Cơ quan thuế đẩy mạnh truy thu với người bán hàng online trên các nền tảng trực tuyến, nhiều cá nhân phải nộp hàng trăm triệu đồng.
Nhiều người kinh doanh trên các trang thương mại trực tuyến được cơ quan thuế gửi thư mời làm việc. Ảnh: Xuân Sang.
Gần đây, ngành thuế đẩy mạnh rà soát, truy thu từ những cá nhân bán hàng thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhiều người kinh doanh nhiều năm trên Shopee, Lazada vẫn chưa từng làm nghĩa vụ này. Con số lớn, cộng thêm khoản phạt vì đóng trễ, nhiều cá nhân bán hàng than thở vì không tính toán trước chi phí nói trên.
Những trường hợp dùng đơn hàng ảo, đẩy số trên nền tảng dẫn đến số thuế phải nộp tăng lên đáng kể.
Trả lời Zing, ông Hoàng Hảo, ngụ tại Hà Nội cho biết bản thân vừa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Người này đã kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến từ năm 2019 nhưng chưa từng kê khai, nộp thuế đúng quy định.
Email cơ quan thuế gửi đến người kinh doanh trực tuyến. Ảnh: Hồ Đức.
“Tôi nhập, bán hàng dạng cá nhân nên chủ quan, chưa nghĩ đến việc nộp thuế bao giờ. Đến cơ quan thuế mới biết mình bị trễ, phải nộp thêm tiền phạt cho mỗi năm”, ông Hảo cho biết. Số tiền người này phải nộp cho cơ quan thuế là hơn 90 triệu đồng cho hoạt động bán hàng trực tuyến từ năm 2019.
Cùng tình trạng, ông L.V., ngụ tại Hà Nội cũng được cơ quan thuế thông báo khoản truy thu, nộp phạt khoảng 270 triệu đồng. Đây là phần thuế cho việc bán hàng trong 4 năm trên nền tảng trực tuyến.
“Giờ tôi phải đi vay để nộp thuế vì không tính trước khoản này. Hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng”, ông V. nói.
Hiện tại trên các hội nhóm người bán hàng Shopee, Lazada, nhiều chủ shop tỏ ra hoang mang khi tính toán số tiền bản thân phải đóng dựa trên doanh thu đã bán trên các sàn. Trong đó, có nhiều người tìm cách đóng sớm để tránh bị phạt vì nộp trễ.
Ông Hoàng Hảo cho biết bản thân kinh doanh nhiều gian hàng, sản phẩm trên sàn Shopee. Số thuế, tiền phạt 90 triệu đồng người này phải nộp được tính trên doanh thu của tất cả các shop.
Đơn hàng ảo trở thành áp lực nộp thuế của người bán hàng online. Ảnh: Xuân Sang.
Hiện tại, người bán hàng online khi có tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm cần nộp 1% thuế giá trị gia tăng và 0,5% thuế thuế thu nhập cá nhân. Tổng cộng, mỗi cá nhân phải nộp 1,5% thuế tính trên doanh thu.
Bên cạnh đó, khoản thuế của một số người bán bị đội lên bởi các đơn hàng ảo. Thực tế, các cửa hàng bán trên sàn thương mại điện tử có nhiều thủ thuật để tăng uy tín, thu hút khách hàng. Một trong số đó là việc tự mua hàng của chính mình để tăng số lượng sản đã bán, thêm các đánh giá tích cực.
Tuy nhiên, những đơn “ảo” này vẫn được tính vào phần doanh thu thật. Phía cơ quan thuế dựa trên con số bán cuối cùng để tính mức cá nhân cần nộp. Do đó, mức thuế bị đội lên đáng kể so với số đơn thực chất bán được.
“Tôi thấy cách tính này chưa hợp lý vì phần doanh thu cuối cùng không sát với thực tế, bất lợi cho người bán”, ông Hoàng Hải nói với Zing.
Trong khi đó, những người bán hàng dưới dạng doanh nghiệp đỡ được mối lo thuế quan. Ông Nguyễn Thanh Tùng, một người bán phụ kiện điện thoại trên các sàn thương mại điện tử cho biết pháp nhân bán hàng bản thân sử dụng là một công ty, có thông tin nhập, xuất đầy đủ nên sẵn sàng làm việc với cơ quan thuế.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, Shopee, Lazada sẽ đóng phần thuế nêu trên cho người bán cá nhân. Tuy nhiên, điều này làm nặng thêm mức tổng chi phí khá cao mà các sàn đang tính trên người bán. Theo Tiến sĩ Seng Kiong Kok, Giảng viên Đại học RMIT, dùng thuế phí thấp là cách phổ biến để thâm nhập các khu vực mới, tranh giành thị phần.
Ngoài ra, ông Kok cho biết tình hình kinh tế sau đại dịch đang bất ổn, ảnh hưởng nhiều đến các chỉ số trong ngành TMĐT tại Việt Nam. Hiện tại, người bán trên Shopee đang phải đóng mức thuế, phí 5-10% bao gồm các tùy chọn khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, gian hàng trên Mall.
Gần đây, công tác truy thu thuế của người bán hàng online được đẩy mạnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Do đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý thuế với hoạt động TMĐT như hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới...
Theo Zingnews
>> Chủ sàn thương mại điện tử phải cung cấp thông tin người bán, doanh thu cho cơ quan thuế
Gần đây, ngành thuế đẩy mạnh rà soát, truy thu từ những cá nhân bán hàng thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhiều người kinh doanh nhiều năm trên Shopee, Lazada vẫn chưa từng làm nghĩa vụ này. Con số lớn, cộng thêm khoản phạt vì đóng trễ, nhiều cá nhân bán hàng than thở vì không tính toán trước chi phí nói trên.
Những trường hợp dùng đơn hàng ảo, đẩy số trên nền tảng dẫn đến số thuế phải nộp tăng lên đáng kể.
Nộp hàng trăm triệu đồng tiền thuế
Gần đây, nhiều người bán hàng trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Shopee, Lazada nhận thư từ Chi cục Thuế địa phương, yêu cầu đến kê khai, nộp thuế.Trả lời Zing, ông Hoàng Hảo, ngụ tại Hà Nội cho biết bản thân vừa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Người này đã kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến từ năm 2019 nhưng chưa từng kê khai, nộp thuế đúng quy định.
“Tôi nhập, bán hàng dạng cá nhân nên chủ quan, chưa nghĩ đến việc nộp thuế bao giờ. Đến cơ quan thuế mới biết mình bị trễ, phải nộp thêm tiền phạt cho mỗi năm”, ông Hảo cho biết. Số tiền người này phải nộp cho cơ quan thuế là hơn 90 triệu đồng cho hoạt động bán hàng trực tuyến từ năm 2019.
Cùng tình trạng, ông L.V., ngụ tại Hà Nội cũng được cơ quan thuế thông báo khoản truy thu, nộp phạt khoảng 270 triệu đồng. Đây là phần thuế cho việc bán hàng trong 4 năm trên nền tảng trực tuyến.
“Giờ tôi phải đi vay để nộp thuế vì không tính trước khoản này. Hoạt động kinh doanh cũng bị ảnh hưởng”, ông V. nói.
Hiện tại trên các hội nhóm người bán hàng Shopee, Lazada, nhiều chủ shop tỏ ra hoang mang khi tính toán số tiền bản thân phải đóng dựa trên doanh thu đã bán trên các sàn. Trong đó, có nhiều người tìm cách đóng sớm để tránh bị phạt vì nộp trễ.
1,5% tiền thuế trên doanh thu
Hiện tại, việc truy thu thuế của người bán hàng online đang áp dụng trên các cá nhân có tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm. Con số này không tính riêng doanh thu từng gian hàng trên nền tảng. Tổng doanh thu được tính dựa trên số tiền mà người kinh doanh nhận được, từ tất cả các shop bán trên trang thương mại điện tử.Ông Hoàng Hảo cho biết bản thân kinh doanh nhiều gian hàng, sản phẩm trên sàn Shopee. Số thuế, tiền phạt 90 triệu đồng người này phải nộp được tính trên doanh thu của tất cả các shop.
Hiện tại, người bán hàng online khi có tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm cần nộp 1% thuế giá trị gia tăng và 0,5% thuế thuế thu nhập cá nhân. Tổng cộng, mỗi cá nhân phải nộp 1,5% thuế tính trên doanh thu.
Bên cạnh đó, khoản thuế của một số người bán bị đội lên bởi các đơn hàng ảo. Thực tế, các cửa hàng bán trên sàn thương mại điện tử có nhiều thủ thuật để tăng uy tín, thu hút khách hàng. Một trong số đó là việc tự mua hàng của chính mình để tăng số lượng sản đã bán, thêm các đánh giá tích cực.
Tuy nhiên, những đơn “ảo” này vẫn được tính vào phần doanh thu thật. Phía cơ quan thuế dựa trên con số bán cuối cùng để tính mức cá nhân cần nộp. Do đó, mức thuế bị đội lên đáng kể so với số đơn thực chất bán được.
“Tôi thấy cách tính này chưa hợp lý vì phần doanh thu cuối cùng không sát với thực tế, bất lợi cho người bán”, ông Hoàng Hải nói với Zing.
Trong khi đó, những người bán hàng dưới dạng doanh nghiệp đỡ được mối lo thuế quan. Ông Nguyễn Thanh Tùng, một người bán phụ kiện điện thoại trên các sàn thương mại điện tử cho biết pháp nhân bán hàng bản thân sử dụng là một công ty, có thông tin nhập, xuất đầy đủ nên sẵn sàng làm việc với cơ quan thuế.
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, Shopee, Lazada sẽ đóng phần thuế nêu trên cho người bán cá nhân. Tuy nhiên, điều này làm nặng thêm mức tổng chi phí khá cao mà các sàn đang tính trên người bán. Theo Tiến sĩ Seng Kiong Kok, Giảng viên Đại học RMIT, dùng thuế phí thấp là cách phổ biến để thâm nhập các khu vực mới, tranh giành thị phần.
Ngoài ra, ông Kok cho biết tình hình kinh tế sau đại dịch đang bất ổn, ảnh hưởng nhiều đến các chỉ số trong ngành TMĐT tại Việt Nam. Hiện tại, người bán trên Shopee đang phải đóng mức thuế, phí 5-10% bao gồm các tùy chọn khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, gian hàng trên Mall.
Gần đây, công tác truy thu thuế của người bán hàng online được đẩy mạnh. Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi các bộ, ngành và địa phương yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Do đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường quản lý thuế với hoạt động TMĐT như hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới...
Theo Zingnews
>> Chủ sàn thương mại điện tử phải cung cấp thông tin người bán, doanh thu cho cơ quan thuế