Đằng sau mức lỗ kỷ lục 2.100 tỷ của ông chủ Zalo: 4/5 mảng kinh doanh chủ chốt đều lỗ, lợi nhuận từ game online cũng sụt giảm đáng kể

Nhật Quang

Editor
Thành viên BQT
Theo BCTC của VNG, mảng trò chơi trực tuyến đêm về cho công ty doanh thu lớn nhất ở mức 5.482 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72%

CTCP VNG (mã chứng khoán: VNZ) vừa công bố BCTC kiểm toán 2023, trong đó doanh thu thuần đạt 7.593 tỷ đồng - giảm 12% so với báo cáo tự lập. Khoảng lỗ ròng của công ty trong năm 2023 ở mức hơn 2.100 tỷ đồng, gấp đôi so với con số của năm ngoái. So với báo cáo tự lập vào mức 540 tỷ, con số lỗ ròng tăng gấp 4 lần.

vng1-17157465864521050842156_png_75.jpg

VNG cũng lần đầu công bố chi tiết về các bộ phận kinh doanh của mình. Mặc dù đã đầu tư vào rất nhiều mảng kinh doanh khác nhưng mảng trò chơi trực tuyến (game online) vẫn là nguồn đóng góp chính vào doanh thu, lợi nhuận của VNG.

Theo BCTC của VNG, mảng trò chơi trực tuyến đêm về cho công ty doanh thu lớn nhất ở mức 5.482 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72%. Doanh thu mảng này trong năm qua tăng nhẹ hơn 1% so với năm trước đó. Đây cũng là mảng kinh doanh duy nhất của doanh nghiệp này có lãi với con số 391 tỷ đồng, tuy nhiên giảm 60% so với cùng kỳ năm trước.

Mảng trò chơi trực tuyến của VNG được đơn vị thành viên là VNGGames đảm nhận việc phát hành và phát triển. Xuất phát điểm với tựa game "huyền thoại" Võ lâm truyền kỳ, đến nay mảng game của VNG đã ghi dấu ấn không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực.Ở thời điểm hiện tại, đơn vị này đang phát hành một loạt game đình đám như Liên Minh Huyền Thoại: Tốc chiến; PUBG Mobile hay Valorant...

Tuy nhiên, mảng trò chơi trực tuyến lại là điểm sáng hiếm hoi trong hoạt động kinh doanh của VNG khi tất cả các mảng còn lại đều báo lỗ. Đầu tiên phải kể đến mảng truyền thông đa phương tiện với nguồn thu chính đến từ quảng cáo.

Trong năm qua, doanh thu từ quảng cáo của VNG giảm 33% so với năm 2022, còn 1.080 tỷ đồng. Trong những năm trước, đây vẫn là mảng có thể "hái ra tiền" cho kỳ lân công nghệ Việt Nam nhưng năm nay dịch vụ quảng cáo của công ty này ghi nhận lỗ 241 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi 451 tỷ đồng.


vng2-1715746575477330020352_png_75.jpg

Mảng dịch vụ công nghệ tài chính là mảng lỗ lớn nhất của VNG, ở mức 934,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này đã giảm một nửa so với mức lỗ của năm ngoái. Sản phẩm nổi bật nhất trong dịch vụ tài chính của VNG phải kể đến chính là ví điện tử ZaloPay. Zion - công ty do VNG nắm giữ hơn 72% vốn đang là đơn vị vận hành ZaloPay. Theo VNG giới thiệu, Zalo Pay đã liên kết với 39 ngân hàng và 5.000+ đối tác, tăng trưởng người dùng hoạt động hàng tháng lên tới 51% trong năm 2021.

Theo thông tin trên website của Zalo Pay, ví điện tử này đã có liên kết với các đối tác như Vietcombank, VietinBank, Sacombank, BIDV, Eximbank, SCB, Ngân hàng Bản Việt,... và ba tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master và JCB. Đặc biệt, Zalo Pay hiện nằm trong top 5 Ví điện tử phổ biến nhất cả nước.

Mặc dù mức độ phủ sóng rộng rãi nhưng Zalo Pay cùng những mảng kinh doanh khác chưa thể đem lợi nhuận về cho Zion. Công ty này đã có tới 6 năm thua lỗ liên tiếp từ 2017 - 2022 trước khi tiếp tục lỗ vào năm 2023. Quy mô của khoản lỗ (tính thuế) ở mức 721 tỷ đồng trong năm ngoái.

Trong năm qua, VNG đã tiếp tục "bơm tiền" vào Zalo Pay. Trên BCTC riêng quý 4, giá trị đầu tư dài hạn của VNG tăng 36% so với đầu năm, lên 4.839 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ sở hữu tại Zion tăng từ 69,98% hồi đầu năm lên 72,654% tương ứng giá trị đầu tư gần 3.365 tỷ đồng, tăng 190 tỷ so với cuối quý 3 và tăng hơn 400 tỷ so với đầu năm.

screenshot-2024-05-15-011535-17157105487951956796341_png_75.jpg
#VNGlỗnặng #VNGlỗhơn2000tỉ

Nguồn: Cafef

 
  • vng2-1715746575477330020352_png_75.jpg
    vng2-1715746575477330020352_png_75.jpg
    33.5 KB · Lượt xem: 89


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top