Daikin, Panasonic và nhiều hãng điện tử Nhật đồng loạt tăng giá đồ gia dụng

Làn sóng tăng giá tại Nhật Bản đã tràn sang thị trường thiết bị gia dụng, bao gồm điều hòa không khí, máy rửa chén bát và tủ lạnh, khi mà các công ty như Daikin Industries và Panasonic đều gặp khó khăn trước tình trạng chi phí vật liệu thô tăng cao.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Nhật Bản đối với “hàng tiêu dùng lâu bền”, như các món đồ gia dụng cỡ lớn, đã tăng 7,5% trong tháng 6 so với một năm trước đó. Theo danh mục sản phẩm, điều hòa không khí tăng 11% lên 130,1 - mức chỉ số cao nhất kể từ tháng 3/2009. Tủ lạnh cũng tăng giá khoảng 15% trong ba tháng liên tiếp.
CPI đối với điều hòa không khí và các sản phẩm khác có thể tiếp tục duy trì ở mức cao, ít nhất là trong tương lai gần.
Chúng tôi sẽ dần dần tăng giá lên 4-5% trên toàn cầu” trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2023, một lãnh đạo Daikin cho biết. Nhà sản xuất điều hòa không khí buộc phải tăng giá để phù hợp với quá trình ra mắt sản phẩm và các sự kiện khác, nhằm đối phó với chi phí vận tải và vật liệu thô, như đồng và nhôm, ngày càng tăng.
Masanori Togawa, chủ tịch Daikin, cho biết chuyển những chi phí đó sang giá vận chuyển của công ty áp dụng cho các nhà bán lẻ là một “ưu tiên hàng đầu”
Được biết, Panasonic sẽ tăng giá của gần 80 sản phẩm thêm từ 3 - 23%, chủ yếu là thiết bị gia dụng như tủ lạnh, bắt đầu vào tháng 8 này.
Nếu chúng tôi không thể giảm bớt tác động của tình trạng tăng giá vật liệu, chúng tôi phải tăng giá của sản phẩm” - Chủ tịch Masahiro Shinada nói.
Từ tháng 9 trở đi, Panasonic có kế hoạch tăng giá các sản phẩm khác, bao gồm máy giặt và máy hút bụi, trong bối cảnh tỉ giá hối đoái biến động mạnh dần ảnh hưởng đến công ty.
Daikin, Panasonic và nhiều hãng điện tử Nhật đồng loạt tăng giá đồ gia dụng
Hitachi Global Life Solutions cũng đã bắt đầu tăng giá bán sỉ của các sản phẩm tủ lạnh và máy giặt từ tháng 4 năm nay.
Chúng tôi không thể hạn chế hoàn toàn chi phí vật liệu tăng cao. Đó là một lựa chọn khó khăn” , theo Yoshiko Ito, giám đốc công ty.
Những vật liệu không chứa sắt như đồng và nhôm được sử dụng để chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt và cuộn dây động cơ, những thành phần quan trọng của đồ điện gia dụng. Giá của những vật liệu này đã bắt đầu tăng mạnh vào tháng 3 do những quan ngại về nguồn cung liên quan cuộc chiến của Nga ở Ukraine, và tình hình sụt giảm sản lượng lò đúc gây ra bởi thiếu hụt năng lượng. Hợp đồng tương lai kỳ hạn 3 tháng đối với đồng và nhôm trên sàn giao dịch kim loại London đều đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Đến giữa tháng 7 vừa qua, giá đồng quốc tế đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng, do những quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng đồng Yên Nhật suy yếu đã khiến giá vật liệu tính bằng Yên vẫn ở mức cao chót vót. Tính đến thứ 4, giá trị theo Yên đã tăng 39%, đạt 1,08 triệu Yên/tấn so với mức trung bình hàng tháng vào tháng 11/2020.
DÙ giá tăng, doanh số các sản phẩm điện gia dụng vẫn khá ấn tượng. Một khảo sát bởi GfK Japan cho thấy doanh số điều hòa không khí trong tháng 6 đã tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Koichi Kiyomura, CEO của nhà bán lẻ thiết bị điện tử gia dụng Yamada Holdings, đồng ý với đánh giá tích cực đó.
Doanh số của các sản phẩm mới với khả năng tiết kiệm điện cao là rất tốt” - Kiyomura cho biết.
Nhưng Văn phòng Nội các Nhật Bản lại đưa tin rằng chỉ số tự tin người tiêu dùng (CCI) đã giảm mạnh vào tháng 7, đánh dấu quý thứ hai liên tiếp. Ryuhei Kanatani, chủ tịch hãng bán lẻ Joshin Denki, là một trong số những người quan ngại rằng người tiêu dùng sẽ bớt hào hứng với thị trường này.
Tôi lo lắng ngày càng nhiều người quyết định ngừng chi tiền vào các thiết bị gia dụng, hoặc sẽ kéo dài chu kỳ thay thế sản phẩm” để ưu tiên cho thức ăn và các vật dụng cần thiết mỗi ngày, Kanatani nói.
Tham khảo: NikkeiAsia
>> Trải nghiệm điều hòa Funiki SmartCare+ HSIC 09TMU
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top