VNR Content
Pearl
Tiếp theo phần 1 về các loại trầm cảm, trong phần 2, tiến sĩ Gökbayrak sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các triệu chứng của bệnh trầm cảm, nguyên nhân, chẩn đoán và các phương pháp điều trị. Loạt bài lược dịch từ bài viết của tiến sĩ tâm lý Simay Gökbayrak trên trang tin sức khỏe Healthline.
(Ảnh: Pixabay) Trầm cảm cũng có thể gây ra các triệu chứng thể chất như: + chứng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều + mệt mỏi mãn tính + thay đổi trong vị giác và cân nặng + các chỗ đau, nhức không giải thích được Trầm cảm ở trẻ em và thiếu niên thường có những dấu hiệu: + lòng tự trọng thấp + tội lỗi + dễ bị kích động hoặc khóc nhiều + các triệu chứng thể chất như đau bao tử, nhức đầu + khó khăn trong việc tập trung + thường xuyên bỏ học ở trường Ở người cao tuổi, sự mất trí nhớ không thể giải thích, các vấn đề giấc ngủ hoặc thu mình có thể là trầm cảm, nhưng cũng có thể là bệnh Alzheimer hoặc các loại sa sút trí tuệ (dementia) khác. Các triệu chứng trầm cảm có thể trải dài từ nhẹ nhàng đến nghiêm trọng. Kết quả khảo sát của National Health Interview Survey 2019 ở người trưởng thành, xoay quanh các triệu chứng trong 2 tuần trước đó, cho thấy: - 2,8% người trưởng thành có các triệu chứng nghiêm trọng - 4,2% có triệu chứng mức độ trung bình - 11,5% mức độ nhẹ
Theo các chuyên gia, trầm cảm xuất hiện để phản ứng lại sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm hóa học não, hormone, di truyền. Nói cách khác, trầm cảm không phải do một nguyên nhân đơn lẻ. Các yếu tố nguy cơ khác tạo nên trầm cảm: + Tiền sử tổn thương hoặc bị lạm dụng. Theo một nghiên cứu năm 2015, 75,6% người bị trầm cảm mãn tính có tiền sử bị tổn thương thời thơ ấu. + Tiền sử các tình trạng sức khỏe tâm thần khác. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế... tất cả đều có liên quan đến trầm cảm. vCác tình trạng mãn tính. Theo ước tính, khoảng 9,3-25% người bị các bệnh mãn tính như đau hoặc tiểu đường mãn tính cũng bị trầm cảm. + Rối loạn dùng thuốc. 12-80% người bị rối loạn dùng thuốc cũng trải qua trầm cảm cùng lúc. + Tiền sử bệnh của gia đình. Theo cuốn “Tài liệu thống kê và chẩn đoán rối loạn tâm thần” (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5)), người có tiền sử gia đình bị trầm cảm có khả năng bị trầm cảm gấp 2 đến 4 lần.
Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết có các triệu chứng trầm cảm, bước đi kế tiếp hay nhất là liên lạc với một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Các triệu chứng không khớp với các tiêu chí ở trên một cách chính xác vẫn có thể cho thấy các loại trầm cảm nhất định, vì vậy việc liên lạc với bên ngoài luôn quan trọng. Hãy nói với chuyên gia tất cả các triệu chứng của bạn, kể cả những cái có vẻ không liên quan, bởi vì một bức tranh chi tiết các triệu chứng của bạn sẽ giúp họ thực hiện chẩn đoán chính xác nhất.
Trầm cảm cũng có thể đóng góp vào những hệ quả cuộc sống và sức khỏe không mong muốn khác như: - nhức đầu, các cơn đau nhức mãn tính khác - rối loạn dùng thuốc - các vấn đề trong công việc hay trường học - khó khăn trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, người yêu - thu mình lại, cô đơn - gia tăng nguy cơ các tình trạng sức khỏe tâm thần và sức khỏe khác - tự hủy hoại bản thân Việc nhận hỗ trợ từ một chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn tiến xa hơn trong việc phòng ngừa các biến chứng này.