Theo truyền thông Hàn Quốc, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) thừa nhận đã thất bại trong cuộc chiến máy giặt giữa Mỹ và Hàn Quốc. Họ đã cố bảo hộ ngành sản xuất máy giặt nội địa trước làn sóng nước ngoài nhưng bất thành.
Một trong những chiêu bài bảo hộ máy giặt nội địa là tăng áp thuế chống bán phá giá, khiến máy giặt do các công ty Hàn Quốc sản xuất chịu nhiều thuế quan hơn, dẫn tới tăng giá và làm giảm sức cạnh tranh. Song, nhờ nhanh nhạy mở nhà máy tại Mỹ, họ đã né được.
Song, bề ngoài có vẻ máy giặt Samsung và LG đã chiếm đươc thị phần của các hãng gia dụng Mỹ, nhưng cuối cùng người chiến thắng vẫn lại là… người Mỹ. Theo Business Korea, dường như cái mà Mỹ muốn nhắm đến là khoản tiền đầu tư khổng lồ.
“Nhìn bề ngoài, có vẻ Samsung và LG đã giành chiến thắng bằng cách tăng thị phần. Nhưng nếu bạn có cái nhìn tinh tế hơn, thực chất chính phủ Mỹ mới là người chiến thắng sau cùng. Bởi họ đã thu hoạch được nhiều khoản tiền đầu tư nước ngoài lẫn tạo thêm việc làm”.
Đây dường như là chiêu bài quen thuộc của chính quyền Mỹ, giống như đạo luật CHIPS đang được sử dụng để lôi kéo ngành bán dẫn đầu tư vào nước này. “Chúng tôi hiểu các khoản trợ cấp từ Mỹ không khác gì quả táo độc, nhưng chúng tôi không thể thoát khỏi trật tự mà Mỹ đã an bài bằng cách từ chối nhận trợ cấp” - 1 quan chức trong ngành bán dẫn thừa nhận.
Để nhận được tiền trợ cấp, các công ty bán dẫn phải đảm bảo thỏa mãn nhiều điều kiện mà Mỹ đặt ra. Các điều kiện này lại tuân theo tầm nhìn kinh tế chính trị của Mỹ, nhằm đạt được những mục đích mà họ đề ra. Không ít doanh nghiệp đã phải điều chỉnh lại toàn bộ chiến lược dài hạn chỉ vì những thay đổi của chính phủ Mỹ, không ai dám làm phật lòng.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang đổ rất nhiều tiền vào Mỹ. Samsung phê duyệt kế hoạch xây 1 xưởng đúc chip tiên tiến ở Texas, trị giá 17 tỷ USD. Hyundai đang xây dựng 1 cơ sở sản xuất xe điện tại Georgia, dự kiến chạy vào nửa cuối năm sau.
LG Energy Solution và SK Energy cũng xác nhận xây dựng thêm nhà máy sản xuất pin xe điện tại Mỹ, liên doanh với các hãng xe Mỹ. Các công ty vật liệu pin Hàn Quốc như LG Chem, POSCO Future M và EcoPro BM cũng đang thúc đẩy nhiều dự án nội địa hóa ở Bắc Mỹ.
Trong chiều ngược lại, chính quyền Seoul lại đang ngồi trên đống lửa. Họ lo lắng khi dòng tiền đầu tư đổ ra nước ngoài như vậy, càng tạo ra khoảng trống lớn hơn cho ngành công nghiệp nội địa, đặc biệt là ngành sản xuất xe hơi.
Nếu Samsung, LG và các ông lớn Hàn Quốc cứ tiếp tục rót tiền để tạo ra sản phẩm “Made in America” thay vì “Made in Korea”, sẽ không mang lại nhiều việc làm cho thanh thiếu niên Hàn Quốc, cũng như bỏ lỡ kế hoạch tăng trưởng kinh tế của nước này.
>>> Thị phần nhiều mặt hàng chủ chốt của Samsung tụt giảm.
Một trong những chiêu bài bảo hộ máy giặt nội địa là tăng áp thuế chống bán phá giá, khiến máy giặt do các công ty Hàn Quốc sản xuất chịu nhiều thuế quan hơn, dẫn tới tăng giá và làm giảm sức cạnh tranh. Song, nhờ nhanh nhạy mở nhà máy tại Mỹ, họ đã né được.
Song, bề ngoài có vẻ máy giặt Samsung và LG đã chiếm đươc thị phần của các hãng gia dụng Mỹ, nhưng cuối cùng người chiến thắng vẫn lại là… người Mỹ. Theo Business Korea, dường như cái mà Mỹ muốn nhắm đến là khoản tiền đầu tư khổng lồ.
Đây dường như là chiêu bài quen thuộc của chính quyền Mỹ, giống như đạo luật CHIPS đang được sử dụng để lôi kéo ngành bán dẫn đầu tư vào nước này. “Chúng tôi hiểu các khoản trợ cấp từ Mỹ không khác gì quả táo độc, nhưng chúng tôi không thể thoát khỏi trật tự mà Mỹ đã an bài bằng cách từ chối nhận trợ cấp” - 1 quan chức trong ngành bán dẫn thừa nhận.
Để nhận được tiền trợ cấp, các công ty bán dẫn phải đảm bảo thỏa mãn nhiều điều kiện mà Mỹ đặt ra. Các điều kiện này lại tuân theo tầm nhìn kinh tế chính trị của Mỹ, nhằm đạt được những mục đích mà họ đề ra. Không ít doanh nghiệp đã phải điều chỉnh lại toàn bộ chiến lược dài hạn chỉ vì những thay đổi của chính phủ Mỹ, không ai dám làm phật lòng.
LG Energy Solution và SK Energy cũng xác nhận xây dựng thêm nhà máy sản xuất pin xe điện tại Mỹ, liên doanh với các hãng xe Mỹ. Các công ty vật liệu pin Hàn Quốc như LG Chem, POSCO Future M và EcoPro BM cũng đang thúc đẩy nhiều dự án nội địa hóa ở Bắc Mỹ.
Trong chiều ngược lại, chính quyền Seoul lại đang ngồi trên đống lửa. Họ lo lắng khi dòng tiền đầu tư đổ ra nước ngoài như vậy, càng tạo ra khoảng trống lớn hơn cho ngành công nghiệp nội địa, đặc biệt là ngành sản xuất xe hơi.
>>> Thị phần nhiều mặt hàng chủ chốt của Samsung tụt giảm.