Đây là đài thiên văn cổ xưa nhất Trái Đất, di tích Stonehenge cũng chưa là gì

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Nằm sâu trong sa mạc Ai Cập, Nabta Playa có thể là đài quan sát thiên văn cổ nhất thế giới, với niên đại lớn hơn 2.000 năm so với Stonehenge.

Nabta Playa tọa lạc ở phía nam Ai Cập, cách Aswan khoảng 280 km về phía tây nam, từng là nơi sinh sống của người Nubian cổ đại. Công trình này bao gồm hàng chục khối đá được dựng thẳng đứng, mỗi khối cao hơn một mét, và được xếp thành hình vòng tròn tương ứng với vị trí của một số ngôi sao. Sáu khối đá bên trong vòng tròn có thể được sử dụng cho các nghi lễ hoặc đánh dấu các sự kiện thiên văn quan trọng. Những khối đá này được bao quanh bởi 29 trụ đá, tạo thành một loại lịch nguyên thủy.

1728529260118.png


1728529269420.png


1728529282242.png


Việc khai quật ngôi mộ trung tâm vào năm 2001 không tìm thấy hài cốt con người, chỉ có bộ xương hoàn chỉnh của một con bò. Phát hiện này cho thấy Nabta Playa được xây dựng bởi những người dân thời đồ đá phụ thuộc vào chăn nuôi gia súc. Các khối đá trong vòng tròn có thể đánh dấu Mặt Trời mọc vào ngày hạ chí, báo hiệu mùa mưa sẽ làm đầy nước hồ. Ba khối đá ở trung tâm biểu thị vành đai Orion và một số khối đá khác đánh dấu những ngôi sao sáng như Arcturus, Sirius và Alpha Centauri.

Nabta Playa là một di tích khảo cổ quan trọng, cho thấy người xưa đã có kiến thức về thiên văn và sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Ngày nay, những trụ đá chính của công trình đang được lưu giữ tại một bảo tàng ở Aswan để ngăn chặn hành vi phá hoại.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top