thuha19051234
Pearl
Theo nghiên cứu mới, mức độ tập trung sở hữu chó cao hơn trong những khu vực lân cận dường như có liên quan đến mức độ tội phạm thấp hơn ở những nơi này.
Mức độ tăng cường các hoạt động dân sự trên đường phố, tăng tính tương tác với hàng xóm, dường như cung cấp khả năng giám sát cao hơn đối với khu vực bạn sống, do đó giúp mọi thứ an toàn hơn. Theo nhà xã hội học Nicolo Pinchak, tác giả chính của nghiên cứu, việc một người dắt chó đi dạo giống như đang "tuần tra các khu vực lân cận họ".
Nếu có thứ gì đó bất ổn, chắc chắn họ sẽ nhìn thấy, chẳng hạn như một kẻ lạ đáng ngờ xuất hiện. Và từ đó, các hoạt động này có thể vô tình trở thành một biện pháp ngăn chặn tội phạm.
Giả thuyết của các nhà nghiên cứu - được lấy cảm hứng từ công trình của nhà lý thuyết đô thị Jane Jacobs - lấy dấu hiệu từ khái niệm "đôi mắt trên đường phố" của Jacobs. Có ý tưởng rằng mọi người ở những nơi công cộng giúp duy trì trật tự và an toàn hơn, đơn giản thông qua sự hiện diện của họ, vì nó mang lại cơ hội giám sát môi trường xung quanh. Jacobs lập luận rằng việc người dân ở những nơi công cộng liên tục “nhìn vào đường phố”, các tương tác cộng đồng giúp tạo ra mạng lưới tôn trọng và tin tưởng của công chúng nơi họ sống, cùng nhau, họ sẽ giúp ngăn chặn việc phạm tội xảy ra.
Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào quyền sở hữu chó, họ lập luận rằng thói quen hàng ngày của những người dắt chó đi dạo phù hợp với lý thuyết của Jacobs về việc trở thành một hoạt động có thể góp phần giám sát và an toàn khu phố, đồng thời xây dựng lòng tin trong cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện cho việc tương tác giữa những người xa lạ.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm số liệu thống kê tội phạm cho các khu vực lân cận ở Columbus, Ohio. Một cuộc khảo sát tiếp thị cho thấy mức độ tập trung của các khu dân cư nuôi chó trong thành phố, dữ liệu từ một dự án xã hội học riêng biệt, đo lường mức độ tin cậy và khí hậu xã hội của các vùng lân cận trong khu vực.
Mặc dù kết quả không đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ nhân quả nào, nhưng rõ ràng có mối liên hệ giữa sự hiện diện của chó và tỷ lệ tội phạm giảm. Họ nhận thấy sự phù hợp với mô hình kiểm soát tội phạm của Jacobs, sự tập trung của chó ở khu vực lân cận tỷ lệ nghịch với tỷ lệ trộm cướp, giết người và ở một mức độ ít nhất quán hơn là những vụ tấn công nghiêm trọng trong những khu dân cư. Nhóm cũng lưu ý, tội phạm tài sản cũng cho thấy mối liên hệ nghịch với sự tập trung của chó, không phụ thuộc vào mức độ tin cậy của hàng xóm.
Những kết quả điều tra cho đến nay chỉ mới ở quy mô của một thành phố. Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng họ không thể loại trừ ảnh hưởng của các thành kiến khác nhau trong dữ liệu. Vì thế, sẽ cần có những nghiên cứu trong tương lai để khám phá các vấn đề một cách chi tiết hơn.
Cần có nhiều thời gian để giải mã mối liên hệ này, nhưng hiện tại, có thể thấy những chú chó đang góp phần vào an ninh dân cư tại các khu vực đông dân - chỉ đơn giản bằng cách gắn kết mọi người lại với nhau và có thể những tác động khác sẽ xuất phát từ đó. Pinchak nói rằng niềm tin giữa những người sống trong cùng một khu vực sẽ không giúp ích gì nhiều cho mỗi người nếu ở nơi bạn ở không có bất kỳ ai để ý những gì đang diễn ra. Đó là nơi những chú cho phát huy lợi ích. Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có thể chú ý hơn đến những điều lạ, những người lạ cũng như phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
>>> TikTok sắp có dịch vụ livestream 18+.
Nguồn sciencealert
Giải thích từ góc độ xã hội học
Có lẽ theo cách nào đó, những chú chó đang thực sự giúp chúng ta chống lại tội phạm. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio cho rằng, lý do mối liên hệ này tồn tại vì sở hữu một chú chó có nghĩa là bạn cần phải dắt nó đi dạo, và điều đó cũng lại có mối liên quan đến cộng đồng của bạn.Mức độ tăng cường các hoạt động dân sự trên đường phố, tăng tính tương tác với hàng xóm, dường như cung cấp khả năng giám sát cao hơn đối với khu vực bạn sống, do đó giúp mọi thứ an toàn hơn. Theo nhà xã hội học Nicolo Pinchak, tác giả chính của nghiên cứu, việc một người dắt chó đi dạo giống như đang "tuần tra các khu vực lân cận họ".
Nếu có thứ gì đó bất ổn, chắc chắn họ sẽ nhìn thấy, chẳng hạn như một kẻ lạ đáng ngờ xuất hiện. Và từ đó, các hoạt động này có thể vô tình trở thành một biện pháp ngăn chặn tội phạm.
Mối liên hệ giữa sự hiện diện của chó và tỷ lệ tội phạm giảm
Mặc dù ý tưởng này đã có những ảnh hưởng trong xã hội học, quy hoạch đô thị và giới học thuật, nhưng Pinchak và nhóm của ông nói rằng, đã có vài nỗ lực để định lượng liệu giả thuyết có hoạt động một cách rõ ràng để giảm tỷ lệ tội phạm ở khu vực lân cận hay không.Để kiểm tra điều này, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào quyền sở hữu chó, họ lập luận rằng thói quen hàng ngày của những người dắt chó đi dạo phù hợp với lý thuyết của Jacobs về việc trở thành một hoạt động có thể góp phần giám sát và an toàn khu phố, đồng thời xây dựng lòng tin trong cộng đồng thông qua việc tạo điều kiện cho việc tương tác giữa những người xa lạ.
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn, bao gồm số liệu thống kê tội phạm cho các khu vực lân cận ở Columbus, Ohio. Một cuộc khảo sát tiếp thị cho thấy mức độ tập trung của các khu dân cư nuôi chó trong thành phố, dữ liệu từ một dự án xã hội học riêng biệt, đo lường mức độ tin cậy và khí hậu xã hội của các vùng lân cận trong khu vực.
Những kết quả điều tra cho đến nay chỉ mới ở quy mô của một thành phố. Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng họ không thể loại trừ ảnh hưởng của các thành kiến khác nhau trong dữ liệu. Vì thế, sẽ cần có những nghiên cứu trong tương lai để khám phá các vấn đề một cách chi tiết hơn.
Nếu có điều kiện hãy nuôi một chú chó và chăm chỉ dắt chó đi dạo bạn nhé
Nghiên cứu thú vị này đã cung cấp những dữ liệu mới để hỗ trợ cho ý tưởng rằng việc nuôi chó và dắt chó đi dạo góp phần làm giảm tội phạm trong cộng đồng. Nhờ các hoạt động này, một người dân có thể dễ dàng xác định được những kẻ lạ, hoặc loại bỏ những kẻ phạm tội vì cả người đi bộ và chó đều có vẻ có nhiều khả năng can thiệp hơn trong trường hợp phạm tội.Cần có nhiều thời gian để giải mã mối liên hệ này, nhưng hiện tại, có thể thấy những chú chó đang góp phần vào an ninh dân cư tại các khu vực đông dân - chỉ đơn giản bằng cách gắn kết mọi người lại với nhau và có thể những tác động khác sẽ xuất phát từ đó. Pinchak nói rằng niềm tin giữa những người sống trong cùng một khu vực sẽ không giúp ích gì nhiều cho mỗi người nếu ở nơi bạn ở không có bất kỳ ai để ý những gì đang diễn ra. Đó là nơi những chú cho phát huy lợi ích. Những người thường xuyên dắt chó đi dạo có thể chú ý hơn đến những điều lạ, những người lạ cũng như phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.
>>> TikTok sắp có dịch vụ livestream 18+.
Nguồn sciencealert