VNR Content
Pearl
Việc gia tăng quá nhanh các trung tâm đăng kiểm trong thời gian ngắn khiến dịch vụ đăng kiểm xe ô tô rơi vào tình trạng cung vượt cầu...
Song từ đầu năm 2021, khu vực này xuất hiện thêm 2 trung tâm đăng kiểm mới, cách nhau chỉ vài kilomet khiến mức độ cạnh tranh khá khốc liệt. Lượng xe mới tăng không đáng kể, lại thêm nhiều xe dừng hoạt động do dịch Covid-19 khiến các trung tâm đều rất ít việc, phải bù lỗ.
Dịch Covid-19 phần nào khiến hoạt động kinh doanh đăng kiểm bộc lộ khó khăn.
“Chúng tôi khai trương được gần một tháng thì Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 nên không có xe đến khám. Nguồn thu rất ít, trong khi chỉ riêng chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng gần 200 triệu đồng, chưa kể các chi phí nhân công, khiến trung tâm phải bù lỗ”, giám đốc một đơn vị chia sẻ.
Tương tự, lãnh đạo một trung tâm mới mở còn lại ở quận Hà Đông cũng cho biết, sau giãn cách xã hội, lượng phương tiện đi đăng kiểm tăng lên, nhưng chỉ được vài ngày.
“Chỉ được 1 tuần đầu sau khi nới giãn cách xã hội, lượng xe đến đăng kiểm đủ công suất của hai dây chuyền, còn sau đó, xe lại vắng trở lại”, chủ đầu tư đơn vị trên nói và cho biết, phải tiết giảm tối đa các chi phí như điện, nước để vượt qua gia đoạn khó khăn.
Không riêng trung tâm mới mở, lãnh đạo một số trung tâm đăng kiểm đã mở nhiều năm tại Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đăng kiểm thua lỗ nặng nên phải giảm lương, chi phí nhân công.
“Nguồn thu đăng kiểm phụ thuộc vào lượng xe đến khám, nhưng trong thời gian cao điểm dịch, hàng ngày chỉ có vài xe đến kiểm định nên nguồn thu không đáng kể, không đủ chi trả tiền thuê mặt bằng, chi phí sản xuất trực tiếp”, ông Lê Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-01S chia sẻ.
Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-27D Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, đơn vị cũng phải bù lỗ nên buộc phải tiết giảm tối đa các chi phí, kể cả thu nhập tăng thêm của người lao động.
“Lượng xe đi đăng kiểm giảm mạnh khiến nguồn thu chính từ phí (giá) dịch vụ kiểm định, nguồn thu được trích lại từ thu hộ phí bảo trì đường bộ, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm đều giảm; chưa kể phí sử dụng đường bộ đối với xe khách, xe tải được giảm từ tháng 8/2020 đến hết năm 2021”, ông Dũng phân tích.
Lãnh đạo một số trung tâm đăng kiểm ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh… cũng cho biết, khu vực nào cũng nhiều trung tâm đăng kiểm, trong khi lượng xe tăng chậm, nhiều xe dừng hoạt động do dịch Covid-19 nên hoạt động chỉ một nửa công suất, khiến nguồn thu giảm mạnh, không tương xứng với đầu tư ban đầu.
Liên quan đến đầu tư trung tâm đăng kiểm, theo một số chủ đầu tư, khi đầu tư ban đầu, chi phí lớn nhất là mặt bằng, dây chuyền thiết bị và xây dựng nhà xưởng, văn phòng.
Để đầu tư một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, với một dây chuyền đăng kiểm, cần ít nhất 6 tỷ đồng. Các chi phí lớn gồm: Thuê mặt bằng, dây chuyền thiết bị đăng kiểm và xây dựng nhà xưởng.
Trường hợp mặt bằng có vị trí đẹp, tiền thuê cao và phải trả tiền trước trong thời gian dài thì mức đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn.
“Trung tâm hoạt động một dây chuyền kiểm định cần gần 10 người, gồm lãnh đạo, đăng kiểm viên (quy định tối thiểu duy trì 3 người/dây chuyền) và nhân viên nghiệp vụ, bảo vệ. Khi trung tâm đi vào hoạt động phải chi thường xuyên cho các khoản tiền lương, điện, bảo dưỡng thiết bị, văn phòng phẩm, thuế, lãi vay… Mỗi ngày trung bình cần khoảng 40 xe đến kiểm định mới đảm bảo cân bằng các khoản chi trên, còn thấp hơn sẽ bị lỗ”, một nhà đầu tư cho biết.
Điển hình, một doanh nghiệp ở Hà Nội đầu tư mở trung tâm đăng kiểm nhưng làm ăn thua lỗ nên lợi dụng vốn bằng cách chậm trễ chuyển tiền thu phí sử dụng đường bộ, không nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm vào ngân sách.
Bên cạnh đó, đơn vị cung cấp thiết bị, hợp tác bán bảo hiểm xe phản ánh về việc bị chây ỳ trả tiền mua thiết bị, tiền bán bảo hiểm. Đây cũng là đơn vị 2 lần bị đình chỉ hoạt động do sai phạm trong hoạt động kiểm định.
Giám đốc một trung tâm đăng kiểm cho biết, lợi thế của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trước đây là hợp tác bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Tuy nhiên, từ tháng 10/2021, trung tâm đăng kiểm không được phép kiểm tra loại giấy tờ này, đồng nghĩa với việc bán bảo hiểm khó khăn hơn.
Quy định mới cũng kéo dài chu kỳ kiểm định của xe chở khách dưới 9 chỗ (được sản xuất trong vòng 5 năm) thêm 6 tháng, nên lượt xe vào đăng kiểm giảm.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-27D nhìn nhận: “Giá dịch vụ đăng kiểm nhiều năm qua chỉ giữ nguyên, không tăng, trong khi càng đầu tư về sau chi phí mặt bằng, suất đầu tư càng lớn, cạnh tranh càng khó khăn. Nếu vị trí không thuận lợi, đầu tư ngắn hạn sẽ có tính rủi ro cao”.
Theo bà Nguyễn Hải Vân, lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư trung tâm đăng kiểm tại Bắc Giang, nếu nhà đầu tư chỉ đơn thuần kinh doanh dịch vụ đăng kiểm sẽ gặp khó khăn, hiệu quả đầu tư không như kỳ vọng.
Dù vậy, theo số liệu của Cục Đăng kiểm VN, xu hướng đầu tư trung tâm đăng kiểm chưa có xu hướng giảm, cho thấy nghịch lý trong lĩnh vực này. Bên cạnh 252 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động, hiện có 5 đơn vị đã hoàn thành xây dựng và 53 trung tâm khác đã đăng ký hoặc đang trong quá trình xây dựng.
“Ở một số tỉnh, trung tâm đăng kiểm phát triển nhanh, hiện có tới 7-8 trung tâm, có đơn vị chỉ hoạt động 20-30% công suất kiểm định nên chắc chắn đầu tư không hiệu quả. Các doanh nghiệp được chủ động đầu tư nên Cục Đăng kiểm VN chỉ có thể khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc về hiệu quả trước khi quyết định đầu tư”, ông Trần Anh Quân, quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cho biết.
Theo Báo Giao Thông
Nhiều đơn vị thua lỗ do chi phí đầu tư lớn, khách ít
Nhiều năm qua, tại quận Hà Đông (Hà Nội) chỉ có một trung tâm đăng kiểm hoạt động nên lượng xe đến kiểm định khá ổn định, chỉ phải chia sẻ với các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn lân cận như: huyện Chương Mỹ, Thanh Trì, Thanh Oai.Song từ đầu năm 2021, khu vực này xuất hiện thêm 2 trung tâm đăng kiểm mới, cách nhau chỉ vài kilomet khiến mức độ cạnh tranh khá khốc liệt. Lượng xe mới tăng không đáng kể, lại thêm nhiều xe dừng hoạt động do dịch Covid-19 khiến các trung tâm đều rất ít việc, phải bù lỗ.
“Chúng tôi khai trương được gần một tháng thì Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 nên không có xe đến khám. Nguồn thu rất ít, trong khi chỉ riêng chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng gần 200 triệu đồng, chưa kể các chi phí nhân công, khiến trung tâm phải bù lỗ”, giám đốc một đơn vị chia sẻ.
Tương tự, lãnh đạo một trung tâm mới mở còn lại ở quận Hà Đông cũng cho biết, sau giãn cách xã hội, lượng phương tiện đi đăng kiểm tăng lên, nhưng chỉ được vài ngày.
“Chỉ được 1 tuần đầu sau khi nới giãn cách xã hội, lượng xe đến đăng kiểm đủ công suất của hai dây chuyền, còn sau đó, xe lại vắng trở lại”, chủ đầu tư đơn vị trên nói và cho biết, phải tiết giảm tối đa các chi phí như điện, nước để vượt qua gia đoạn khó khăn.
Không riêng trung tâm mới mở, lãnh đạo một số trung tâm đăng kiểm đã mở nhiều năm tại Hà Nội cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đăng kiểm thua lỗ nặng nên phải giảm lương, chi phí nhân công.
“Nguồn thu đăng kiểm phụ thuộc vào lượng xe đến khám, nhưng trong thời gian cao điểm dịch, hàng ngày chỉ có vài xe đến kiểm định nên nguồn thu không đáng kể, không đủ chi trả tiền thuê mặt bằng, chi phí sản xuất trực tiếp”, ông Lê Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-01S chia sẻ.
Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-27D Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, đơn vị cũng phải bù lỗ nên buộc phải tiết giảm tối đa các chi phí, kể cả thu nhập tăng thêm của người lao động.
“Lượng xe đi đăng kiểm giảm mạnh khiến nguồn thu chính từ phí (giá) dịch vụ kiểm định, nguồn thu được trích lại từ thu hộ phí bảo trì đường bộ, lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm đều giảm; chưa kể phí sử dụng đường bộ đối với xe khách, xe tải được giảm từ tháng 8/2020 đến hết năm 2021”, ông Dũng phân tích.
Lãnh đạo một số trung tâm đăng kiểm ở Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh… cũng cho biết, khu vực nào cũng nhiều trung tâm đăng kiểm, trong khi lượng xe tăng chậm, nhiều xe dừng hoạt động do dịch Covid-19 nên hoạt động chỉ một nửa công suất, khiến nguồn thu giảm mạnh, không tương xứng với đầu tư ban đầu.
Liên quan đến đầu tư trung tâm đăng kiểm, theo một số chủ đầu tư, khi đầu tư ban đầu, chi phí lớn nhất là mặt bằng, dây chuyền thiết bị và xây dựng nhà xưởng, văn phòng.
Để đầu tư một trung tâm đăng kiểm tại Hà Nội, với một dây chuyền đăng kiểm, cần ít nhất 6 tỷ đồng. Các chi phí lớn gồm: Thuê mặt bằng, dây chuyền thiết bị đăng kiểm và xây dựng nhà xưởng.
Trường hợp mặt bằng có vị trí đẹp, tiền thuê cao và phải trả tiền trước trong thời gian dài thì mức đầu tư ban đầu sẽ lớn hơn.
“Trung tâm hoạt động một dây chuyền kiểm định cần gần 10 người, gồm lãnh đạo, đăng kiểm viên (quy định tối thiểu duy trì 3 người/dây chuyền) và nhân viên nghiệp vụ, bảo vệ. Khi trung tâm đi vào hoạt động phải chi thường xuyên cho các khoản tiền lương, điện, bảo dưỡng thiết bị, văn phòng phẩm, thuế, lãi vay… Mỗi ngày trung bình cần khoảng 40 xe đến kiểm định mới đảm bảo cân bằng các khoản chi trên, còn thấp hơn sẽ bị lỗ”, một nhà đầu tư cho biết.
Cần cân nhắc hiệu quả đầu tư
Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, sau hơn 2 năm phát triển “nóng” vừa qua, một số trường hợp đầu tư vào dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới theo phong trào, dẫn đến thua lỗ, làm ăn bát nháo, gây ảnh hưởng chung.Điển hình, một doanh nghiệp ở Hà Nội đầu tư mở trung tâm đăng kiểm nhưng làm ăn thua lỗ nên lợi dụng vốn bằng cách chậm trễ chuyển tiền thu phí sử dụng đường bộ, không nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm vào ngân sách.
Bên cạnh đó, đơn vị cung cấp thiết bị, hợp tác bán bảo hiểm xe phản ánh về việc bị chây ỳ trả tiền mua thiết bị, tiền bán bảo hiểm. Đây cũng là đơn vị 2 lần bị đình chỉ hoạt động do sai phạm trong hoạt động kiểm định.
Giám đốc một trung tâm đăng kiểm cho biết, lợi thế của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trước đây là hợp tác bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
Tuy nhiên, từ tháng 10/2021, trung tâm đăng kiểm không được phép kiểm tra loại giấy tờ này, đồng nghĩa với việc bán bảo hiểm khó khăn hơn.
Quy định mới cũng kéo dài chu kỳ kiểm định của xe chở khách dưới 9 chỗ (được sản xuất trong vòng 5 năm) thêm 6 tháng, nên lượt xe vào đăng kiểm giảm.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm 29-27D nhìn nhận: “Giá dịch vụ đăng kiểm nhiều năm qua chỉ giữ nguyên, không tăng, trong khi càng đầu tư về sau chi phí mặt bằng, suất đầu tư càng lớn, cạnh tranh càng khó khăn. Nếu vị trí không thuận lợi, đầu tư ngắn hạn sẽ có tính rủi ro cao”.
Theo bà Nguyễn Hải Vân, lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư trung tâm đăng kiểm tại Bắc Giang, nếu nhà đầu tư chỉ đơn thuần kinh doanh dịch vụ đăng kiểm sẽ gặp khó khăn, hiệu quả đầu tư không như kỳ vọng.
Dù vậy, theo số liệu của Cục Đăng kiểm VN, xu hướng đầu tư trung tâm đăng kiểm chưa có xu hướng giảm, cho thấy nghịch lý trong lĩnh vực này. Bên cạnh 252 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động, hiện có 5 đơn vị đã hoàn thành xây dựng và 53 trung tâm khác đã đăng ký hoặc đang trong quá trình xây dựng.
“Ở một số tỉnh, trung tâm đăng kiểm phát triển nhanh, hiện có tới 7-8 trung tâm, có đơn vị chỉ hoạt động 20-30% công suất kiểm định nên chắc chắn đầu tư không hiệu quả. Các doanh nghiệp được chủ động đầu tư nên Cục Đăng kiểm VN chỉ có thể khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc về hiệu quả trước khi quyết định đầu tư”, ông Trần Anh Quân, quyền Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN cho biết.
Theo Báo Giao Thông