Dân mạng Trung Quốc tấn công người nổi tiếng xứ Hàn, giành quyền sở hữu hanbok

Nhiều nhân vật nổi tiếng của Hàn Quốc đã bị kéo vào cuộc chiến trên mạng, phải đối mặt với hàng loạt bình luận tiêu cực từ cư dân mạng Trung Quốc. Cuộc chiến tranh giành quốc phục – hanbok - lại nóng. Trước đó, cư dân mạng hai hai nước cũng đã nổ ra cuộc chiến văn hoá tranh giành món kimchi.
Dân mạng Trung Quốc tấn công người nổi tiếng xứ Hàn, giành quyền sở hữu hanbok
Cư dân mạng hai nước đều cho rằng hanbok (trái) là trang phục truyền thống của mình và nam ca sĩ Suga (phải) cũng bị lôi vào cuộc chiến sau khi đăng tải bức ảnh mình mặc hanbok (Ảnh: Business Insider)
Cuộc chiến tranh giành quốc phục nổ ra khi một diễn viên múa Trung Quốc mặc bộ hanbok – trang phục với áo khoác dài và một chiếc váy rộng, lưng cao được công nhận rộng rãi là trang phục truyền thống của Hàn Quốc – trong một phần trình diễn tại Lễ Khai mạc Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh hôm 4/2.
Đại sứ quán Trung Quốc cho rằng việc phụ nữ Trung Quốc mặc hanbok là bình thường vì hai quốc gia có cùng nguồn gốc lịch sử. Tuy nhiên, các chính trị gia Hàn Quốc kịch liệt phản đối việc Trung Quốc sử dụng trang phục truyền thống của nước này. Theo đó, một số nhà lập pháp cáo buộc Trung Quốc sử dụng sân khấu của Thế vận hội để tuyên bố chủ quyền với nền văn hoá Hàn Quốc.
Dân mạng Trung Quốc tấn công người nổi tiếng xứ Hàn, giành quyền sở hữu hanbok
Bộ hanbok xuất hiện tại Lễ Khai mạc Thế vận hội mùa Đông đã châm ngòi cuộc chiến (Ảnh: Nikkei Asia)
Sau lễ khai mạc, căng thẳng xung quanh bộ hanbok và ai được mặc nó ngày một leo thang. Cư dân mạng Trung Quốc đã chỉ trích những nhân vật nổi tiếng của Hàn Quốc vì chia sẻ hình ảnh họ mặc hanbok. Không rõ là những ngôi sao này có quan điểm như thế nào về cuộc tranh cãi nói trên, tuy nhiên, người dùng Weibo đã tấn công giới văn nghệ sỹ của Hàn Quốc vì đã mặc bộ trang phục này – trong đó có Min Yoongi của nhóm nhạc BTS và nữ diễn viên Park Shin Hye.

Hanbok và cuộc chiến truyền thông​

Hanbok xuất hiện từ thời kỳ Tam Quốc của Hàn Quốc (57 BC - 668 AD), khi lãnh thổ Hàn Quốc bao trùm toàn bộ Bán đảo Triều Tiên và một phần lớn Mãn Châu, sau này thuộc lãnh thổ của Trung Quốc ngày nay. Chính vì hanbok có một số điểm tương đồng với hanfu (Hán phục) của Trung Quốc (trang phục truyền thống của dân tộc Hán tại Trung Quốc), một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra về việc liệu hai trang phục này có sự ảnh hưởng lẫn nhau hay không.
Người Hàn Quốc cho rằng việc Trung Quốc sử dụng hanbok trong Lễ Khai mạc Thế vận hội mùa Đông là hành động chiếm đoạt văn hoá và coi đây là nỗ lực tuyên bố những phần quan trọng trong nền văn hoá Hàn Quốc thuộc về quốc gia này.
Phản ứng trước dư luận, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hàn trả lời trong một thông cáo đưa ra hôm 8/2, rằng trang phục hanbok thuộc về các dân tộc Hàn Quốc ở khắp nơi, trong đó có cả những người đang sinh sống tại Trung Quốc.
“Đó không chỉ là mong muốn của họ, mà còn là quyền được hiện diện ở Thế vận hội mùa Đông với quốc phục của tất cả các dân tộc tại Trung Quốc”, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc cho biết. “Người Hàn Quốc ở Trung Quốc và cả ở hai bên Bán đảo Triều Tiên đều có cùng nguồn gốc và cùng một nền văn hoá, trong đó có trang phục”.
Hiện có khoảng 2 triệu người Hàn Quốc sinh sống tại Trung Quốc, họ được xác định là một dân tộc thiểu số và được chính phủ bảo vệ.
Dân mạng Trung Quốc tấn công người nổi tiếng xứ Hàn, giành quyền sở hữu hanbok
Ngày 8/2, nam rapper Min Yoogi của nhóm nhạc BTS – hay còn được biết đến với nghệ danh là Suga – đã đăng tải một tấm ảnh cũ của mình trên Instagram trong bộ trang phục gonryongpo, một dạng hanbok thường dành cho các vị vua của Hàn Quốc. Phản ứng lại động thái này, nhiều người dùng Weibo đã kêu gọi BTS “ngừng hoạt động”.
“Thật sự không thể tha thứ. Fan của anh ta biến khỏi Trung Quốc đi. Mấy người có phải người Trung Quốc không vậy?”
, một bình luận trên Weibo phản ứng trước hành động của Suga và những người hâm mộ đang bảo vệ thần tượng của họ.
Tuy nhiên, fandom của BTS tại Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ thần tượng của mình.
“Anh ấy là người Hàn Quốc. Việc anh ta đăng ảnh mình mặc hanbok thì có vấn đề gì chứ? Tôi cho là họ không được đăng ảnh mặc quần áo mà phải đăng ảnh trần truồng mới vừa”, trích một bình luận trên Weibo.
Hai ca sĩ người Hàn khác cũng hứng chịu nhiều bình luận tiêu cực từ cư dân mạng Trung Quốc do đăng ảnh mặc trang phục truyền thống của Hàn Quốc.
Hyoyeon Kim của nhóm nhạc nữ Girls' Generation cũng đăng tải hình ảnh cô mặc một bộ hanbok màu đen trên tài khoản Instagram của mình. Cô đã phải vô hiệu hoá tính năng bình luận sau khi nhận hàng tá bình luận công kích. Bên cạnh đó, người dùng Weibo cũng chỉ trích ca sỹ Chung Ha vì đã gọi hanbok“trang phục truyền thống Hàn Quốc” trong một lần phát trực tuyến.
Dân mạng Trung Quốc tấn công người nổi tiếng xứ Hàn, giành quyền sở hữu hanbok
Nữ diễn viên người Hàn Park Shin Hye đã đăng tải một tấm ảnh của mình mặc hanbok trên Instagram kèm hashtag #koreantraditionalclothes (trang phục truyền thống Hàn Quốc). Chỉ trong thời gian ngắn, bên dưới bức ảnh đã có đến 60.000 bình luận – rất nhiều trong số đó là bình luận tiêu cực. Nhiều “anh hùng bàn phím” đã rủa xả và còn cáo buộc cô đánh cắp văn hoá Trung Quốc.
“Chắc mấy người không học lịch sử, Hàn Quốc từng là một trong các nước chư hầu của Trung Quốc. Mấy người thật ra là người Trung Quốc hết”, bình luận của tài khoản Instagram tên Mang Guo Ai Cao Mei.
“Mắc ói. Hy vọng con cái đừng có giống ***** mà có chút đạo đức”, tài khoản Instagram Lanlanlan bình luận.
Làn sóng thù địch hướng đến diễn viên Park Shin Hye còn lan sang cả mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. “Cút đi. Trước đây có thích người này nhưng giờ thì cút. Là tự chuốc lấy thôi. Biến đi”, một bình luận trên Weibo.
Cuộc chiến xung quanh bộ trang phục hanbok là cuộc chiến mới nhất trên mạng xã hội trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông tổ chức tại Bắc Kinh. Tuần trước, cư dân mạng Trung Quốc cũng tấn công RM, trưởng nhóm BTS, vì đã lên tiếng ủng hộ cho vận động viên trượt băng tốc độ của Hàn Quốc và chỉ trích vận động viên trượt băng nghệ thuật của Trung Quốc Zhu Yi sau khi cô có màn biểu diễn thất bại tại Thế vận hội.
Năm ngoái, một cuộc chiến khác giữa Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã nổ ra khi hai bên tranh giành món kimchi. Cư dân mạng hai nước đã có một cuộc đụng độ nảy lửa về nguồn gốc xuất sứ của món ăn này.
Theo Business Insider
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top