Điều gì xảy ra khi một quả bom hạt nhân phát nổ?

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể làm tăng nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân. Nếu có một vụ nổ bom hạt nhân thật, liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta? Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Câu trả lời còn phụ thuộc vào số lượng vũ khí được thả xuống.

Kho vũ khí hạt nhân​

Hiện các cường quốc Nga và Mỹ đang sở hữu khoảng 90% vũ khí hạt nhân của thế giới. Nga có 1.588 vũ khí được triển khai trên các tên lửa xuyên lục địa, có tầm bắn ít nhất là 3.417 dặm (5.500 km) và các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng, cộng thêm các máy bay có khả năng mang và thả trọng tải hạt nhân, Mỹ cũng có 1.644 vũ khí được trang bị theo cách tương tự. Hai quốc gia còn có gần 5.000 quả bom khác đang hoạt động khác và chỉ đơn giản là đang chờ phóng.
Một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn dễ dàng dẫn đến sự kiện tuyệt chủng cho nhân loại, không chỉ vì số người chết ban đầu mà còn vì cái gọi là "mùa đông hạt nhân", xảy ra ngay sau chiến tranh hạt nhân.
Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến Vũ khí James Martin cho hay, có khoảng 30% đến 40% kho vũ khí của Mỹ và Nga được tạo thành từ những quả bom nhỏ hơn này có tầm bắn dưới 310 dặm (500 km) trên đất liền, dưới 372 dặm (600 km) bằng đường biển hoặc đường hàng không. Những vũ khí này vẫn có những tác động tàn phá tương tự đến xung quanh khu vực nổ. Tuy nhiên, sẽ hạn chế hoặc gần như không thể tạo ra trường hợp tồi tệ nhất về ngày tận thế hạt nhân toàn cầu.

Khi một quả bom hạt nhân phát nổ, điều gì sẽ xảy ra?

VNReview.vn

Đầu đạn nhiệt hạch phụ thuộc vào cả quá trình phân hạch và nhiệt hạch để tạo ra một vụ nổ
Vũ khí hạt nhân có nhiều loại cũng như nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng loại bom hiện đại bắt đầu bằng việc kích hoạt phản ứng phân hạch. Sự phân hạch ở đây chính là sự phân tách hạt nhân của các nguyên tử nặng thành các nguyên tử nhẹ hơn - còn gọi là quá trình giải phóng neutro. Đến lượt nó, những neutron này có thể xâm nhập vào hạt nhân của các nguyên tử gần đó, tách chúng ra và gây ra một phản ứng dây chuyền ngoài tầm kiểm soát.
Kết quả cuối cùng, một vụ nổ phân hạch sẽ có sức tàn phá khủng khiếp. Đó chính là loại bom phân hạch (còn được gọi là bom nguyên tử hay bom chữ A) đã phá hủy hai thành phố Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản trong lịch sử, với sức công phá từ 15 kiloton đến 20 kiloton TNT. Tuy nhiên, nhiều vũ khí hiện đại ngày nay còn có khả năng gây sát thương còn tồi tệ hơn. Một trong số đó chính là bom nhiệt hạch, hay bom hydro, sử dụng sức mạnh của phản ứng phân hạch ban đầu để hợp nhất các nguyên tử hydro trong vũ khí.
So với phản ứng phân hạch thì phản ứng nhiệt hạch này tạo ra nhiều neutron hơn dẫn đến nhiều sự phân hạch hơn, do đó cũng có nhiều phản ứng tổng hợp khác. Kết quả của vụ nổ bom nhiệt hạch là một quả quả cầu lửa với nhiệt độ tương đương sức nóng của tâm mặt trời. Tuy nhiên, may mắn cho loài người là loại bom nhiệt hạch này chỉ mới được thử nghiệm chứ chưa bao giờ được sử dụng trong chiến đấu.

Tử vong ngay lập tức

Nếu mặt đất của chúng ta hứng chịu một vụ nổ như vậy, nghĩa là sẽ gây ra rất nhiều cái chết ngay lập tức. Theo một báo cáo năm 2007 từ một hội thảo về Dự án Phòng thủ, một vũ khí hạt nhân 10 kiloton, tương đương với kích cỡ của các quả bom ở Hiroshima và Nagasaki, sẽ giết chết chết ngay lập tức khoảng 50% số người trong bán kính 2 dặm (3,2 km) kể từ khi phát nổ trên mặt đất.
Điều gì xảy ra khi một quả bom hạt nhân phát nổ?
Những cái chết của con người chủ yếu đến từ hỏa hoạn, phơi nhiễm phóng xạ cường độ cao và các thương tích gây tử vong khác. Một số người trong số này còn bị thương do các áp lực từ vụ nổ, còn hầu hết những người bị thương khác là do các tòa nhà bị sập hoặc do mảnh đạn bay; hầu hết các tòa nhà trong bán kính 0,5 dặm (0,8 km) của vụ nổ sẽ bị đánh sập hoặc hư hỏng nặng.
Chính phủ Hoa Kỳ đã khuyên mọi người rằng nếu nhận được cảnh báo trước đó, từ thông tin liên lạc chính thức hoặc nhìn thấy ánh sáng từ một vụ nổ gần đó, hãy di chuyển nhanh đến tầng hầm hoặc trung tâm của một tòa nhà lớn, ở tại đó ít nhất 24 giờ để tránh bụi phóng xạ tồi tệ nhất. Tuy nhiên, dữ liệu từ Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) cho thấy, có rất ít sự giúp đỡ cho người sống sót gần khu vực phát nổ.
Khi những con đường xung quanh nơi xảy ra vụ nổ hay những đường tàu bị phá hủy, các bệnh viện bị san lấp hay bác sĩ, y tá và những người ứng cứu đầu tiên trong khu vực vụ nổ đã chết hoặc bị thương, gần như không có hoặc rất ít lựa chọn về công cụ, phương tiện hay nhân lực để đến các khu vực trợ giúp, đặc biệt là với mức phóng xạ cao sau vụ nổ.
Những người sống sót sau đó cũng vẫn sẽ mang theo bụi phóng xạ và họ cần được khử nhiễm, hầu hết những người này đều bị bỏng nhiệt. Cái chết cũng có thể đến do bão lửa, tùy thuộc vào các vùng nổ, các đám cháy từ vụ nổ ban đầu có thể kết hợp và lan rộng ra, tạo ra nguồn gió tự cung cấp năng lượng khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn. Những trận bão lửa như vậy đã từng xảy ra ở Hiroshima, nhấn chìm ít nhất khoảng 11,4 km vuông trong biển lửa.

Bụi phóng xạ nguy hiểm như thế nào?

VNReview.vn

Vụ nổ hạt nhân Baker dưới nước vào ngày 25 tháng 7 năm 1946, tạo ra một đám mây hình nấm khổng lồ có khả năng phát tán bức xạ rất xa và rộng
Bức xạ là một hệ quả thứ yếu nữa của những vụ nổ hạt nhân và thậm chí nó còn nguy hiểm hơn nhiều những hậu quả ban đầu của nó. Các quả bom phân hạch đã dội xuống Nhật Bản cách đây hơn 7 thập kỷ mới chỉ tạo ra bụi phóng xạ cục bộ. Tuy nhiên, những vũ khí nhiệt hạch hiện đại ngày nay sẽ thổi chất phóng xạ lên cao tầng bình lưu (tầng giữa của khí quyển Trái đất), cho phép tạo ra bụi phóng xạ toàn cầu.
Mức độ và sự lan rộng của bụi phóng xạ phụ thuộc vào quả bom phát nổ trên mặt đất hay nổ trong không khí. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự trầm trọng của bụi phóng xạ, nhưng lại có thể làm giảm tác động tức thì ở mặt đất hoặc trên không. Có nghĩa là nó có thể hạn chế những tác động toàn cầu nhưng lại có sức tàn phá đối với khu vực gần đó.
Những nguy cơ nghiêm trọng nhất sẽ đến trong 48 giờ sau vụ nổ. Trong trường hợp không có tuyết hoặc mưa, nó có thể làm kéo bụi phóng xạ xuống mặt đất nhanh hơn, khi các hạt ở xa có thể có hoạt độ phóng xạ tối thiểu vào thời điểm chúng trôi đến Trái Đất. Khoảng 48h sau vụ nổ, một khu vực ban đấu tiếp xúc với khoảng 1.000 roentgens (một đơn vị bức xạ ion hóa) và mỗi giờ sẽ chỉ hứng chịu 10 roentgens. Một nửa số người trải qua tổng liều bức xạ khoảng 350 roentgens trong một vài ngày có khả năng chết vì ngộ độc bức xạ cấp tính.
Còn những người sống sót tiếp xúc với bụi phóng xạ sẽ có nguy cơ cao bị ung thư trong suốt quãng đời còn lại của họ. Các bệnh viện chuyên khoa ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki đã điều trị cho hơn 10.000 người sống sót sau vụ nổ năm 1945, đó là con số chính thức được công nhận, hầu hết những người tử vong trong nhóm này là do ung thư. Các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ cao gấp 4 đến 5 lần mức điển hình trong 10 đến 15 năm đầu tiên sau vụ nổ.

Điều gì xảy ra khi một quả bom hạt nhân phát nổ?
Xử lý hậu quả phóng xạ để lại sau sự cố ở Fukushima

Những thảm họa môi trường

Giống như một hiệu ứng tất yếu, phóng xạ và bụi phóng xạ cũng sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe. Tùy thuộc vào quy mô của một cuộc xung đột hạt nhân, các vụ nổ thậm chí có thể ảnh hưởng đến khí hậu của khu vực đó. Có thể so sánh với một nơi như Ukraine ở hiện tại, nơi đây sản xuất khoảng 10% lúa mì của thế giới, bụi phóng xạ có thể đổ bộ vào các vùng đất trồng trọt. Chúng ta có thể hình dung nếu bụi phóng xạ tràn vào một vùng cung cấp thực phẩm hàng đầu thế giới, sẽ kéo theo những vấn đề tồi tệ lâu dài hơn như bệnh ung thư
Ngoài ra, iot phóng xạ cũng là một vấn đề lớn khác. "Bò tập trung i-ốt trong sữa và trẻ em tập trung i-ốt trong sữa vào các tuyến giáp, dẫn đến ung thư tuyến giáp", Michael May, đồng giám đốc danh dự tại Trung tâm An ninh và Hợp tác Quốc tế của Đại học Stanford và giám đốc danh dự Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore, cho biết.
Các tàn tro và bồ hóng được lẫn trong bầu khí quyển sau một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến khí hậu có một lượng bom nhất định được thả xuống. Theo một phân tích năm 2012 được công bố trên Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử, trong khi một hoặc hai vụ nổ hạt nhân sẽ không gây ảnh hưởng toàn cầu, nhưng nếu kích nổ chỉ khoảng 100 vũ khí có kích thước tương đương với vụ ném xuống Hiroshima năm 1945, sẽ làm giảm nhiệt độ toàn cầu xuống thấp hơn nhiệt độ của tiểu Kỷ băng hà xảy ra từ khoảng 1300 đến 1850.
Đó thực sự sẽ là sự thay đổi khí hậu đột ngột. Một đợt lạnh bất ngờ như thế rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp và nguồn cung cấp lương thực cho con người trên thế giới. Tiểu Kỷ băng hà vốn đã từng gây ra sự thất bát mùa màng và nạn đói vào thời điểm mà dân số toàn cầu chưa bằng 1/7 so với ngày nay.
Nguồn
livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top