Hôm 17/1, Tòa án Tối cao Mỹ đã nhất trí duy trì luật liên bang có hiệu lực sẽ cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Mỹ trừ khi công ty mẹ của Trung Quốc là ByteDance thoái vốn trước ngày 19/1.
Chín thẩm phán tại Tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết rằng luật, được Quốc hội thông qua vào năm ngoái với tỷ lệ áp đảo của lưỡng đảng, không vi phạm quyền bảo vệ quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.
Ngay cả khi ByteDance không thoái vốn, các chuyên gia cho biết ứng dụng sẽ không biến mất ngay khỏi điện thoại của người dùng hiện tại ở Mỹ. Nhưng người dùng mới ở Mỹ sẽ không thể tải về và sẽ không có bản cập nhật nào. Việc thiếu các bản cập nhật cuối cùng có thể khiến ứng dụng không sử dụng được.
TikTok hiện có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Luật thoái vốn hoặc cấm Tiktok cho phép Tổng thống Joe Biden gia hạn thời hạn thêm 90 ngày, nhưng chính quyền của ông cho biết việc thực hiện sẽ thuộc về Tổng thống sắp nhậm chức Donald Trump.
Quan điểm của ông Joe Biden là TikTok "nên vẫn dành cho người Mỹ, nhưng chỉ thuộc quyền sở hữu của người Mỹ hoặc quyền sở hữu khác giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia mà Quốc hội Mỹ xác định khi xây dựng luật này", thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 17/1.
"Xét về thời điểm, chính quyền này thừa nhận rằng các hành động thực hiện luật đơn giản phải thuộc về chính quyền tiếp theo, người sẽ nhậm chức vào thứ ngày 20/1", bà cho biết.
"Thay mặt cho tất cả mọi người tại TikTok và tất cả người dùng của chúng tôi trên khắp đất nước, tôi muốn cảm ơn Tổng thống Trump vì cam kết hợp tác với chúng tôi để tìm ra giải pháp giúp TikTok tiếp tục có mặt tại Mỹ", Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết trong một video được tải lên nền tảng này vào ngày 17/1.
Ông không đề cập trực tiếp đến phán quyết của Tòa án Tối cao mặc dù bản thân video có tiêu đề "Phản ứng của chúng tôi đối với quyết định của Tòa án Tối cao" nhưng ông đã ca ngợi sự ủng hộ của Trump là "một lập trường mạnh mẽ cho Tu chính án thứ nhất và chống lại sự kiểm duyệt tùy tiện".
Ông Trump cho biết vào ngày 17/1 rằng phán quyết của Tòa án Tối cao là điều được mong đợi và mọi người phải tôn trọng. "Quyết định của tôi về TikTok sẽ được đưa ra trong tương lai không xa, nhưng tôi phải có thời gian để xem xét tình hình", ông viết trên trang web Truth Social của mình.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump ban đầu đã cố gắng cấm TikTok. Sự lan rộng của các ứng dụng di động do các công ty ở Trung Quốc phát triển và sở hữu "tiếp tục đe dọa đến an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ", ông viết trong một sắc lệnh hành pháp vào tháng 8 năm 2020. Sau đó, sắc lệnh này đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
Ông Trump đã thay đổi quan điểm vào năm ngoái, nói rằng: "Thành thật mà nói, có rất nhiều người trên TikTok thích nó".
Tuần trước, tổ chức phi lợi nhuận Project Liberty của tỷ phú Frank McCourt có trụ sở tại Mỹ, với mục tiêu phi tập trung hóa internet, cho biết họ đã đưa ra lời đề nghị chính thức cho ByteDance. Project Liberty không tiết lộ các điều khoản.
Phát biểu trên kênh kinh doanh CNBC, McCourt cho biết các con đường pháp lý của ByteDance hiện đã cạn kiệt và công ty phải đưa ra quyết định. McCourt cho biết đối tác của ông đã đến thăm ông Trump tại khu điền trang của ông ở Florida và giải thích về lời đề nghị. "Chúng tôi có thể đưa ra giải pháp cho Tổng thống đắc cử Trump để giữ cho... TikTok của Mỹ tiếp tục hoạt động", McCourt cho biết.
Cuối tuần trước, Tòa án Tối cao Mỹ đã nghe các lập luận từ TikTok và những người sáng tạo cho rằng luật này tước đi nhà xuất bản kỹ thuật số ưa thích của người dùng, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của họ.
Noel Francisco, người đại diện cho Tiktok, đã nói rằng lệnh cấm đối với một trong những nền tảng phát biểu phổ biến nhất của Mỹ sẽ vi phạm quyền Tu chính án thứ nhất của nền tảng này.
Tuy vậy, các chánh án và các thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ vào thời điểm đó đã phản bác lại lập luận của Tiktok về việc xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Thẩm phán Brett Kavanaugh đã nói rằng "vẫn còn mối quan ngại lớn" về việc Trung Quốc truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok của Mỹ. Các thẩm phán của tòa án tối cao lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể tác động đến dư luận và đánh cắp thông tin cá nhân của người Mỹ, khiến TikTok trở thành mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, gần 40% người trưởng thành ở Mỹ dưới 30 tuổi hiện thường xuyên nhận được tin tức từ TikTok. Các chủ doanh nghiệp nhỏ dựa vào dịch vụ thương mại điện tử của công ty này, thu hút hàng triệu khách hàng.
Các luật sư của Trump đã lập luận rằng ông có thể "cứu" TikTok và đã yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn thời hạn để cho phép có "giải pháp chính trị".
Sự ủng hộ hiện tại của Trump dành cho TikTok trái ngược với những nỗ lực trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông nhằm đóng cửa ứng dụng này thông qua lệnh hành pháp vào tháng 8 năm 2020 và một lệnh khác trong cùng tháng đó nhằm cấm các giao dịch của công dân Mỹ với ByteDance. Hiện ông có 14,8 triệu người theo dõi trên TikTok.
TikTok đã bị cấm khỏi các thiết bị của chính phủ tại Vương quốc Anh và các quốc gia khác. Ấn Độ đã cấm rộng rãi ứng dụng này.
Chín thẩm phán tại Tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết rằng luật, được Quốc hội thông qua vào năm ngoái với tỷ lệ áp đảo của lưỡng đảng, không vi phạm quyền bảo vệ quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ.
Ngay cả khi ByteDance không thoái vốn, các chuyên gia cho biết ứng dụng sẽ không biến mất ngay khỏi điện thoại của người dùng hiện tại ở Mỹ. Nhưng người dùng mới ở Mỹ sẽ không thể tải về và sẽ không có bản cập nhật nào. Việc thiếu các bản cập nhật cuối cùng có thể khiến ứng dụng không sử dụng được.
TikTok hiện có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.
Luật thoái vốn hoặc cấm Tiktok cho phép Tổng thống Joe Biden gia hạn thời hạn thêm 90 ngày, nhưng chính quyền của ông cho biết việc thực hiện sẽ thuộc về Tổng thống sắp nhậm chức Donald Trump.
Quan điểm của ông Joe Biden là TikTok "nên vẫn dành cho người Mỹ, nhưng chỉ thuộc quyền sở hữu của người Mỹ hoặc quyền sở hữu khác giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia mà Quốc hội Mỹ xác định khi xây dựng luật này", thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 17/1.
"Xét về thời điểm, chính quyền này thừa nhận rằng các hành động thực hiện luật đơn giản phải thuộc về chính quyền tiếp theo, người sẽ nhậm chức vào thứ ngày 20/1", bà cho biết.
"Thay mặt cho tất cả mọi người tại TikTok và tất cả người dùng của chúng tôi trên khắp đất nước, tôi muốn cảm ơn Tổng thống Trump vì cam kết hợp tác với chúng tôi để tìm ra giải pháp giúp TikTok tiếp tục có mặt tại Mỹ", Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết trong một video được tải lên nền tảng này vào ngày 17/1.
Ông không đề cập trực tiếp đến phán quyết của Tòa án Tối cao mặc dù bản thân video có tiêu đề "Phản ứng của chúng tôi đối với quyết định của Tòa án Tối cao" nhưng ông đã ca ngợi sự ủng hộ của Trump là "một lập trường mạnh mẽ cho Tu chính án thứ nhất và chống lại sự kiểm duyệt tùy tiện".
Ông Trump cho biết vào ngày 17/1 rằng phán quyết của Tòa án Tối cao là điều được mong đợi và mọi người phải tôn trọng. "Quyết định của tôi về TikTok sẽ được đưa ra trong tương lai không xa, nhưng tôi phải có thời gian để xem xét tình hình", ông viết trên trang web Truth Social của mình.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump ban đầu đã cố gắng cấm TikTok. Sự lan rộng của các ứng dụng di động do các công ty ở Trung Quốc phát triển và sở hữu "tiếp tục đe dọa đến an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế của Mỹ", ông viết trong một sắc lệnh hành pháp vào tháng 8 năm 2020. Sau đó, sắc lệnh này đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
Ông Trump đã thay đổi quan điểm vào năm ngoái, nói rằng: "Thành thật mà nói, có rất nhiều người trên TikTok thích nó".
Tuần trước, tổ chức phi lợi nhuận Project Liberty của tỷ phú Frank McCourt có trụ sở tại Mỹ, với mục tiêu phi tập trung hóa internet, cho biết họ đã đưa ra lời đề nghị chính thức cho ByteDance. Project Liberty không tiết lộ các điều khoản.
Phát biểu trên kênh kinh doanh CNBC, McCourt cho biết các con đường pháp lý của ByteDance hiện đã cạn kiệt và công ty phải đưa ra quyết định. McCourt cho biết đối tác của ông đã đến thăm ông Trump tại khu điền trang của ông ở Florida và giải thích về lời đề nghị. "Chúng tôi có thể đưa ra giải pháp cho Tổng thống đắc cử Trump để giữ cho... TikTok của Mỹ tiếp tục hoạt động", McCourt cho biết.
Cuối tuần trước, Tòa án Tối cao Mỹ đã nghe các lập luận từ TikTok và những người sáng tạo cho rằng luật này tước đi nhà xuất bản kỹ thuật số ưa thích của người dùng, xâm phạm quyền tự do ngôn luận của họ.
Noel Francisco, người đại diện cho Tiktok, đã nói rằng lệnh cấm đối với một trong những nền tảng phát biểu phổ biến nhất của Mỹ sẽ vi phạm quyền Tu chính án thứ nhất của nền tảng này.
Tuy vậy, các chánh án và các thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ vào thời điểm đó đã phản bác lại lập luận của Tiktok về việc xâm phạm quyền tự do ngôn luận. Thẩm phán Brett Kavanaugh đã nói rằng "vẫn còn mối quan ngại lớn" về việc Trung Quốc truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok của Mỹ. Các thẩm phán của tòa án tối cao lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể tác động đến dư luận và đánh cắp thông tin cá nhân của người Mỹ, khiến TikTok trở thành mối lo ngại về an ninh quốc gia.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, gần 40% người trưởng thành ở Mỹ dưới 30 tuổi hiện thường xuyên nhận được tin tức từ TikTok. Các chủ doanh nghiệp nhỏ dựa vào dịch vụ thương mại điện tử của công ty này, thu hút hàng triệu khách hàng.
Các luật sư của Trump đã lập luận rằng ông có thể "cứu" TikTok và đã yêu cầu Tòa án Tối cao hoãn thời hạn để cho phép có "giải pháp chính trị".
Sự ủng hộ hiện tại của Trump dành cho TikTok trái ngược với những nỗ lực trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông nhằm đóng cửa ứng dụng này thông qua lệnh hành pháp vào tháng 8 năm 2020 và một lệnh khác trong cùng tháng đó nhằm cấm các giao dịch của công dân Mỹ với ByteDance. Hiện ông có 14,8 triệu người theo dõi trên TikTok.
TikTok đã bị cấm khỏi các thiết bị của chính phủ tại Vương quốc Anh và các quốc gia khác. Ấn Độ đã cấm rộng rãi ứng dụng này.