minhbao171
Pearl
Virus SARS-Cov-2 gây ra đại dịch COVID-19 đã tìm thấy một loài động vật mới có thể giúp chúng dễ dàng sinh sôi và lây lan. Báo cáo sơ bộ của một nghiên cứu được công bố tuần trước đã xác nhận virus SARS-CoV-2 hiện có thể lây lan tự do giữa các cá thể hươu hoang dã.
Mặc dù chưa rõ phát hiện này sẽ có ảnh hưởng như thể nào, nhưng rất có khả năng nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của loài người và cuộc chiến chống COVID-19.
Chủng virus corona được biết đến với khả năng lây nhiễm cho nhiều loài động vật khác nhau – đặc điểm này đã khiến nó trở thành nghi phạm hàng đầu mỗi khi xuất hiện một dịch bệnh mới, ngay cả trước khi dịch COVID-19 xảy ra. Và đến nay, mặc dù nguồn gốc của dịch COVID-19 vẫn còn đang tranh cãi thì có một điều rõ ràng rằng SARS-CoV-2 không mất quá nhiều thời gian để có thể yên vị trong những loài động vật khác ngoài con người. Ngoài loài hươu, còn có mèo, chó, chồn và cả những loài linh trưởng như khỉ đột cũng đều đã ghi nhận có trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2.
Trong hầu hết những trường hợp nhiễm bệnh kể trên, con người đóng vai trò là nguồn bệnh. Loại virus này cũng cho thấy khả năng lây lan giữa đồng vật với động vật, đặc biệt là trong quần thể loài chồn. Một số thì thuộc trường hợp tai nạn hi hữu, ví dụ như tại sở thú, một nhân viên nhiễm COVID-19 có thể lây lan cho một vài động vật trước khi chuỗi lây nhiễm dừng lại. Nghiên cứu này cho rằng virus corona đã thật sự lây lan sang ít nhất một vài quần thể hươu đuôi trắng ở Mỹ và hiện đang lan rộng hơn.
Các nhà nghiên cứu tại bang Penn (Mỹ) và một số nơi khác đã tiến hành xét nghiệm các mẫu hạch bạch huyết được thu thập trên gần 300 cá thể hươu nuôi nhốt và hoang dã sống tại Iowa để tìm kiếm sự hiện diện của RNA của virus corona. Các mẫu xét nghiệm được lấy từ chương trình giám sát bệnh “suy nhược mãn tính” đang triển khai, đây là căn bệnh nguy hiểm ở loài hươu được nhiều bang ở Mỹ tổ chức giám sát. Từ giữa tháng 9/2020 đến tháng 1/2021, có khoảng một phần ba mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Hơn nữa, các mẫu xét nghiệm của hươu hoang dã dường như có tỷ lệ dương tính cao hơn các mẫu của hươu nuôi nhốt (bao gồm cả những khu vực cấm săn bắn). Và khi các tác giả nghiên cứu lập bản đồ vị trí địa lý và đặc điểm di truyền của virus tìm thấy trong những ca này, họ nhận thấy virus corona đã lây từ người sang hươu nhiều lần trong vài tháng qua và sau đó là lây lan trong quần thể hươu hoang dã.
Tháng 8/2021, các nhà khoa học tại USDA công bố báo cáo nghiên cứu cho biết có đến 40% cá thể hươu tại Michigan, New York, Illinois và Pennsylvania có kháng thể virus corona. Nhưng các tác giả cũng cho biết nghiên cứu của họ là nghiên cứu đầu tiên cho thấy virus corona gần như chắc chắn đang hoành hành ở loài hươu đuôi trắng hoang dã, đây là loài hươu có số lượng cá thể nhiều nhất ở Bắc Mỹ. Và điều này có thể tạo ra nhiều biến chủng virus SARS-CoV-2 nguy hiểm trong tương lai.
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loài hươu có khả năng trở thành vật chứa của virus SARS-CoV-2, phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với sự đa dạng trong bộ gen của virus và hướng đi trong tương lai của đại dịch này”, các tác giả cho biết.
Theo phần giải thích trong báo cáo, các loại virus chỉ có một vật chứa chính sẽ có thể dễ dàng theo dõi và dự đoán mức độ tiến hoá của chúng. Nhưng một virus có thể lây lan giữa nhiều loài khác nhau có thể tạo ra số lượng biến chủng nhiều hơn mỗi khi lây nhiễm cho một cá thể mới, một số loại biến chủng có thể giúp virus vượt qua được hệ miễn dịch của con người hoặc có thể gây bệnh nặng hơn. Virus SARS-CoV-2 lây lan trên nhiều loài hơn đồng nghĩa với việc nó có nhiều cơ hội tiếp xúc với những chủng virus corona khác, và có thể tạo ra những xáo trộn trong bộ gen của chúng. Chúng ta đã từng thấy điều nảy xảy ra với bệnh cúm, ngoài việc loại virus này tạo ra biến chủng nhanh hơn bình thường mà đôi khi chúng còn trao đổi bộ gen với những chủng virus cúm phổ biến ở loài chim và lợn. Đôi lúc, sự pha trộn này có thể tạo ra một đợt cúm nặng hơn những đợt cúm mùa hằng năm. Virus corona cũng có thể tạo ra những biến chủng nguy hiểm hơn đối với loài hươu, dù các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy hầu hết những con hươu nhiễm virus đều không có triệu chứng bệnh.
Nếu chỉ đơn giản là virus corona tìm thấy một “bến đỗ” mới, thì có thể chúng ta sẽ có thêm thời gian trước khi chúng quay trở lại tấn công loài người. Theo nghiên cứu, “các loài động vật trở thành vật chứa có thể cung cấp nơi ẩn náu mới cho virus khi phần lớn loài người đã có miễn dịch hoặc đã tiêm vaccine, và do đó cho thấy một nguy cơ tiềm tàng về khả năng tái xuất hiện ở loài người”.
Tất nhiên, đại dịch COVID-19 vẫn sẽ hoành hành thêm một thời gian nữa. Phần lớn dân số vẫn chưa được tiêm vaccine và có thể phải mất vài năm nữa thì virus corona mới khó có thể tìm thấy những “miếng mồi ngon” chưa được miễn dịch. Cũng không thể tránh khỏi việc một con “virus naivid-19” sẽ quay trở lại để báo thù và hạ gục loài người một lần nữa. Các tác giả nghiên cứu cho biết virus này có thể không trở thành bệnh đặc hữu ở loài nai như ở người, nhưng những nguy hiểm tiềm ẩn bên trong một loài sinh vật sống tương đối gần với loài người chắc chắn cần phải được theo dõi.
“Với tầm quan trọng về mặt xã hội và kinh tế của loài hươu đối với nền kinh tế Mỹ, dù các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các cá thể hươu nhiễm SARS-CoV-2 phần lớn không có triệu chứng, những tác động lâm sàng và sức khoẻ của những cá thể hươu hoang dã nhiễm virus là chưa xác định và cần được điều tra thêm”, các tác giả viết.
Theo Gizmodo
Mặc dù chưa rõ phát hiện này sẽ có ảnh hưởng như thể nào, nhưng rất có khả năng nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của loài người và cuộc chiến chống COVID-19.
Trong hầu hết những trường hợp nhiễm bệnh kể trên, con người đóng vai trò là nguồn bệnh. Loại virus này cũng cho thấy khả năng lây lan giữa đồng vật với động vật, đặc biệt là trong quần thể loài chồn. Một số thì thuộc trường hợp tai nạn hi hữu, ví dụ như tại sở thú, một nhân viên nhiễm COVID-19 có thể lây lan cho một vài động vật trước khi chuỗi lây nhiễm dừng lại. Nghiên cứu này cho rằng virus corona đã thật sự lây lan sang ít nhất một vài quần thể hươu đuôi trắng ở Mỹ và hiện đang lan rộng hơn.
Các nhà nghiên cứu tại bang Penn (Mỹ) và một số nơi khác đã tiến hành xét nghiệm các mẫu hạch bạch huyết được thu thập trên gần 300 cá thể hươu nuôi nhốt và hoang dã sống tại Iowa để tìm kiếm sự hiện diện của RNA của virus corona. Các mẫu xét nghiệm được lấy từ chương trình giám sát bệnh “suy nhược mãn tính” đang triển khai, đây là căn bệnh nguy hiểm ở loài hươu được nhiều bang ở Mỹ tổ chức giám sát. Từ giữa tháng 9/2020 đến tháng 1/2021, có khoảng một phần ba mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Hơn nữa, các mẫu xét nghiệm của hươu hoang dã dường như có tỷ lệ dương tính cao hơn các mẫu của hươu nuôi nhốt (bao gồm cả những khu vực cấm săn bắn). Và khi các tác giả nghiên cứu lập bản đồ vị trí địa lý và đặc điểm di truyền của virus tìm thấy trong những ca này, họ nhận thấy virus corona đã lây từ người sang hươu nhiều lần trong vài tháng qua và sau đó là lây lan trong quần thể hươu hoang dã.
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loài hươu có khả năng trở thành vật chứa của virus SARS-CoV-2, phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với sự đa dạng trong bộ gen của virus và hướng đi trong tương lai của đại dịch này”, các tác giả cho biết.
Theo phần giải thích trong báo cáo, các loại virus chỉ có một vật chứa chính sẽ có thể dễ dàng theo dõi và dự đoán mức độ tiến hoá của chúng. Nhưng một virus có thể lây lan giữa nhiều loài khác nhau có thể tạo ra số lượng biến chủng nhiều hơn mỗi khi lây nhiễm cho một cá thể mới, một số loại biến chủng có thể giúp virus vượt qua được hệ miễn dịch của con người hoặc có thể gây bệnh nặng hơn. Virus SARS-CoV-2 lây lan trên nhiều loài hơn đồng nghĩa với việc nó có nhiều cơ hội tiếp xúc với những chủng virus corona khác, và có thể tạo ra những xáo trộn trong bộ gen của chúng. Chúng ta đã từng thấy điều nảy xảy ra với bệnh cúm, ngoài việc loại virus này tạo ra biến chủng nhanh hơn bình thường mà đôi khi chúng còn trao đổi bộ gen với những chủng virus cúm phổ biến ở loài chim và lợn. Đôi lúc, sự pha trộn này có thể tạo ra một đợt cúm nặng hơn những đợt cúm mùa hằng năm. Virus corona cũng có thể tạo ra những biến chủng nguy hiểm hơn đối với loài hươu, dù các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy hầu hết những con hươu nhiễm virus đều không có triệu chứng bệnh.
Nếu chỉ đơn giản là virus corona tìm thấy một “bến đỗ” mới, thì có thể chúng ta sẽ có thêm thời gian trước khi chúng quay trở lại tấn công loài người. Theo nghiên cứu, “các loài động vật trở thành vật chứa có thể cung cấp nơi ẩn náu mới cho virus khi phần lớn loài người đã có miễn dịch hoặc đã tiêm vaccine, và do đó cho thấy một nguy cơ tiềm tàng về khả năng tái xuất hiện ở loài người”.
“Với tầm quan trọng về mặt xã hội và kinh tế của loài hươu đối với nền kinh tế Mỹ, dù các bằng chứng thực nghiệm cho thấy các cá thể hươu nhiễm SARS-CoV-2 phần lớn không có triệu chứng, những tác động lâm sàng và sức khoẻ của những cá thể hươu hoang dã nhiễm virus là chưa xác định và cần được điều tra thêm”, các tác giả viết.
Theo Gizmodo