From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Billfish, nhóm cá săn mồi ở biển sở hữu hàm trên và mũi kéo dài nhọn hoắt, thường được coi là nhà bơi lội nhanh nhất ở đại dương. Loài có tốc độ nhanh nhất trong số đó là cá buồm (Istiophorus). Nhưng cá ngừ vây xanh là mối đe dọa lớn đối với ngôi vị của chúng, theo IFL Science.
Cá buồm thích nghi tốt để bơi ở tốc độ chóng mặt nhằm săn mồi. Dài tới 3 m tính từ đuôi tới đầu mũi, chúng là thành viên trong họ cá cờ (Istiophoridae) với đặc trưng là vây lưng đặc biệt lớn trông giống cánh buồm của tàu thuyền. Hai loài cá buồm nằm trong họ Istiophorus là cá buồm Đại Tây Dương (I. albicans) và cá buồm Ấn Độ - Thái Bình Dương (I. platypterus).
Cá buồm Đại Tây Dương (Istiophorus albicans), đồng nghĩa Istiophorus americanus là một loài cá buồm sinh sống ở biển trong họ Istiophoridae. Loài cá này dài tới 1,7m và cân nặng tới 20kg, Chiều dài lên đến 3,15m và trọng lượng tối đa được công bố là 58,1 kg. Chúng có khả năng bơi nước nước rút đoạn đường ngắn với tốc độ lên đến 111km/giờ.
Cá buồm mang diện mạo “thời tiền sử” với bộ dạng dữ tợn. Nhìn hình ảnh của loài cá buồm Đại Tây Dương Istiophorus albicans giúp chúng ta liên tưởng đến các VĐV thi môn đua thuyền buồm. Bởi loài cá này có vây lưng lớn xếp dọc theo chiều dài cơ thể và khi mở rộng thì trông giống như cánh buồm. Vây lưng to này giúp cho chúng đột ngột dừng lại hay quay ngang trong những lúc bơi với tốc độ nhanh. Cánh buồm này cao gấp hai lần chiều cao thân mình.
Các thử nghiệm trong năm 1920 ước tính rằng chúng có khả năng bơi nước nước rút đoạn đường ngắn với tốc độ lên đến 111km/h. Chúng kiếm ăn dưới bề mặt biển hoặc ở độ sâu trung bình. Loài cá này sinh sống trong khu vực Đại Tây Dương, có thể sống tới các vĩ độ thuộc vùng ôn đới ấm, nó được tìm thấy ở Đại Tây Dương và biển Caribê, trừ khu vực rộng lớn của trung tâm Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Tây Dương, trung tâm từ bề mặt đến độ sâu 200m.
Cá buồm thường lang thang khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết thời gian trong đời chúng bơi gần mặt nước. Thông thường, cá buồm hay sống đơn độc, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng bơi với nhau thành từng nhóm nhỏ.
Chính nhờ tốc độ cao như vậy nên chúng dễ dàng đuổi kịp con mồi (như cá thu, cá trích, cá mòi, cá trống), đồng thời dùng cái mỏ dài của mình húc vào con mồi. Khi con cá nào đó bị thương hay chết vì đòn chí tử này, cá buồm liền quay ngoắt lại và mau chóng đớp mồi. Thỉnh thoảng, chúng lao mình và đâm vào một đàn cá quá nhanh và quá mạnh đến mức chúng cũng phải bay vọt lên khỏi mặt nước.
Thức ăn của cá buồm gồm rất nhiều loại động vật biển, dường như chúng ăn hầu hết các loại cá và mực ống nhỏ hơn chúng khi gặp trên đường lang thang kiếm ăn.
Cá buồm khá tinh khôn, chúng biết tiết kiệm công sức khi săn mồi. Thỉnh thoảng, chúng phối hợp với những con cá buồm khác cùng đi săn. Chúng dồn những con mồi lại và đuổi con mồi lên gần mặt nước, ở đó con mồi sẽ khó tìm ra đường thoát thân. Đến lúc này, cá buồm lần lượt thay phiên nhau ăn mồi, trong khi những con cá buồm khác làm nhiệm vụ ngăn không cho con mồi chạy thoát.
Cá buồm đẻ trứng ngoài biển lớn, cá mái đẻ trứng vào nước, cá đực cũng thả tinh dịch vào nước - trứng trôi bập bềnh theo các dòng hải lưu. Trứng cá nở khá nhanh: trứng đã được thụ tinh sẽ nở ra cá con chỉ trong vòng 1,5 ngày. Mỗi lần sinh sản, một con cá buồm mái có thể đẻ vào nước từ 4-5 triệu trứng, nhưng hầu hết những cái trứng này đều không thể phát triển đến lúc trưởng thành. Bù lại, cá buồm non lớn rất nhanh: những con non sống sót chỉ trong vòng 1 năm đã đạt đếu chiều dài khoảng 1,2m, và tuổi thọ trung bình của cá buồm là khoảng 10 năm.
Tuy cá buồm đứng hàng đầu trong số động vật biển bơi nhanh nhất, nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có thể không nhanh nhẹn như suy nghĩ trước đó. Vào thập niên 1940, các nhà khoa học ước tính cá buồm có thể đạt tốc độ lên tới 30 m/s, tương đương 108km/h. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2015 chỉ ra tốc độ này nhiều khả năng bị thổi phồng. Nhóm tác giả nghiên cứu tính toán cá buồm không bơi nhanh quá 10 m/s, hay 36 km/h.
Nhiều khả năng cá buồm không thể duy trì tốc độ trên trong thời gian dài. Chúng đạt tốc độ tối đa như vậy khi vận sức trong thời gian ngắn nhằm đuổi theo con mồi. Phần lớn thời gian, loài cá ăn thịt lớn này thường bơi đều ở tốc độ tương đương con người đi dạo.
Một dự án vào năm 2015 của Hiệp hội billfish Trung Mỹ ghi nhận một con cá buồm gắn thiết bị theo dõi (I. platypterus) tăng tốc với lực 1,79 G, theo Trung tâm nghiên cứu cá biển khơi lớn ở Đại học Massachusetts. Nếu con cá mức tăng tốc đó chỉ trong hai giây, vận tốc của nó sẽ tương đương 125,5 km/h.
Tuy nhiên, cá ngừ vây xanh có thể thách thức vị trí đầu bảng của cá buồm. Trung tâm nghiên cứu cá biển khơi lớn từng tiến hành nghiên cứu tương tự với cá ngừ vây xanh và nhận thấy chúng có thể tăng tốc ở 3,27 G, gấp 1,8 lần kỷ lục của cá buồm. Tuy nhiên, đây chỉ là những lần bứt tốc và các nhà nghiên cứu không rõ con cá duy trì hoạt động đó bao lâu.
Kỷ lục tốc độ rõ ràng hơn với động vật trên cạn. Ngôi vô địch về tốc độ trên đất liền thuộc về báo săn, loài mèo lớn ở châu Phi. Tốc độ tối đa thường được nhắc tới của báo săn là 120 km/h, dù kỷ lục đó được ghi lại cách đây hàng thập kỷ và nhiều khả năng không còn chính xác. Năm 2012, một con báo săn tên Sarah ở vườn thú Cincinnati chạy với tốc độ tối đa 98 km/h và lập kỷ lục thế giới.
#Cábuồm #CábuồmĐạiTâyDương #Istiophorusalbicans #Nơicưtrúcủacábuồm #Tốcđộcủacábuồm
Cá buồm thích nghi tốt để bơi ở tốc độ chóng mặt nhằm săn mồi. Dài tới 3 m tính từ đuôi tới đầu mũi, chúng là thành viên trong họ cá cờ (Istiophoridae) với đặc trưng là vây lưng đặc biệt lớn trông giống cánh buồm của tàu thuyền. Hai loài cá buồm nằm trong họ Istiophorus là cá buồm Đại Tây Dương (I. albicans) và cá buồm Ấn Độ - Thái Bình Dương (I. platypterus).
Cá buồm Đại Tây Dương (Istiophorus albicans), đồng nghĩa Istiophorus americanus là một loài cá buồm sinh sống ở biển trong họ Istiophoridae. Loài cá này dài tới 1,7m và cân nặng tới 20kg, Chiều dài lên đến 3,15m và trọng lượng tối đa được công bố là 58,1 kg. Chúng có khả năng bơi nước nước rút đoạn đường ngắn với tốc độ lên đến 111km/giờ.
Cá buồm mang diện mạo “thời tiền sử” với bộ dạng dữ tợn. Nhìn hình ảnh của loài cá buồm Đại Tây Dương Istiophorus albicans giúp chúng ta liên tưởng đến các VĐV thi môn đua thuyền buồm. Bởi loài cá này có vây lưng lớn xếp dọc theo chiều dài cơ thể và khi mở rộng thì trông giống như cánh buồm. Vây lưng to này giúp cho chúng đột ngột dừng lại hay quay ngang trong những lúc bơi với tốc độ nhanh. Cánh buồm này cao gấp hai lần chiều cao thân mình.
Các thử nghiệm trong năm 1920 ước tính rằng chúng có khả năng bơi nước nước rút đoạn đường ngắn với tốc độ lên đến 111km/h. Chúng kiếm ăn dưới bề mặt biển hoặc ở độ sâu trung bình. Loài cá này sinh sống trong khu vực Đại Tây Dương, có thể sống tới các vĩ độ thuộc vùng ôn đới ấm, nó được tìm thấy ở Đại Tây Dương và biển Caribê, trừ khu vực rộng lớn của trung tâm Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Tây Dương, trung tâm từ bề mặt đến độ sâu 200m.
Cá buồm thường lang thang khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hầu hết thời gian trong đời chúng bơi gần mặt nước. Thông thường, cá buồm hay sống đơn độc, nhưng thỉnh thoảng chúng cũng bơi với nhau thành từng nhóm nhỏ.
Chính nhờ tốc độ cao như vậy nên chúng dễ dàng đuổi kịp con mồi (như cá thu, cá trích, cá mòi, cá trống), đồng thời dùng cái mỏ dài của mình húc vào con mồi. Khi con cá nào đó bị thương hay chết vì đòn chí tử này, cá buồm liền quay ngoắt lại và mau chóng đớp mồi. Thỉnh thoảng, chúng lao mình và đâm vào một đàn cá quá nhanh và quá mạnh đến mức chúng cũng phải bay vọt lên khỏi mặt nước.
Thức ăn của cá buồm gồm rất nhiều loại động vật biển, dường như chúng ăn hầu hết các loại cá và mực ống nhỏ hơn chúng khi gặp trên đường lang thang kiếm ăn.
Cá buồm khá tinh khôn, chúng biết tiết kiệm công sức khi săn mồi. Thỉnh thoảng, chúng phối hợp với những con cá buồm khác cùng đi săn. Chúng dồn những con mồi lại và đuổi con mồi lên gần mặt nước, ở đó con mồi sẽ khó tìm ra đường thoát thân. Đến lúc này, cá buồm lần lượt thay phiên nhau ăn mồi, trong khi những con cá buồm khác làm nhiệm vụ ngăn không cho con mồi chạy thoát.
Cá buồm đẻ trứng ngoài biển lớn, cá mái đẻ trứng vào nước, cá đực cũng thả tinh dịch vào nước - trứng trôi bập bềnh theo các dòng hải lưu. Trứng cá nở khá nhanh: trứng đã được thụ tinh sẽ nở ra cá con chỉ trong vòng 1,5 ngày. Mỗi lần sinh sản, một con cá buồm mái có thể đẻ vào nước từ 4-5 triệu trứng, nhưng hầu hết những cái trứng này đều không thể phát triển đến lúc trưởng thành. Bù lại, cá buồm non lớn rất nhanh: những con non sống sót chỉ trong vòng 1 năm đã đạt đếu chiều dài khoảng 1,2m, và tuổi thọ trung bình của cá buồm là khoảng 10 năm.
Tuy cá buồm đứng hàng đầu trong số động vật biển bơi nhanh nhất, nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có thể không nhanh nhẹn như suy nghĩ trước đó. Vào thập niên 1940, các nhà khoa học ước tính cá buồm có thể đạt tốc độ lên tới 30 m/s, tương đương 108km/h. Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2015 chỉ ra tốc độ này nhiều khả năng bị thổi phồng. Nhóm tác giả nghiên cứu tính toán cá buồm không bơi nhanh quá 10 m/s, hay 36 km/h.
Nhiều khả năng cá buồm không thể duy trì tốc độ trên trong thời gian dài. Chúng đạt tốc độ tối đa như vậy khi vận sức trong thời gian ngắn nhằm đuổi theo con mồi. Phần lớn thời gian, loài cá ăn thịt lớn này thường bơi đều ở tốc độ tương đương con người đi dạo.
Một dự án vào năm 2015 của Hiệp hội billfish Trung Mỹ ghi nhận một con cá buồm gắn thiết bị theo dõi (I. platypterus) tăng tốc với lực 1,79 G, theo Trung tâm nghiên cứu cá biển khơi lớn ở Đại học Massachusetts. Nếu con cá mức tăng tốc đó chỉ trong hai giây, vận tốc của nó sẽ tương đương 125,5 km/h.
Tuy nhiên, cá ngừ vây xanh có thể thách thức vị trí đầu bảng của cá buồm. Trung tâm nghiên cứu cá biển khơi lớn từng tiến hành nghiên cứu tương tự với cá ngừ vây xanh và nhận thấy chúng có thể tăng tốc ở 3,27 G, gấp 1,8 lần kỷ lục của cá buồm. Tuy nhiên, đây chỉ là những lần bứt tốc và các nhà nghiên cứu không rõ con cá duy trì hoạt động đó bao lâu.
Kỷ lục tốc độ rõ ràng hơn với động vật trên cạn. Ngôi vô địch về tốc độ trên đất liền thuộc về báo săn, loài mèo lớn ở châu Phi. Tốc độ tối đa thường được nhắc tới của báo săn là 120 km/h, dù kỷ lục đó được ghi lại cách đây hàng thập kỷ và nhiều khả năng không còn chính xác. Năm 2012, một con báo săn tên Sarah ở vườn thú Cincinnati chạy với tốc độ tối đa 98 km/h và lập kỷ lục thế giới.
#Cábuồm #CábuồmĐạiTâyDương #Istiophorusalbicans #Nơicưtrúcủacábuồm #Tốcđộcủacábuồm