Độc lạ Trung Quốc: nhiều công ty sẵn sàng bỏ ra 14K USD/năm để thuê người ảo

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Từ chăm sóc khách hàng cho đến ngành công nghiệp giải trí, các doanh nghiệp tại Trung Quốc đang đua nhau chi đậm để thuê nhân viên ảo.
Công ty công nghệ Baidu cho biết số lượng dự án người ảo mà họ đang phát triển cho các khách hàng đã tăng gấp đôi kể từ năm 2021, với giá bán trải rộng từ 2.800 USD cho đến 14.300 USD mỗi năm.
Người ảo là sự kết hợp của hoạt ảnh, công nghệ âm thanh, và học máy, từ đó tạo ra những con người số hoá có thể ca hát và thậm chí là tương tác trong quá trình livestream. Dù những con người kỹ thuật số này đã xuất hiện từ khá lâu trên internet Mỹ, phải đến gần đây, chúng mới hiện diện phổ biến hơn trên không gian mạng Trung Quốc.
Một số khách hàng đặt mua người ảo bao gồm các công ty dịch vụ tài chính, các công ty du lịch địa phương và truyền thông nhà nước - theo Li Shiyan, giám đốc bộ phận người ảo và robotic của Baidu.
Nhờ những cải tiến về công nghệ, chi phí mua người ảo đã giảm khoảng 80% kể từ năm ngoái. Hiện nay, một người ảo 3D có giá khoảng 100.000 tệ (14.300 USD), trong khi người ảo 2D chỉ khoảng 20.000 tệ mà thôi.
Li ước tính ngành công nghiệp người ảo tại Trung Quốc sẽ tiếp tục mức tăng trưởng 50% hàng năm cho đến 2025.
Theo
CNBC, Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển người ảo.
Hồi tháng 8 năm ngoái, thành phố Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây dựng người ảo thành một ngành công nghiệp trị giá hơn 50 tỷ tệ trước năm 2025. Chính quyền các địa phương trên khắp Trung Quốc cũng đồng thời tham gia vào cuộc đua phát triển một hoặc hai “
doanh nghiệp người ảo hàng đầu" với doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh kỳ vọng đạt hơn 5 tỷ tệ mỗi doanh nghiệp.
Mùa thu năm ngoái, chính phủ trung ương đã công bố bản kế hoạch chi tiết về việc tích hợp sâu hơn nữa thực tại ảo - đặc biệt trong lĩnh vực phát sóng, sản xuất, và các lĩnh vực khác. Kế hoạch 5 năm mới nhất của Trung Quốc, được giới thiệu vào năm ngoái, còn có lời kêu gọi số hoá mạnh mẽ hơn nền kinh tế, trong đó có thực tại ảo và thực tại tăng cường.

Độc lạ Trung Quốc: nhiều công ty sẵn sàng bỏ ra 14K USD/năm để thuê người ảo
Ca sỹ ảo Luo Tianyi trong một buổi biểu diễn

Tìm kiếm một hình tượng không scandal

Từ khía cạnh doanh nghiệp, mối quan tâm lớn nhất là người ảo có thể tạo ra nội dung như thế nào.
Các nhãn hiệu ở Trung Quốc hiện đang tìm kiếm một thế hệ phát ngôn viên mới thay thế cho loạt người nổi tiếng, mà thời gian qua đã vướng vào nhiều thông tin tiêu cực liên quan trốn thuế hay scandal cá nhân - theo Sirius Wang, CPO và là giám đốc công ty thuơng mại Greater China tại Kantar.
Có ít nhất 36% người tiêu dùng từng xem một người nổi tiếng ảo, hay người nổi tiếng kỹ thuật số, trình diễn vào năm ngoái - theo một khảo sát thực hiện bởi Kantar mùa thu vừa qua. 21% từng xem một người ảo dẫn chương trình trong một sự kiện hoặc bản tin thời sự.
Trong năm 2023, khoảng 45% các công ty quảng cáo cho biết họ có thể tài trợ cho các buổi biểu diễn của người nổi tiếng ảo, hoặc mời một người ảo tham gia sự kiện của các nhãn hiệu.

Tăng cường phát triển người ảo

Nhiều công ty công nghệ lớn của Trung Quốc đã và đang phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp người ảo.
Ứng dụng stream video và gaem Bilibili là một trong những nền tảng sớm nhất góp phần đưa concept người ảo trở thành một hiện tượng phổ biến.
Công ty này đã thâu tóm đội ngũ phát triển đằng sau ca sỹ ảo Luo Tianyi, một người ảo có hình ảnh và âm thanh được tạo ra hoàn toàn nhờ công nghệ. Năm ngoái, các nhà phát triển của Luo tiếp tục tập trung cải thiện sắc thái trong giọng hát của ca sĩ ảo bằng cách sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo.
Ra mắt năm 2012, Luo Tianyi có gần 3 triệu người hâm mộ, và thậm chí còn trình diễn tại lễ khai mạc Olympic Mùa đông tại Bắc Kinh vào năm ngoái.
Bilibili còn tạo ra các “mỏ neo" ảo, hay những ảnh đại diện trực tiếp của người dùng nền tảng được tạo ra nhờ công nghệ đặc biệt để giúp họ tiếp cận khán giả. Công ty cho biết đã có 230.000 mỏ neo ảo bắt đầu phát sóng trên nền tảng từ năm 2019, và thời gian phát sóng của các mỏ neo ảo này trong năm 2022 đã tăng đến 200% so với chỉ một năm trước đó.
Tencent, trong cuộc họp cổ đông gần đây nhất, đã tiết lộ về bộ phận Tencent Cloud AI Digital Humans chuyên cung cấp chatbot cho các ngành công nghiệp như dịch vụ tài chính và du lịch, nhằm phục vụ các tác vụ hỗ trợ khách hàng tự động hoá. Next Studios thuộc công ty này còn đang phát triển một ca sĩ ảo và một người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu ảo.
Các công ty quy mô nhỏ hơn cũng đang nhăm nhe đặt chân vào ngành công nghiệp đang hot này.
Startup Well-Link Technologies - cái tên đứng sau công nghệ dựng hình đám mây góp phần mang lại thành công vang dội cho nhà phát triển game Trung Quốc miHoYo - vào cuối năm 2022 đã công bố đang hợp tác với Haixi Media để phát triển một mẫu người ảo khác.

Tham khảo: CNBC
>> Metaverse "ế khách": hệ sinh thái tỷ đô của Decentraland chỉ có 38 người dùng mỗi ngày
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top