Bỉ Ngạn Hoa
Writer
Đây là số tiền Apple phải trả cho các linh kiện bên trong chiếc điện thoại bán chạy nhất của mình và cách thuế quan của Trump đối với Trung Quốc có thể làm tăng hóa đơn
Giấc mơ về thuế quan của ông Trump là đưa sản xuất công nghệ cao đến với nước Mỹ. Trong đó, iPhone chắc hẳn là đích ngắm của Tổng thống Mỹ hiện nay.
iPhone, công cụ kiếm tiền lớn của Apple, là một sự chắp vá toàn cầu. Nó có các linh kiện có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu được tập hợp tại Trung Quốc, nơi có lịch sử sản xuất đồ điện tử hàng chục năm nay.
Nếu chỉ tính riêng việc chuyển quá trình lắp ráp iPhone về Mỹ thì chi phí sẽ như thế nào?
Hãy xem chiếc iPhone 16 Pro. Giá bán của phiên bản iPhone 16 Pro 256GB hiện nay là 1.100 USD (28 triệu đồng). Chi phí cho tất cả phần cứng bên trong hay còn gọi là hóa đơn vật liệu của mẫu iPhone này là khoảng 550 USD, theo Wayne Lam, nhà phân tích nghiên cứu tại TechInsights cho biết. Nếu tính cả chi phí lắp ráp và thử nghiệm, chi phí của Apple cho iPhone 16 Pro bản 256GB sẽ tăng lên khoảng 580 USD. Ngay cả khi bạn tính đến ngân sách quảng cáo của Apple và tất cả các dịch vụ đi kèm như iMessage, iCloud thì Apple vẫn có biên lợi nhuận lành mạnh với sản phẩm này.
iPhone 16 Pro bắt đầu với dung lượng lưu trữ 128 GB nhưng mức giá này phản ánh bản nâng cấp 256 GB. Một số linh kiện có nhiều nhà cung cấp từ các quốc gia xuất xứ khác nhau.
Bây giờ hãy tính đến mức thuế mới công bố của Mỹ đối với hàng hóa từ Trung Quốc, hiện tại tổng cộng là 54%. Như vậy, chi phí sản xuất của iPhone 16 Pro bản 256GB ở Mỹ sẽ tăng lên khoảng 850 USD. Với mức phí sản xuất đó, biên lợi nhuận sẽ giảm đáng kể nếu Apple không tăng giá bán iPhone ở Mỹ.
Vậy còn chiếc iPhone “made by America” thì sao? Ít nhất thì nó cũng tiết kiệm được thuế quan chứ? Apple vẫn sẽ phải trả thuế cho nhiều bộ phận linh kiện nhập khẩu để cấu thành chiếc iPhone. Thêm vào đó, Barton Crockett, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại công ty môi giới Rosenblatt Securities, cho biết việc chuyển hoàn toàn việc sản xuất iPhone sang Mỹ sẽ là "một dự án khổng lồ, đồ sộ" và sẽ mất nhiều năm.
Và bản thân việc sản xuất hoàn toàn iPhone ở Mỹ có thể sẽ tốn kém hơn nhiều hơn nữa. Hệ sinh thái lắp ráp tại Trung Quốc đòi hỏi nhiều lao động và sẽ không có ý nghĩa kinh tế ở Mỹ, Barton Crockett giải thích. "Không rõ bạn có thể sản xuất một chiếc điện thoại thông minh có giá cạnh tranh ở Mỹ hay không."
Theo ước tính của Wayne Lam, chi phí lắp ráp có thể tốn 30 USD cho mỗi chiếc điện thoại ở Trung Quốc và có thể tốn tới 300 USD nếu lắp ở Mỹ. Và nếu mọi thành phần riêng lẻ từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong được sản xuất tại Mỹ thì chi phí có thể sẽ còn tốn kém hơn nữa.
Từ những phân tích trên, các chuyên gia cho rằng việc lắp ráp iPhone ở Mỹ hoặc việc hoàn toàn việc sản xuất iPhone về Mỹ đều sẽ rất tốn kém, đòi hỏi nhiều đầu tư. Cả hai cách đó đều sẽ làm tăng đáng kể giá iPhone. Vì vậy, nếu vấn đề thuế quan không được giải quyết, Apple có thể sẽ phải tăng giá iPhone ở Mỹ trong thời gian tới nếu muốn duy trì biên lợi nhuận.
Giấc mơ về thuế quan của ông Trump là đưa sản xuất công nghệ cao đến với nước Mỹ. Trong đó, iPhone chắc hẳn là đích ngắm của Tổng thống Mỹ hiện nay.
iPhone, công cụ kiếm tiền lớn của Apple, là một sự chắp vá toàn cầu. Nó có các linh kiện có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới, chủ yếu được tập hợp tại Trung Quốc, nơi có lịch sử sản xuất đồ điện tử hàng chục năm nay.
Nếu chỉ tính riêng việc chuyển quá trình lắp ráp iPhone về Mỹ thì chi phí sẽ như thế nào?
Hãy xem chiếc iPhone 16 Pro. Giá bán của phiên bản iPhone 16 Pro 256GB hiện nay là 1.100 USD (28 triệu đồng). Chi phí cho tất cả phần cứng bên trong hay còn gọi là hóa đơn vật liệu của mẫu iPhone này là khoảng 550 USD, theo Wayne Lam, nhà phân tích nghiên cứu tại TechInsights cho biết. Nếu tính cả chi phí lắp ráp và thử nghiệm, chi phí của Apple cho iPhone 16 Pro bản 256GB sẽ tăng lên khoảng 580 USD. Ngay cả khi bạn tính đến ngân sách quảng cáo của Apple và tất cả các dịch vụ đi kèm như iMessage, iCloud thì Apple vẫn có biên lợi nhuận lành mạnh với sản phẩm này.

iPhone 16 Pro bắt đầu với dung lượng lưu trữ 128 GB nhưng mức giá này phản ánh bản nâng cấp 256 GB. Một số linh kiện có nhiều nhà cung cấp từ các quốc gia xuất xứ khác nhau.
Bây giờ hãy tính đến mức thuế mới công bố của Mỹ đối với hàng hóa từ Trung Quốc, hiện tại tổng cộng là 54%. Như vậy, chi phí sản xuất của iPhone 16 Pro bản 256GB ở Mỹ sẽ tăng lên khoảng 850 USD. Với mức phí sản xuất đó, biên lợi nhuận sẽ giảm đáng kể nếu Apple không tăng giá bán iPhone ở Mỹ.
Vậy còn chiếc iPhone “made by America” thì sao? Ít nhất thì nó cũng tiết kiệm được thuế quan chứ? Apple vẫn sẽ phải trả thuế cho nhiều bộ phận linh kiện nhập khẩu để cấu thành chiếc iPhone. Thêm vào đó, Barton Crockett, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao tại công ty môi giới Rosenblatt Securities, cho biết việc chuyển hoàn toàn việc sản xuất iPhone sang Mỹ sẽ là "một dự án khổng lồ, đồ sộ" và sẽ mất nhiều năm.
Và bản thân việc sản xuất hoàn toàn iPhone ở Mỹ có thể sẽ tốn kém hơn nhiều hơn nữa. Hệ sinh thái lắp ráp tại Trung Quốc đòi hỏi nhiều lao động và sẽ không có ý nghĩa kinh tế ở Mỹ, Barton Crockett giải thích. "Không rõ bạn có thể sản xuất một chiếc điện thoại thông minh có giá cạnh tranh ở Mỹ hay không."
Theo ước tính của Wayne Lam, chi phí lắp ráp có thể tốn 30 USD cho mỗi chiếc điện thoại ở Trung Quốc và có thể tốn tới 300 USD nếu lắp ở Mỹ. Và nếu mọi thành phần riêng lẻ từ màn hình cảm ứng đến bộ nhớ trong được sản xuất tại Mỹ thì chi phí có thể sẽ còn tốn kém hơn nữa.
Từ những phân tích trên, các chuyên gia cho rằng việc lắp ráp iPhone ở Mỹ hoặc việc hoàn toàn việc sản xuất iPhone về Mỹ đều sẽ rất tốn kém, đòi hỏi nhiều đầu tư. Cả hai cách đó đều sẽ làm tăng đáng kể giá iPhone. Vì vậy, nếu vấn đề thuế quan không được giải quyết, Apple có thể sẽ phải tăng giá iPhone ở Mỹ trong thời gian tới nếu muốn duy trì biên lợi nhuận.
>> Mỹ vừa công bố áp thuế không chừa một quốc gia nào, Việt Nam thuộc nhóm bị áp thuế cao nhất
Nguồn: WSJ