Doanh nghiệp Trung Quốc "sạch bóng" khỏi top 10 công ty có vốn hóa cao nhất

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Theo bảng xếp hạng giá trị vốn hóa mới cập nhật, không có cái tên Trung Quốc nào còn trụ đài. Nguyên nhân có thể đến từ áp lực của các lệnh giới hạn từ chính quyền Bắc Kinh và Washington.
Doanh nghiệp Trung Quốc sạch bóng khỏi top 10 công ty có vốn hóa cao nhất
Cuối năm 2020, Tencent đang đứng vị trí thứ 7, Alibaba đứng ở vị trí thứ 9. Tính đến tháng 2 năm nay, Tencent đã vươn lên hàng 6 trước khi vốn hóa thị trường có cú lao dốc giảm đến hơn 40%, trượt khỏi top 10 và đứng ở vị trí 11, tính đến thứ 6 (17/12).
Những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ, Apple, Microsoft và công ty mẹ của Google - Alphabet, lần lượt chiếm lĩnh top 3. Saudi Aramco (công ty dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên của Ả Rập Xê Út) đứng thứ 4, tiếp theo là Amazon.com, Tesla và nhà điều hành Facebook Meta. Nhà thiết kế chip Nvidia đứng thứ tám, trong khi Berkshire Hathaway của Warren Buffett đứng thứ 9.
Dựa theo bảng xếp hạng này, công ty Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) trở thành công ty sản xuất chip ở Châu Á có giá trị lọt top thế giới, ở vị trí thứ 10.
Vào năm 2007, chỉ số Shanghai Composite (SHCOMP) - chỉ số tổng hợp của cổ phiếu Trung Quốc theo tỷ lệ Paasche - đạt mức cao nhất lịch sử, mở ra cơ hội lớn cho nền kinh tế đất nước tỷ dân. Ở thời điểm đó, 4 cái tên đứng đầu bảng xếp hạng đều thuộc về Trung Quốc, công ty dầu khí PetroChina đứng vị trí số 1.

Doanh nghiệp Trung Quốc sạch bóng khỏi top 10 công ty có vốn hóa cao nhất

Hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là đòn đẩy mạnh mẽ cho sự trỗi dậy của nhiều công ty công nghệ Trung Quốc. Vốn hóa thị trường tăng lên nhanh chóng nhờ mô hình kinh doanh mới và khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn. Tuy nhiên, đó chỉ là chuyện của quá khứ, sau lệnh đàn áp lĩnh vực công nghệ từ chính phủ Trung Quốc cùng với căng thẳng leo thang với Mỹ đã đảo ngược vận may đó.
Didi Global, công ty đứng sau nền tảng gọi xe lớn nhất Trung Quốc, quyết định hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán New York vào ngày 3/12, chỉ 5 tháng sau khi ra mắt. Chính phủ Trung Quốc thắt chặt giám sát công ty niêm yết ở nước ngoài, vì lo ngại rò rỉ thông tin nhạy cảm trong nước.
Mặt khác, chính quyền tổng thống Joe Biden cũng tăng cường áp lực lên doanh nghiệp Trung Quốc bằng lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất máy bay không người lái DJI, cùng nhiều tổ chức bị cáo buộc tham gia vào hoạt động vi phạm nhân quyền hoặc phát triển quân sự. Chính vì rơi vào thế gọng kìm đông-tây phối hợp đã khiến các công ty Trung Quốc chao đảo và rớt đài ngay lập tức.
Động thái này tác động mạnh lên các nhà đầu tư người Mỹ có ý định làm giàu trên đất Trung Quốc. Chính phủ Mỹ cũng áp dụng lệnh cấm vận thương mại đối với những công ty nội địa Trung.
Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng của Phòng Nghiên cứu Kinh tế tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết:
“Triển vọng hồi phục giá chứng khoán của Trung Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi Mỹ ngăn chặn dòng tiền ngoại tệ chảy vào Trung Quốc”.
Nguồn: Nikkei Asia
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top