Đố bạn tách đôi bánh Oreo mà giữ được lớp kem dính đều 2 mặt - Nhà nghiên cứu từ MIT cũng bó tay!

Bạn đã nghe đến Oreology chưa? Đó là một lĩnh vực “nghiên cứu” về loại bánh cookie màu chocolate với lớp kem trắng thơm ngon ở giữa. Và có lẽ bạn cũng từng một lần “nghiên cứu” làm sao để tách hai nửa của bánh Oreo ra để tìm trải nghiệm ăn bánh tuyệt nhất rồi.
Dù bạn thích để lớp kem trắng dính hẳn lên một nửa của bánh Oreo, hay thích trét đều nó lên cả hai nửa khi tách đôi bánh, thì các nhà nghiên cứu cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời cho câu hỏi tưởng chừng đơn giản: làm sao để mỗi khi tách đôi một chiếc bánh Oreo, bạn luôn có được hai nửa theo đúng ý mình?
Khi còn nhỏ, tôi từng cố xoay bánh để trét kem đều ra hai nửa - bởi theo khẩu vị cá nhân của tôi thì như vậy ngon hơn nhiều so với việc một nửa có rất nhiều kem và nửa còn lại gần như không có gì. Việc này khá khó thực hiện khi tôi cố làm bằng tay” - theo Crystal Owens, tác giả chính của nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Institute of Physics, đồng thời là một nhà nghiên cứu về chế tạo cơ khí tại MIT.
Đố bạn tách đôi bánh Oreo mà giữ được lớp kem dính đều 2 mặt - Nhà nghiên cứu từ MIT cũng bó tay!
Chiếc máy Oreometer của nhóm nghiên cứu
Do đó, cô đã thử dùng đến máy móc. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tạo ra Oreometer, một thiết bị chuyên dụng để... tách bánh cookie với mô-men xoắn được thiết lập chính xác theo khoa học (mô-men xoắn là chỉ số lực dùng để xoay một vật thể).
Nhóm hi vọng rằng với một cú xoay hoàn hảo, họ có thể “điều khiển” lớp kem bánh để phân tán nó đồng đều giữa hai nửa bánh. Nhưng hóa ra, chuyện không thuận lợi cho lắm.
Đáng buồn thay, chúng tôi phát hiện ra rằng kể cả khi bạn xoay một cái Oreo đúng cách, lớp kem gần như luôn dính trên một trong hai mặt bánh, và không có cách dễ dàng nào để chia đều nó ra cả hai cả” - Owens nói.
Nếu bạn may mắn tách đều được lớp kem bánh Oreo, thì nghiên cứu tin rằng đó không phải là kết quả của sự khéo léo của bạn đâu, mà liên quan nhiều đến độ dính giữa kem và bánh, vốn đã bị thay đổi bởi một số yếu tố trước khi bánh đến được tay bạn.
Kết quả thu được đã xác nhận điều tôi thấy khi còn là một cô bé - không có mánh nào để tách đôi được chiếc Oreo theo ý muốn của bạn cả” - Owens nói.
Nhưng những yếu tố đó là gì thì xin dành cho một nghiên cứu về sau.
Chúng tôi không trả lời ngay mọi câu hỏi mà mọi người có thể thắc mắc về Oreo hay bánh quy nói chung, đó là lý do vì sao chúng tôi tạo nên Oreometer, để bất kỳ ai với một máy in 3D cũng có thể thực hiện các thử nghiệm khác” - Owens nói.
Đố bạn tách đôi bánh Oreo mà giữ được lớp kem dính đều 2 mặt - Nhà nghiên cứu từ MIT cũng bó tay!

Câu hỏi ngớ ngẩn cần một đáp án khoa học

Randy Ewoldt, giáo sư chế tạo cơ khí tại Đại học Illinois Urbana-Champaign, đang đọc nghiên cứu nói trên thì cậu nhóc 11 tuổi nhào đến nhìn qua vai bố.
Cậu nhóc biết bố mình nghiên cứu về lưu biến học, một nhánh của vật lý học chuyên về dòng chảy của vật chất giữa các chất lỏng và chất rắn. Nhưng như mọi đứa trẻ khác, công việc của bố chẳng thể thú vị hơn những trò chơi khác - cho đến khi cậu đọc được chữ “Oreo” trong tài liệu.
Khi chúng ta nói về tính chất vật lý của những chất liệu phức tạp, vốn rất nhiều, thì kem bánh Oreo là một trong những thứ mà ai cũng có thể tìm ngay được” - Ewoldt nói. “Để bước vào một thế giới phức tạp hơn nhiều, thì đây có thể là lối vào”
Owens luôn nghĩ về nghiên cứu mỗi khi cầm một chiếc bánh Oreo trong tay, và cô hi vọng nhiều người khác cũng tò mò như mình.
Tôi hi vọng mọi người có thể dùng thông tin này để nâng tầm trải nghiệm ăn bánh quy khi họ xoay để tách đôi một chiếc Oreo, hay khi họ nhúng nó vào sữa” - Owens nói. “Tôi hi vọng mọi người cũng sẽ tìm thấy cảm hứng để khám phá những câu hỏi khác trong nhà bếp theo những cách khoa học”
Nghiên cứu khoa học thú vị nhất, kể cả ở MIT, là nghiên cứu lấy cảm hứng bởi sự tò mò muốn hiểu được thế giới quanh ta, khi ai đó thấy một thứ gì đó kỳ lạ và nghĩ ‘không biết tại sao nó lại như thế?’”
Tham khảo: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top