Dán kính cường lực cho smartphone có cần thiết?

Nếu đã bỏ ra số tiền lên tới cả ngàn đô để mua một chiếc smartphone, hẳn bạn sẽ muốn dán thêm kính cường lực để tăng thêm một lớp bảo vệ màn hình trước nguy cơ bị vỡ do các tác động rơi vỡ và vật lý khác.
Dán kính cường lực cho smartphone có cần thiết?
Nhưng liệu chúng có còn cần thiết khi những tiến bộ về độ bền của màn hình hiện đại ngày càng ấn tượng?

Tấm dán bảo vệ màn hình là gì?​

Tấm dán bảo vệ màn hình chỉ đơn giản là một tấm nhựa trong hoặc thủy tinh rất mỏng và có thể dán vào màn hình smartphone. Miếng dán bảo vệ được cắt để vừa với hình dạng chính xác của thiết bị cùng với các đường cắt ở những vị trí thích hợp như camera, cảm biến. Đó là lý các miếng dán bảo vệ màn hình luôn có kích thước và hình dạng khác nhau.
Để dán miếng bảo vệ màn hình, bạn sẽ phải lau sạch màn hình trước bằng vải sợi nhỏ và dùng các thủ thuật để đặt miếng dán bảo vệ lên màn hình, sau đó ấn xuống để nó dán chắc vào màn hình. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ để đẩy nước và bong bóng khí ra ngoài cho tới khi có được một bề mặt hoàn toàn phẳng.
Dán kính cường lực cho smartphone có cần thiết?
Tấm dán bảo vệ màn hình ko quá quan trọng nhưng nhiều người hiện nay đang lạm dụng nó thay vì chỉ sử dụng màn hình kính. Rõ ràng, việc dán thêm tấm bảo vệ màn hình dễ dàng hơn nhiều so với việc phải tốn tiền thay thế một màn hình bị xước hoặc nứt do rơi vỡ, ít ra thì nhiều người dùng nghĩ vậy.

Kính Gorilla là gì?​

Đại đa số smartphone Android ngày nay sử dụng kính Gorilla Glass của Corning. Đây là loại kính cường lực cứng và có khả năng chống xước cao. Corning đã phát hành nhiều phiên bản mới của kính Gorilla Glass trong vài năm qua. Phiên bản mới nhất là Gorilla Glass Victus+ trên Galaxy S22 Ultra.
Gorilla Glass có tác dụng bảo vệ chính là chống trầy xước và nứt vỡ. Một số phiên bản có khả năng chống xước tốt hơn nhưng dễ nứt hơn, một số phiên bản lại dễ xước nhưng khó nứt hơn. Đó là sự cân bằng không đổi giữa hai yếu tố này và Corning đã tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của nó.
Theo Corning, kính cường lực Gorilla Glass Victus đã được thử nghiệm có thể tồn tại khi rơi xuống các bề mặt cứng, thô từ độ cao tới 6 mét. Khả năng chống xước được đo bằng bài test Knoop Hardness Test. Victus vẫn có thể tồn tại trước tải trọng lên tới 8 Newton, trong khi các kính khác khó có thể vượt qua 4 Newton.

Giải thích về kính Ceramic Shield của Corning​

Apple không sử dụng kính Gorilla Glass cho iPhone. Thay vào đó, hãng sử dụng một loại kính dành riêng cho iPhone được gọi là “Ceramic Shield”. Loại kính này được thiệu cùng với iPhone 12 và Ceramic Shield cũng do Corning sản xuất.
Ceramic Shield thực sự là loại kính có gốm. Kính Ceramic Shield được nhúng với các tinh thể nano gốm có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng, làm cho nó trông trong suốt như thủy tinh.
Dán kính cường lực cho smartphone có cần thiết?
Kết quả từ sự kết hợp này là một vật liệu cứng, chắc và có khả năng chống rơi và trầy xước. Đáng buồn thay, Apple không chia sẻ nhiều chi tiết kỹ thuật về Ceramic Shield. Nó chỉ đơn giản là “tốt hơn bốn lần” so với dòng iPhone 12. Thực sự không có cách nào để so sánh Ceramic Shield với Gorilla Glass nhưng có thể nói cả hai đều là kính bảo vệ màn hình bền do Corning sản xuất.

Nhược điểm của miếng dán bảo vệ màn hình​

Điều quan trọng là tấm dán bảo vệ màn hình làm thay đổi cảm giác của màn hình khi chạm vào. Rõ ràng, nhựa không cho cảm giác đẹp như kính, đó là lý do tại sao kính bảo vệ màn hình trở nên phổ biến hơn.
Việc sử dụng một tấm nhựa hoặc kính mỏng có thể làm thay đổi đáng kể vẻ ngoài của màn hình thiết bị, đặc biệt một số miếng dán bảo vệ màn hình còn bị đổi màu theo thời gian. Vì các tấm dán bảo vệ màn hình không cứng như Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield nên chúng có thể bị xước và làm mất tính thẩm mỹ.
Dán kính cường lực cho smartphone có cần thiết?
Tất nhiên nếu bạn dán kính bảo vệ màn hình đúng cách thì không vấn đề gì. Nhưng nếu không làm đúng cách, tấm dán màn hình sẽ có các bong bóng khí và vết nứt bên dưới miếng bảo vệ màn hình, khiến bạn phải dán một miếng dán màn hình mới.

Khi nào bạn cần một miếng dán bảo vệ màn hình?​

Một số vật liệu phổ biến có thể làm xước màn hình smartphone. Những thứ cần chú ý là cát vì nó cứng một cách đáng ngạc nhiên. Nếu bạn đi biển và mang theo một ít cát trong túi, thì cát đó có thể cọ xát vào màn hình của smartphone và làm xước nó.
Đá cứng cũng dễ làm xước. Các loại kính khác, kim loại hiếm và vật liệu rất cứng như kim cương cũng có thể làm xước màn hình Gorilla Glass hoặc Ceramic Shield. Chính vì vậy bạn cần tránh để chúng chạm vào màn hình để tránh bị xước.
Nhưng ngoài những trường hợp đó ra, miếng dán bảo vệ màn hình dường như không còn quá hữu ích đối với smartphone ngày nay nữa. Dùng "trần" sẽ sướng hơn nhiều, và bạn cũng không nên quá lo lắng về việc chìa khoá trong túi quần có thể làm xước màn hình - chúng bền hơn bạn tưởng đấy.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top