Đo kiểm tự động tiếp tục là thách thức lớn với các tổ chức

TienCM

Pearl
Keysight Technologies mới đây công bố kết quả của một nghiên cứu toàn cầu do Keysight tài trợ và Forrester thực hiện. Nghiên cứu này khảo sát các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm ra quyết định về hoạt động đo kiểm để tìm hiểu về tình hình chiến lược và công nghệ đo kiểm.
Báo cáo của nghiên cứu với tiêu đề “Chinh phục sự phức tạp trong hoạt động đo kiểm bằng công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI)” chỉ ra rằng tự động hóa đang dần trở nên phổ biến, với 75% các tổ chức sử dụng kết hợp đo kiểm tự động và thủ công. Tuy nhiên, chỉ 11% có chiến lược tự động hóa hoàn toàn. Khi sự phức tạp ngày càng tăng, số lượng các bài đo cũng tăng theo (77%) và không có tự động hóa, quá trình phát triển sản phẩm sẽ bị kìm hãm.
Đo kiểm tự động tiếp tục là thách thức lớn với các tổ chức
Jeff Harris, Phó chủ tịch, bộ phận danh mục giải pháp và tiếp thị tại Keysight Technologies, nhận định: "Nghiên cứu cho chúng tôi thấy rằng các công ty đang cảm thấy áp lực để tăng cường các nỗ lực tự động hóa, nhất là khi họ được hỏi về tương lai. Các chiến lược nhân công hoặc tự động hóa một phần không thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay của các tổ chức, và khi thiếu tự động hóa ứng dụng công nghệ AI, các tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết sự phức tạp trong đo kiểm”.
“Chúng tôi dự báo rằng đại dịch COVID sẽ đẩy nhanh hơn nữa việc ứng dụng quy trình phát triển từ xa, và tự động sắp xếp thứ tự các bài đo. Chúng tôi cũng kỳ vọng rằng công nghệ bản sao số (digital twin) sẽ được sử dụng nhiều hơn đáng kể, khi các nhóm phát triển tiếp tục cộng tác từ nhiều địa điểm khác nhau. Tại Keysight, chúng tôi đang xây dựng công nghệ tự động hóa bằng AI xuyên suốt luồng quy trình công việc vào tất cả các sản phẩm phần mềm để đáp ứng các nhu cầu này và để thúc đẩy phát triển tự động hóa đo kiểm và xác nhận hợp chuẩn", Jeff Harris chia sẻ thêm.
Những khó khăn thách thức hàng đầu về kỹ thuật phát sinh từ sự phức tạp trong đo kiểm bao gồm chu kỳ đo dài và nhu cầu phát hiện và giải quyết chính xác lỗi và các vấn đề về phần mềm. Những vấn đề này trực tiếp tác động tới kết quả kinh doanh và quy trình phát triển sản phẩm. Người tham gia khảo sát xếp hạng các kết quả đầu ra như sau:
● 51% - rủi ro vi phạm an ninh bảo mật
● 48% - tăng chi phí
● 42% - kéo dài thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
● 36% - khiếm khuyết sản phẩm
● 34% - mất doanh thu
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ghi nhận rằng các chiến lược đo kiểm nhân công hoặc bán tự động không thể theo kịp các sản phẩm ngày càng phức tạp. Vì vậy, 45% đối tượng tham gia khảo sát đang tính đến khả năng sử dụng cách tiếp cận hoàn toàn tự động trong ba năm tới, đạt tỷ lệ tăng trưởng 409%. Hơn một nửa (52%) cho rằng họ sẽ xem xét sử dụng AI để tích hợp các bộ ứng dụng đo kiểm phức tạp, đạt tỷ lệ tăng trưởng 325%.
Đo kiểm tự động tiếp tục là thách thức lớn với các tổ chức
Các tổ chức kỳ vọng nhận được nhiều lợi ích khi chuyển sang áp dụng các chiến lược đo kiểm tự động thông minh. Các đối tượng tham gia khảo sát dự kiến cải thiện hiệu suất vận hành, bao gồm nâng cao năng suất lao động (59%), có khả năng mô phỏng chức năng hay hiệu năng sản xuất (54%) và tự động hóa hoặc mô phỏng phát hiện lỗi giúp rút ngắn các chu kỳ sửa lỗi - đo lại (53%). Tác động tích cực đối với sản xuất kinh doanh bao gồm nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sự hài lòng của khách hàng (59%), khả năng giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường (50%) và các quy trình phát triển sản phẩm linh hoạt hơn (50%).
Như được mô tả trong khảo sát, những cải tiến về công nghệ hoặc vận hành được kỳ vọng nhiều nhất từ tự động hóa và AI là nâng cao năng suất lao động, khả năng mô phỏng chức năng/hiệu năng sản phẩm và tự động hóa/mô phỏng quá trình tìm lỗi.
Tuy nhiên, chỉ số tốt hơn để đo lường thành công là tác động kinh doanh mà các tổ chức mong muốn nhận được khi đầu tư vào các công nghệ đo kiểm mới như Automating Intelligence của Keysight có khả năng giúp khách hàng:
● Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường sự hài lòng của khách hàng
● Giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường
● Nâng cao tính linh hoạt của chu kỳ phát triển sản phẩm
Trong nghiên cứu này, Forrester đã khảo sát trực tuyến 406 nhà lãnh đạo có trách nhiệm ra quyết định về hoạt động đo kiểm trong các tổ chức tại các khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Trung đông, châu Phi và châu Á Thái Bình Dương để đánh giá năng lực đo kiểm hiện tại và lắng nghe quan điểm của họ về đầu tư vào tự động hóa (bao gồm AI). Khảo sát này đặt câu hỏi cho những người tham gia về môi trường đo kiểm hiện tại trong tổ chức của họ, các khoản đầu tư tương lại, những khó khăn thách thách và kỳ vọng về kết quả đầu ra của việc tự động hóa đo kiểm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top