóng vai trò là các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới đái tháo đường.
Trong bệnh đái tháo đường týp 2, tuyến tụy có thể sản sinh ra đủ insulin, tuy nhiên, các tế bào đã trở nên kháng với insulin và nó có thể không hoạt động hiệu quả. Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 có thể bắt đầu dần dần mà một người có thể không biết rằng mình bị đái tháo đường. Dấu hiệu ban đầu là mệt mỏi, khát nước và đi đái tháo nhiều. Các triệu chứng khác có thể bao gồm giảm cân đột ngột, liền vết thương chậm, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh viêm nướu răng, hoặc thị lực mờ. Nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được phát hiện bệnh khi đi khám vì một bệnh khác.
Những cá nhân có nguy cơ cao bị ĐTĐ týp 2 bao gồm:
- Bị béo phì (trên 20% cân nặng cơ thể lý tưởng)
- Có chu vi vòng eo cao
- Có họ hàng với bệnh nhân đái tháo đường
- Sinh con nặng hơn 4 kg
- Có huyết áp cao (140/90 mmHg trở lên)
- Có mức LDL-C cao hơn hoặc bằng 35 mg / dL và / hoặc mức triglyceride lớn hơn hoặc bằng 250 mg / dL
- Đã có rối loạn dung nạp glucose.
Một số thuốc thông thường có thể làm giảm độ nhạy insulin, gây ra một tình trạng như bệnh đái tháo đường. Những thuốc này bao gồm các thuốc điều trị tăng huyết áp (furosemide, clonidine,và thuốc lợi tiểu thiazid), thuốc có hoạt tính hóc môn (thuốc ngừa thai đường uống, hocmon tuyến giáp, progestins, và glucocorticoids), và thuốc chống viêm không steroid như Indomethacin. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần (như lo âu và trầm cảm) cũng có thể làm giảm dung nạp glucose. Những loại thuốc này bao gồm haloperidol, lithium carbonate, phenothiazines, thuốc chống trầm cảm ba vòng và các chất chủ vận adrenergic. Các thuốc khác có thể gây ra các triệu chứng của bệnh đái tháo đường bao gồm isoniazid, nicotinic acid, cimetidine, và heparin. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy rằng thiếu chất crom trong cơ thể có thể liên quan tới tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến kháng insulin.
Triệu chứng:
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường có thể phát triển đột ngột (ngày hoặc tuần) ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên khỏe mạnh trước đây hoặc có thể phát triển dần dần (qua nhiều năm) ở người lớn thừa cân trên 40 tuổi. Cổ điển các triệu chứng bao gồm cảm thấy mệt mỏi và yếu, đi đái thường xuyên, khát nước quá mức, đói và sút cân. Nhiễm toan xeton, một tình trạng do đói hoặc đái tháo đường không kiểm soát được, phổ biến ở bệnh đái tháo đường týp 1. Xeton là các hợp chất axit hình thành trong máu khi cơ thể phân hủy chất béo và protein. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, nôn, thở nhanh, lơ mơ và buồn ngủ. Bệnh nhân bị nhiễm toan xeton hơi thở sẽ có mùi quả chín. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Với bệnh đái tháo đường týp 2, các triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi bệnh nhân vào cơ sở y tế điều trị cho một số tình trạng khác. Một bệnh nhân có thể bị bệnh tim, nhiễm trùng mãn tính của nướu răng và đường niệu, thị lực mờ, tê ở chân và bàn chân, hoặc vết thương chậm lành. Phụ nữ có thể bị ngứa bộ phận sinh dục kéo dài.
C. Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng:
Chẩn đoán:
Bệnh đái tháo đường cần được nghĩ đến dựa trên các triệu chứng của tình trạng tăng đường huyết gây ra như khát, uống nhiều, đái nhiều. Xét nghiệm máu được sử dụng để xác nhận chẩn đoán bệnh đái tháo đường dựa trên nồng độ Glucose trong máu.
Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện thể xeton và protein giúp chẩn đoán biến chứng bệnh đái tháo đường và đánh giá tình trạng hoạt động của thận. Các xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để theo dõi khi bệnh nhân đang áp dụng một chế độ ăn uống tiêu chuẩn, thuốc uống, hay đang tiêm insulin.
Clinistix và Diastix là các miếng giấy hoặc que thử nhanh thay đổi màu sắc khi nhúng trong nước tiểu. Các dải thử nghiệm được so sánh với biểu đồ cho biết lượng glucose trong nước tiểu dựa trên sự thay đổi màu sắc. Mức đường trong nước tiểu tương quan thuận với mức glucose trong máu. Thử nghiệm nước tiểu với que thử hoặc viên chỉ thị màu thay đổi màu sắc khi có đường là không chính xác như xét nghiệm máu, tuy nhiên nó có thể cung cấp thông tin nhanh chóng và đơn giản trong các tình huống ngoài bệnh viện.
Ketones trong nước tiểu có thể được phát hiện bằng cách sử dụng que thử (Acetest hoặc Ketostix). Nhiễm toan xeton là một tình huống nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy các phương pháp thử nghiệm nhanh và đơn giản để phát hiện xeton có thể góp phần chẩn đoán sớm hơn.
Que thử cũng có thể xác định sự hiện diện của Protein hoặc albumin trong nước tiểu. Protein trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy có sự tổn thương thận và có thể được sử dụng để theo dõi sự tiến triển của bệnh lý thận do đái tháo đường.
Xét nghiệm máu giúp xác định bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không. Đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói, máu được lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân sau ăn ít nhất tám giờ, thường vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Hồng cầu được tách ra khỏi mẫu máu và lượng glucose được đo trong phần huyết tương còn lại. Mức glucose huyết tương là 7,0 mmol / L (180 mg / L) hoặc lớn hơn chỉ ra bệnh đái tháo đường. Kiểm tra đường huyết lúc đói thường được lặp lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả.Đối với xét nghiệm glucose sau ăn, máu được lấy ngay sau khi bệnh nhân ăn một bữa ăn.Trong các thử nghiệm dung nạp glucose đường uống, các mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch trước và sau khi bệnh nhân uống một cốc nước pha 75g đường. Nếu không bị đái tháo đường, mức glucose trong máu tăng lên ngay sau khi uống và sau đó giảm dần vì insulin được cơ thể sử dụng để chuyển hóa, hoặc hấp thụ đường vào trong tế bào. Trong bệnh đái tháo đường, glucose trong máu lên và giữ ở cao sau khi uống đường. Nồng độ glucose trong huyết tương ở người đái tháo đường là 11,1 mmol / L(200 mg / dL) trở lên sau hai giờ uống 75 g glucose.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường được xác nhận nếu có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường và nồng độ đường huyết cao hơn 11,1 mmol / L, hoặc nồng độ đường huyết lúc đói lớn hơn 7,0 mmol / L, hoặc mức đường huyết sau 2 giờ trên 11,1 mmol / L trong nghiệm pháp dung nạp glucose uống. Trong bệnh viện, định lượng HbA1C cũng được dùng để chẩn đoán đái tháo đường nếu chất này cao hơn 6,5%.
Các bộ dụng cụ theo dõi lượng glucose tại nhà có sẵn trên thị trường, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường có thể tự theo dõi. Một mũi kim nhỏ được sử dụng để chích ngón tay và giọt máu được thu thập và phân tích bởi máy đo đường huyết cá nhân. Các bệnh nhân có thể tự đo nồng độ glucose trong máu nhiều lần trong ngày và sử dụng thông tin này để điều chỉnh liều lượng thuốc hạ đường máu.
Điều trị:
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát để bệnh nhân duy trì cuộc sống tương đối bình thường. Điều trị đái tháo đường tập trung vào 2 mục tiêu: giữ cho mức đường máu bình thường và dự phòng các biến chứng. Theo dõi cẩn thận chế độ ăn uống, luyện tập thể lực và mức đường máu cũng quan trọng tương đương với chế độ dùng thuốc. Hàng năm hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cập nhật lại các biện pháp quản lý và điều trị đái tháo đường.
Chế độ ăn và luyện tập vừa phải là biện pháp điều trị đầu tiên cho bệnh đái tháo đường. Đa số bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi giảm cân sẽ giúp kiểm soát đường máu tốt hơn.
Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 đường uống bao gồm metformin, nhóm sulfonylureas, acarbose, glitazone, ức chế men DPP-4, ức chế men SGLT-2. Việc lựa chọn thuốc dựa trên đặc điểm của từng bệnh nhân. Các thuốc đường uống này không có hiệu quả ở bệnh đái tháo đường typ 1.
Tiêm insulin được chỉ định cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường týp1 và một số bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi các thuốc đường uống không thể kiểm soát được đường máu.
Tiên lượng:
Ngày nay với các tiến bộ trong điều trị bệnh đái tháo đường, nếu bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kiểm soát đường huyết tốt thì có tiên lượng tốt. Những trường hợp tiên lượng xấu là có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc, nghiện rượu.
D. Dự phòng:
Đái tháo đường týp 1 xuất hiện một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và không có biện pháp phòng ngừa, ngược lại đái tháo đường typ 2 có thể dự phòng được bằng cách duy trì cân nặng lý tưởng và tập thể dục thường xuyên. Các stress, trải qua phẫu thuật, bệnh tật, mang thai, nghiện rượu đều làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Vì vậy duy trì một lối sống lành mạnh sẽ phòng ngừa được đái tháo đường typ 2 và các biến chứng của nó.
3. Hình minh họa:
Hình 1: việc theo dõi diễn biến đường máu có thể thực hiện tại nhà bằng máy thử đường huyết cá nhân
Hình 2: biến chứng bàn chân bị hoại tử do tắc mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
PGS.TS Nguyễn Minh Núi
Chủ nhiệm khoa Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103
Đọc chi tiết tại đây: https://benhvien103.vn/nhung-kien-thuc-pho-thong-co-ban-ve-benh-dai-thao-duong/
Đái tháo đường là một tình trạng trong đó tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào giảm nhậy cảm với insulin được tiết ra, do đó glucose trong máu không được hấp thụ vào các tế bào của cơ thể. Triệu chứng bao gồm đái nhiều, mệt mỏi, khát liên tục và đói. Việc điều trị bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, lối sống, uống thuốc và tiêm insulin hàng ngày, đặc biệt là với bệnh đái tháo đường týp 1.
2. Nội dung
A. Mô tả, thống kê, dịch tễ:
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như suy thận, bệnh tim mạch, đột quỵ và giảm thị lực. Theo số liệu nghiên cứu gần đây có gần 4 triệu người Việt Nam bị đái tháo đường, toàn thế giới có trên 400 triệu người bị đái tháo đường. Có tới một nửa số bệnh nhân không biết mình bị bệnh, tỷ lệ đái tháo đường đang tiếp tục gia tăng do tỷ lệ mắc béo phì tăng lên, sự già đi của dân số, cuộc sống thành thị và giảm vận động thể lực.
Mỗi tế bào trong cơ thể người cần năng lượng để thực hiện chức năng của mình. Nguồn năng lượng cơ bản nhất là Glucose, là một đường đơn hấp thu từ quá trình tiêu hóa thức ăn có chứa carbonhydrate. Glucose từ ống tiêu hóa được hấp thu vào hệ thống tuần hoàn đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào hoạt động. Insulin là một hormone tạo ra bởi tế bào tụy, một cơ quan nằm phía sau dạ dày. Insulin gắn vào receptor nằm ở màng tế bào và hoạt động như một chìa khóa để mở cửa cho glucose đi vào trong tế bào. Một số glucose được chuyển thành dạng năng lượng dự trữ trong các phân tử glycogen hoặc acid béo. Khi lượng insulin tạo ra không đủ hoặc thụ cảm thể giảm nhạy với insulin, glucose sẽ tồn tại trong máu mà không vào được trong tế bào.
Cơ thể sẽ nỗ lực pha loãng nồng độ glucose cao trong máu bằng cách lấy nước ra khỏi các tế bào đổ vào máu và đào thải ra nước tiểu. Như vậy những người không được chẩn đoán sẽ bị khát liên tục, uống nhiều, đái nhiều. Điều này cũng làm xuất hiện nồng độ cao glucose trong nước tiểu.
Cùng với việc cơ thể cố gắng thải glucose ra khỏi máu, các tế bào bị đói glucose và gửi tín hiệu đến cơ thể để ăn nhiều hơn, làm bệnh nhân rất đói. Để tạo năng lượng cho các tế bào, cơ thể phải chuyển chất béo và protein thành glucose. Sự thoái giáng của lipid và protein để tạo năng lượng đã tạo ra các chất có tính acid như các thể xeton trong máu. Khi nồng độ các thể xeton tăng lên trong máu gây ra một tình trạng nhiễm toan xeton. Tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và tử vong nếu không được điều trị.
Bệnh đái tháo đường týp 1, đôi khi được gọi là bệnh đái tháo đường vị thành niên, phổ biến nhất ở thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên. Ở týp đái tháo đường này, cơ quan sản xuất insulin bị tổn thương nặng nề nên cơ thể sản xuất rất ít hoặc không có insulin. Bệnh có đặc điểm khởi phát đột ngột. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường týp 1 chiếm khoảng 0,1-0,2%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đái tháo đường týp 2. Týp này trước đây còn được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin vì người bị týp này cần phải tiêm insulin hàng ngày.
Đái tháo đường týp 2 thường tiến triển chậm hơn týp 1 (đôi khi trong một vài năm người bệnh vẫn không biết mình bị bệnh) và có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống và thuốc uống. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh đái tháo đường týp 2 không kiểm soát được đường máu và không được điều trị cũng nghiêm trọng như ở bệnh nhân đái tháo đường týp 1. Týp này trước đây còn được gọi là bệnh đái đường không phụ thuộc insulin. Phần lớn người bị bệnh đái tháo đường týp 2 có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn kiêng và uống thuốc, tuy nhiên, tiêm insulin là bắt buộc nếu điều trị bằng chế độ ăn uống và uống thuốc không hiệu quả.
Một dạng đái tháo đường khác gọi là Đái tháo đường thai kỳ có thể phát triển trong thời kỳ mang thai, bệnh có thể khỏi sau khi sinh. Bệnh đái tháo đường thai kỳ thường khởi phát trong quý thứ hai hoặc ba của thai kỳ trong khoảng 5-10% số người mang thai. Trong năm 2004,Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ được báo cáo đã tăng 35% trong 10 năm. Trẻ em của phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ có nhiều khả năng bị thai to, sinh non, có hạ đường huyết, hoặc có thể trầm trọng hơn như vàng da khi sinh. Tình trạng này thường được điều trị theo chế độ ăn uống, tuy nhiên, tiêm insulin có thể phải áp dụng ở 20% số người đái tháo đường thai kỳ nếu áp dụng chế độ ăn uống và vận động không đạt mục tiêu. Những phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ có nguy cơ cao phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 trong vòng 5-10 năm.
Bệnh đái tháo đường cũng có thể phát triển do bệnh lý tụy, nghiện rượu, rối loạn dinh dưỡng.
B. Nguyên nhân và triệu chứng:
Nguyên nhân:
Trong khi nguyên nhân của bệnh đái tháo đường không rõ ràng, nó bao gồm cả di truyền (các yếu tố di truyền trong gia đình) và các yếu tố môi trường có liên quan tương tác lẫn nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số người mắc bệnh đái tháo đường có những dấu hiệu di truyền chung.Trong bệnh đái tháo đường týp 1, hệ thống miễn dịch được kích hoạt bởi virus hoặc các vi sinh vật khác phá hủy các tế bào tụy có chức năng tiết ra insulin. Trong đái tháo đường týp 2, tuổi cao, béo phì, ít vận động và tiền sử gia đình có người đái tháo đường đóng vai trò là các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới đái tháo đường.
Trong bệnh đái tháo đường týp 2, tuyến tụy có thể sản sinh ra đủ insulin, tuy nhiên, các tế bào đã trở nên kháng với insulin và nó có thể không hoạt động hiệu quả. Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 có thể bắt đầu dần dần mà một người có thể không biết rằng mình bị đái tháo đường. Dấu hiệu ban đầu là mệt mỏi, khát nước và đi đái tháo nhiều. Các triệu chứng khác có thể bao gồm giảm cân đột ngột, liền vết thương chậm, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh viêm nướu răng, hoặc thị lực mờ. Nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường týp 2 được phát hiện bệnh khi đi khám vì một bệnh khác.
Những cá nhân có nguy cơ cao bị ĐTĐ týp 2 bao gồm:
- Bị béo phì (trên 20% cân nặng cơ thể lý tưởng)
- Có chu vi vòng eo cao
- Có họ hàng với bệnh nhân đái tháo đường
- Sinh con nặng hơn 4 kg
- Có huyết áp cao (140/90 mmHg trở lên)
- Có mức LDL-C cao hơn hoặc bằng 35 mg / dL và / hoặc mức triglyceride lớn hơn hoặc bằng 250 mg / dL
- Đã có rối loạn dung nạp glucose.
Một số thuốc thông thường có thể làm giảm độ nhạy insulin, gây ra một tình trạng như bệnh đái tháo đường. Những thuốc này bao gồm các thuốc điều trị tăng huyết áp (furosemide, clonidine,và thuốc lợi tiểu thiazid), thuốc có hoạt tính hóc môn (thuốc ngừa thai đường uống, hocmon tuyến giáp, progestins, và glucocorticoids), và thuốc chống viêm không steroid như Indomethacin. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần (như lo âu và trầm cảm) cũng có thể làm giảm dung nạp glucose. Những loại thuốc này bao gồm haloperidol, lithium carbonate, phenothiazines, thuốc chống trầm cảm ba vòng và các chất chủ vận adrenergic. Các thuốc khác có thể gây ra các triệu chứng của bệnh đái tháo đường bao gồm isoniazid, nicotinic acid, cimetidine, và heparin. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy rằng thiếu chất crom trong cơ thể có thể liên quan tới tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến kháng insulin.
Triệu chứng:
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường có thể phát triển đột ngột (ngày hoặc tuần) ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên khỏe mạnh trước đây hoặc có thể phát triển dần dần (qua nhiều năm) ở người lớn thừa cân trên 40 tuổi. Cổ điển các triệu chứng bao gồm cảm thấy mệt mỏi và yếu, đi đái thường xuyên, khát nước quá mức, đói và sút cân. Nhiễm toan xeton, một tình trạng do đói hoặc đái tháo đường không kiểm soát được, phổ biến ở bệnh đái tháo đường týp 1. Xeton là các hợp chất axit hình thành trong máu khi cơ thể phân hủy chất béo và protein. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, nôn, thở nhanh, lơ mơ và buồn ngủ. Bệnh nhân bị nhiễm toan xeton hơi thở sẽ có mùi quả chín. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Với bệnh đái tháo đường týp 2, các triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi bệnh nhân vào cơ sở y tế điều trị cho một số tình trạng khác. Một bệnh nhân có thể bị bệnh tim, nhiễm trùng mãn tính của nướu răng và đường niệu, thị lực mờ, tê ở chân và bàn chân, hoặc vết thương chậm lành. Phụ nữ có thể bị ngứa bộ phận sinh dục kéo dài.
C. Chẩn đoán, điều trị và tiên lượng:
Chẩn đoán:
Bệnh đái tháo đường cần được nghĩ đến dựa trên các triệu chứng của tình trạng tăng đường huyết gây ra như khát, uống nhiều, đái nhiều. Xét nghiệm máu được sử dụng để xác nhận chẩn đoán bệnh đái tháo đường dựa trên nồng độ Glucose trong máu.
Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện thể xeton và protein giúp chẩn đoán biến chứng bệnh đái tháo đường và đánh giá tình trạng hoạt động của thận. Các xét nghiệm cũng có thể được sử dụng để theo dõi khi bệnh nhân đang áp dụng một chế độ ăn uống tiêu chuẩn, thuốc uống, hay đang tiêm insulin.
Clinistix và Diastix là các miếng giấy hoặc que thử nhanh thay đổi màu sắc khi nhúng trong nước tiểu. Các dải thử nghiệm được so sánh với biểu đồ cho biết lượng glucose trong nước tiểu dựa trên sự thay đổi màu sắc. Mức đường trong nước tiểu tương quan thuận với mức glucose trong máu. Thử nghiệm nước tiểu với que thử hoặc viên chỉ thị màu thay đổi màu sắc khi có đường là không chính xác như xét nghiệm máu, tuy nhiên nó có thể cung cấp thông tin nhanh chóng và đơn giản trong các tình huống ngoài bệnh viện.
Ketones trong nước tiểu có thể được phát hiện bằng cách sử dụng que thử (Acetest hoặc Ketostix). Nhiễm toan xeton là một tình huống nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy các phương pháp thử nghiệm nhanh và đơn giản để phát hiện xeton có thể góp phần chẩn đoán sớm hơn.
Que thử cũng có thể xác định sự hiện diện của Protein hoặc albumin trong nước tiểu. Protein trong nước tiểu là dấu hiệu cho thấy có sự tổn thương thận và có thể được sử dụng để theo dõi sự tiến triển của bệnh lý thận do đái tháo đường.
Xét nghiệm máu giúp xác định bệnh nhân có bị đái tháo đường hay không. Đối với xét nghiệm đường huyết lúc đói, máu được lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân sau ăn ít nhất tám giờ, thường vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Hồng cầu được tách ra khỏi mẫu máu và lượng glucose được đo trong phần huyết tương còn lại. Mức glucose huyết tương là 7,0 mmol / L (180 mg / L) hoặc lớn hơn chỉ ra bệnh đái tháo đường. Kiểm tra đường huyết lúc đói thường được lặp lại vào một ngày khác để khẳng định lại kết quả.Đối với xét nghiệm glucose sau ăn, máu được lấy ngay sau khi bệnh nhân ăn một bữa ăn.Trong các thử nghiệm dung nạp glucose đường uống, các mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch trước và sau khi bệnh nhân uống một cốc nước pha 75g đường. Nếu không bị đái tháo đường, mức glucose trong máu tăng lên ngay sau khi uống và sau đó giảm dần vì insulin được cơ thể sử dụng để chuyển hóa, hoặc hấp thụ đường vào trong tế bào. Trong bệnh đái tháo đường, glucose trong máu lên và giữ ở cao sau khi uống đường. Nồng độ glucose trong huyết tương ở người đái tháo đường là 11,1 mmol / L(200 mg / dL) trở lên sau hai giờ uống 75 g glucose.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường được xác nhận nếu có các triệu chứng của bệnh đái tháo đường và nồng độ đường huyết cao hơn 11,1 mmol / L, hoặc nồng độ đường huyết lúc đói lớn hơn 7,0 mmol / L, hoặc mức đường huyết sau 2 giờ trên 11,1 mmol / L trong nghiệm pháp dung nạp glucose uống. Trong bệnh viện, định lượng HbA1C cũng được dùng để chẩn đoán đái tháo đường nếu chất này cao hơn 6,5%.
Các bộ dụng cụ theo dõi lượng glucose tại nhà có sẵn trên thị trường, vì vậy bệnh nhân đái tháo đường có thể tự theo dõi. Một mũi kim nhỏ được sử dụng để chích ngón tay và giọt máu được thu thập và phân tích bởi máy đo đường huyết cá nhân. Các bệnh nhân có thể tự đo nồng độ glucose trong máu nhiều lần trong ngày và sử dụng thông tin này để điều chỉnh liều lượng thuốc hạ đường máu.
Điều trị:
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh có thể được kiểm soát để bệnh nhân duy trì cuộc sống tương đối bình thường. Điều trị đái tháo đường tập trung vào 2 mục tiêu: giữ cho mức đường máu bình thường và dự phòng các biến chứng. Theo dõi cẩn thận chế độ ăn uống, luyện tập thể lực và mức đường máu cũng quan trọng tương đương với chế độ dùng thuốc. Hàng năm hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ cập nhật lại các biện pháp quản lý và điều trị đái tháo đường.
Chế độ ăn và luyện tập vừa phải là biện pháp điều trị đầu tiên cho bệnh đái tháo đường. Đa số bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi giảm cân sẽ giúp kiểm soát đường máu tốt hơn.
Các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 đường uống bao gồm metformin, nhóm sulfonylureas, acarbose, glitazone, ức chế men DPP-4, ức chế men SGLT-2. Việc lựa chọn thuốc dựa trên đặc điểm của từng bệnh nhân. Các thuốc đường uống này không có hiệu quả ở bệnh đái tháo đường typ 1.
Tiêm insulin được chỉ định cho tất cả bệnh nhân đái tháo đường týp1 và một số bệnh nhân đái tháo đường typ 2 khi các thuốc đường uống không thể kiểm soát được đường máu.
Tiên lượng:
Ngày nay với các tiến bộ trong điều trị bệnh đái tháo đường, nếu bệnh nhân tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kiểm soát đường huyết tốt thì có tiên lượng tốt. Những trường hợp tiên lượng xấu là có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch khác đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hút thuốc, nghiện rượu.
D. Dự phòng:
Đái tháo đường týp 1 xuất hiện một cách đột ngột, không có dấu hiệu báo trước và không có biện pháp phòng ngừa, ngược lại đái tháo đường typ 2 có thể dự phòng được bằng cách duy trì cân nặng lý tưởng và tập thể dục thường xuyên. Các stress, trải qua phẫu thuật, bệnh tật, mang thai, nghiện rượu đều làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Vì vậy duy trì một lối sống lành mạnh sẽ phòng ngừa được đái tháo đường typ 2 và các biến chứng của nó.
3. Hình minh họa:

Hình 1: việc theo dõi diễn biến đường máu có thể thực hiện tại nhà bằng máy thử đường huyết cá nhân

Hình 2: biến chứng bàn chân bị hoại tử do tắc mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
PGS.TS Nguyễn Minh Núi
Chủ nhiệm khoa Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103
Đọc chi tiết tại đây: https://benhvien103.vn/nhung-kien-thuc-pho-thong-co-ban-ve-benh-dai-thao-duong/