Jimmy
Moderator
Nước Việt ta từ xưa nổi tiếng với truyền thống y học lâu đời, sản sinh ra nhiều danh y tài giỏi, trong đó phải kể đến Hoàng Đôn Hòa - vị lương y được người đời ví như Hoa Đà tái thế, y thuật sánh ngang Tuệ Tĩnh.
Sinh thời, danh tiếng của ông vang xa đến tận Trung Hoa, khiến vua Càn Long cũng phải "ngả mũ" thán phục.
Vào đầu thế kỷ 16, dịch bệnh hoành hành khắp nước ta, cướp đi sinh mạng của vô số người dân. Trong lúc "thầy chạy bác chạy", Hoàng Đôn Hòa xuất hiện như "vị cứu tinh" với bài thuốc kỳ diệu, chữa khỏi bệnh cho hàng vạn người.
Tiếng lành đồn xa, Hoàng Đôn Hòa được triều đình mời vào cung chữa bệnh cho một vị công chúa. Vị lương y tài ba đã chữa khỏi bệnh cho công chúa, khiến nhà vua vô cùng cảm kích và quyết định gả công chúa cho ông.
Tuy nhiên, vốn là người "thương dân như con", Hoàng Đôn Hòa chỉ xin vua cho phép trở về quê nhà để tiếp tục sự nghiệp cứu người.
Câu chuyện về vị danh y tài đức vẹn toàn này đã vượt biên giới Đại Việt, đến tai vua Càn Long - vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh.
Truyền thuyết kể rằng, trong thời gian trị vì, vua Càn Long mắc phải một chứng bệnh nan y, khiến các danh y nổi tiếng nhất Trung Hoa cũng phải "bó tay". Lúc bấy giờ, một thầy bói trong cung đã phán rằng: "Khí lành phương Nam hội tụ, chắc chắn nơi đó có danh y".
Vua Càn Long lập tức cho người sang Đại Việt tìm kiếm danh y, nhưng Hoàng Đôn Hòa khi ấy đã qua đời được 200 năm. Không bỏ cuộc, Càn Long ra lệnh tìm kiếm học trò của vị danh y. Cuối cùng, lương y Trịnh Đôn Phác - truyền nhân đời thứ 13 của dòng họ Trịnh danh y, người được truyền thụ những tinh hoa y thuật từ cuốn “Hoạt nhân toát yếu” của Hoàng Đôn Hòa - đã được chọn để sang Trung Hoa chữa bệnh cho vua Càn Long.
Miếu thờ danh y Hoàng Đôn Hòa. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống
Quả nhiên, Trịnh Đôn Phác đã chữa khỏi bệnh cho Càn Long và một vị cách cách ốm yếu khác. Vua Càn Long vô cùng cảm kích, ban thưởng hậu hĩnh và mời ông ở lại làm quan.
Tuy nhiên, với tấm lòng hướng về quê hương, Trịnh Đôn Phác đã từ chối và xin được trở về Đại Việt. Trước khi ông về nước, vua Càn Long đã cho lập đàn tế lễ, bái vọng danh y Hoàng Đôn Hòa - người thầy đã truyền dạy y thuật cho Trịnh Đôn Phác. Vị hoàng đế nhà Thanh cũng ban tặng cho Trịnh Đôn Phác nhiều báu vật quý giá, trong đó có một cái chóe, một áo cẩm bào tím, một cây đèn lễ và một đôi hài bằng đồng.
Bốn chữ bằng khảm trai “Thần công hộ quốc”. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống
Những hiện vật này hiện vẫn được lưu giữ cẩn thận tại miếu thờ thần hoàng làng Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội), như minh chứng cho tài năng và tấm lòng "thầy thuốc như mẹ hiền" của hai vị danh y Đại Việt.
Sinh thời, danh tiếng của ông vang xa đến tận Trung Hoa, khiến vua Càn Long cũng phải "ngả mũ" thán phục.
Vào đầu thế kỷ 16, dịch bệnh hoành hành khắp nước ta, cướp đi sinh mạng của vô số người dân. Trong lúc "thầy chạy bác chạy", Hoàng Đôn Hòa xuất hiện như "vị cứu tinh" với bài thuốc kỳ diệu, chữa khỏi bệnh cho hàng vạn người.
Tiếng lành đồn xa, Hoàng Đôn Hòa được triều đình mời vào cung chữa bệnh cho một vị công chúa. Vị lương y tài ba đã chữa khỏi bệnh cho công chúa, khiến nhà vua vô cùng cảm kích và quyết định gả công chúa cho ông.
Tuy nhiên, vốn là người "thương dân như con", Hoàng Đôn Hòa chỉ xin vua cho phép trở về quê nhà để tiếp tục sự nghiệp cứu người.
Câu chuyện về vị danh y tài đức vẹn toàn này đã vượt biên giới Đại Việt, đến tai vua Càn Long - vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh.
Truyền thuyết kể rằng, trong thời gian trị vì, vua Càn Long mắc phải một chứng bệnh nan y, khiến các danh y nổi tiếng nhất Trung Hoa cũng phải "bó tay". Lúc bấy giờ, một thầy bói trong cung đã phán rằng: "Khí lành phương Nam hội tụ, chắc chắn nơi đó có danh y".
Vua Càn Long lập tức cho người sang Đại Việt tìm kiếm danh y, nhưng Hoàng Đôn Hòa khi ấy đã qua đời được 200 năm. Không bỏ cuộc, Càn Long ra lệnh tìm kiếm học trò của vị danh y. Cuối cùng, lương y Trịnh Đôn Phác - truyền nhân đời thứ 13 của dòng họ Trịnh danh y, người được truyền thụ những tinh hoa y thuật từ cuốn “Hoạt nhân toát yếu” của Hoàng Đôn Hòa - đã được chọn để sang Trung Hoa chữa bệnh cho vua Càn Long.
Miếu thờ danh y Hoàng Đôn Hòa. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống
Quả nhiên, Trịnh Đôn Phác đã chữa khỏi bệnh cho Càn Long và một vị cách cách ốm yếu khác. Vua Càn Long vô cùng cảm kích, ban thưởng hậu hĩnh và mời ông ở lại làm quan.
Tuy nhiên, với tấm lòng hướng về quê hương, Trịnh Đôn Phác đã từ chối và xin được trở về Đại Việt. Trước khi ông về nước, vua Càn Long đã cho lập đàn tế lễ, bái vọng danh y Hoàng Đôn Hòa - người thầy đã truyền dạy y thuật cho Trịnh Đôn Phác. Vị hoàng đế nhà Thanh cũng ban tặng cho Trịnh Đôn Phác nhiều báu vật quý giá, trong đó có một cái chóe, một áo cẩm bào tím, một cây đèn lễ và một đôi hài bằng đồng.
Bốn chữ bằng khảm trai “Thần công hộ quốc”. Ảnh: Báo Khoa Học Và Đời Sống
Những hiện vật này hiện vẫn được lưu giữ cẩn thận tại miếu thờ thần hoàng làng Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội), như minh chứng cho tài năng và tấm lòng "thầy thuốc như mẹ hiền" của hai vị danh y Đại Việt.