Để bùng phát dịch nghiêm trọng, Trung Quốc bị đặt nghi vấn về 'zero-Covid'

Trung Quốc đang cố gắng kiềm chế đợt dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất kể từ khi nước này đối phó xong với đợt lây nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán vào năm 2019.
Sau khi đối phó thành công với đợt lây nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên ở Vũ Hán vào năm 2019, Trung Quốc cũng có những đợt bùng phát dịch mới với số bệnh nhân khá cao. Tuy nhiên, đợt dịch mới nhất ở nước này được cho là lây lan với quy mô rộng nhất kể từ giữa năm 2020 đến nay. Hiện tại, 19 trong tổng số 31 tỉnh của nước này đã công bố có dịch. Các báo cáo cho biết những ca bệnh đầu tiên trong đợt dịch này được phát hiện từ giữa tháng 10.
Ngày 3/11, Trung Quốc ghi nhận 93 ca nhiễm Covid-19 mới, con số cao nhất trong khoảng 3 tháng trở lại đây. Tổng cộng, có 500 người đã được phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 trong đợt dịch mới này.
Để bùng phát dịch nghiêm trọng, Trung Quốc bị đặt nghi vấn về 'zero-Covid'
Các con số kể trên có vẻ không là gì so với các quốc gia phương Tây, khi mà nhiều nước ở châu Âu vẫn ghi nhận hàng chục nghìn người dương tính với virus SARS-CoV-2 mỗi ngày. Tuy nhiên, nó lại rất lớn với Trung Quốc - quốc gia tiếp cận phương pháp 'zero-Covid', kiểm soát biên giới chặt chẽ và kiểm dịch rất gắt gao với khách quốc tế. Cách tiếp cận này có mục đích tiêu diệt virus SARS-CoV-2 hoàn toàn trong biên giới Trung Quốc.
Theo CNN, đợt bùng phát dịch Covid-19 mới nhất ở Trung Quốc bắt đầu vào ngày 16/10, khi các ca nhiễm bệnh được phát hiện trong một nhóm khách du lịch gồm những người cao tuổi đã được tiêm phòng đầy đủ. Họ đi từ Thượng Hải đến miền Bắc Trung Quốc. Các ca nhiễm bệnh nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh ở phía Bắc nước này. Sau đó, cơ quan y tế quốc gia của Trung Quốc cảnh báo về 'nhiều đợt bùng phát dịch rải rác' ở phía Bắc và Tây Bắc nước này đang 'lan rộng nhanh chóng'.
Để bùng phát dịch nghiêm trọng, Trung Quốc bị đặt nghi vấn về 'zero-Covid'
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã lập tức vào cuộc, áp dụng các chính sách cách ly, phong tỏa, cấm du lịch rất nghiêm ngặt. Thậm chí, tại một địa điểm du lịch nổi tiếng, tất cả người dân và khách du lịch bị cấm rời khỏi nhà. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc thắt chặt lệnh hạn chế nhập cảnh và nghiêm khắc xử phạt những người vi phạm nguyên tắc phong tỏa. Một số thành phố của Trung Quốc cũng được đặt trong tình trạng cách ly phong tỏa nghiêm ngặt.
Dù đã áp dụng các biện pháp kể trên nhưng virus SARS-CoV-2 vẫn lây lan mạnh ở nước này. Điều này đặt ra câu hỏi về tính bền vũng của phương pháp 'zero-Covid' cũng như hiệu quả của các biện pháp ứng phó khẩn cấp của Trung Quốc, khi mà các đợt dịch xảy ra với tần suất thường xuyên hơn và trong thời gian dài hơn.
Đợt bùng phát dịch đầu tiên ở nước này và cũng là đầu tiên trên thế giới diễn ra tại Vũ Hán vào cuối năm 2019 và được kiểm soát vào tháng 3/2020. Mặc dù thỉnh thoảng có những đợt bùng phát lẻ tẻ khác nhưng chúng nhanh chóng được khống chế. Đến cuối năm, phần lớn cuộc sống người dân Trung Quốc trở lại bình thường, các doanh nghiệp hoạt động bình thường và du lịch nổi địa được tiến hành.
Tuy nhiên, đến năm 2021, khi biến thể Delta với khả năng lây nhiễm cao xuất hiện thì Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Sau một thời gian dài ở trạng thái bình thường, đất nước này đã ghi nhận một số đợt bùng phát chỉ trong vài tháng gần đây.
Để bùng phát dịch nghiêm trọng, Trung Quốc bị đặt nghi vấn về 'zero-Covid'
Tuy nhiên, bất chấp tần suất và thời gian bùng dịch ngày càng tăng, Trung Quốc không có dấu hiệu thay đổi chiến lược chống dịch của mình. Thậm chí nước này còn có những biện pháp nghiêm ngặt hơn khi mà Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sẽ khởi tranh trong thời gian tới.
Một bài xã luận của Global Times hôm 4/11 cho rằng: 'Đối mặt với sự bùng phát liên tục của Covid-19, các chuyên gia y tế tin rằng Trung Quốc không thể từ bỏ cách tiếp cận không khoan nhượng của mình vào lúc này. Đồng thời, 'việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt sẽ dẫn đến một kết cục thảm khốc''.
Theo CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top