From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Metaverse từng là cụm từ khóa từng rất hot cách đây vài năm, đánh dấu bằng sự kiện Facebook đổi tên thành Meta. Suốt cả năm đó, người ta không ngừng nói về metaverse như 1 công nghệ mới nổi đầy hấp dẫn. Song theo bài viết mới đây của Business Insider, dường như tham vọng này đã bị bỏ rơi nhanh chóng chỉ sau vài năm. Hoặc có thể không phải bị ngành công nghệ rời bỏ mà chỉ là công ty của Mark Zuckerberg không còn động lực thúc đẩy mạnh mẽ như trước.
Khái niệm về metaverse đã manh nha xuất hiện từ năm 1982 trong phim điện ảnh Tron. Sau đó, tiếp tục được nhắc đến qua game Second Life năm 2003. Cho tới 2021, Mark Zuckerberg bất ngờ hồi sinh nó bằng động thái đổi tên công ty thành Meta. Nó nhanh chóng gây sốt toàn cầu và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Tuy vậy, làn sóng bùng nổ của metaverse cũng không thể giúp nó phát triển vững vàng như đã kì vọng. Ngay khi xu hướng công nghệ mới xuất hiện - AI tạo nội dung - số phận của metaverse dường như đã bị “đóng hòm”.
Sự sụp đổ đáng thất vọng của metaverse khiến Meta bị người ta nghi ngờ.
Một cuộc trò chuyện trong thế giới ảo của Zuckerberg và King, MC của đài CBS, đã biến thành nỗi thất vọng. Những cử động vụng về trái ngược hoàn toàn khung cảnh hấp dẫn mà Zuckerberg vẽ ra.
Thực tế, metaverse mà Zuckerberg vẽ ra còn bị khủng hoảng danh tính nghiêm trọng. Thậm chí nó còn chẳng chứng minh được khả năng giải quyết bài toán kinh tế nào. Khái niệm về thế giới ảo nơi mọi người tương tác với nhau bằng avatar kĩ thuật số chẳng phải gì mới. Từ cuối những năm 1990, người ta đã nghĩ về vấn đề đó trtong nhiều trò chơi nhập vai online như Meridian 59, Ultima Online và EverQuest.
CEO Meta từng tự tin 1 tỷ người sẽ sử dụng metaverse và chi hàng trăm USD vào nó. Nhưng chính xác thì có ai lại muốn đeo thiết bị cồng kềnh, trải nghiệm mạng xã hội Horizon đầy lỗi và sơ khai của Zuckerberg?
Rồi tới phố Wall cũng tìm cách dự báo về quy mô phát triển của metaverse. Công ty tư vấn Gartner cho biết, tới năm 2026, ít nhất 25% dân số thế giới sẽ dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày để đắm chìm trong metaverse. Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey cũng lạc quan rằng công nghệ này có thể tạo ra nên kinh tế 5.000 tỷ Mỹ kim trong 10 năm tới, đồng thời, cho biết thêm có tới 95% các CEO kì vọng metaverse sẽ tác động tới doanh nghiệp của họ trong vòng 5-10 năm nữa.
Sau đó, Microsoft đóng cửa bộ phận phát triển không gian làm việc ảo AltSpaceVR, sa thải 100 nhân sự. Hàng loạt nhân sự tại bộ phận kính AR HoloLens cũng bị cho nghỉ. Rồi đến Disney và Walmart cũng từ bỏ ý tưởng điên rồ này. Hàng tỷ USD và hàng chục ngàn người mất việc sau khi quả bóng metaverse xì hơi.
Và bây giờ, khi cả thế giới công nghệ chạy theo cơn sốt AI sáng tạo do ChatGPT khởi xướng, Mark Zuckerberg lại rời bỏ nốt metaverse để đi theo. Sắp tới, công ty có kế hoạch tích hợp sâu rộng AI vào mọi sản phẩm. Cái chết của metaverse có lẽ là 1 trong những thất bại công nghệ lớn nhất lịch sử. Hứa hẹn của CEO Meta không gì hơn là nhằm bơm thổi cổ phiếu công ty, “ru ngủ” nhà đầu tư rằng họ đang nắm trong tay 1 công nghệ sẽ thay đổi cuộc chơi.
Zuckerberg đã đánh lừa tất cả, đốt hàng chục tỷ đô, lôi kéo hàng ngàn người đi theo giấc mơ viển vông của mình. Anh ta xứng đáng bị sa thải khỏi chức vụ CEO Meta. Nếu không, quyền lực quá lớn trong tay sẽ khiến Zuckerberg kéo cả Meta xuống mồ.
>>> Sony đã bán được nửa tỉ máy chơi game gia đình.
Khái niệm về metaverse đã manh nha xuất hiện từ năm 1982 trong phim điện ảnh Tron. Sau đó, tiếp tục được nhắc đến qua game Second Life năm 2003. Cho tới 2021, Mark Zuckerberg bất ngờ hồi sinh nó bằng động thái đổi tên công ty thành Meta. Nó nhanh chóng gây sốt toàn cầu và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Tuy vậy, làn sóng bùng nổ của metaverse cũng không thể giúp nó phát triển vững vàng như đã kì vọng. Ngay khi xu hướng công nghệ mới xuất hiện - AI tạo nội dung - số phận của metaverse dường như đã bị “đóng hòm”.
Lời hứa của Mark Zuckerberg
Tại thời điểm công bố kế hoạch vĩ đại, Mark hứa hẹn răng metaverse sẽ là hình thái tương lai của Internet. Ở đó, tương tác chúng ta sẽ diễn ra bằng ánh mắt, cảm giác như tất cả mọi người đang ở cùng nhau, 1 trải nghiệm nhập vai chưa từng có trước đây. Nó lập tức tạo cơn sốt khổng lồ trên truyền thông. Trang công nghệ The Verge đã xuất bản 1 bài viết gần 5.000 từ phỏng vấn CEO Meta về quyết định lịch sử. Dù hứa hẹn đây là 1 tầm nhìn bao quát sâu khắp Internet. Song, Zuckerberg chưa bao giờ thực hiện được nó.Một cuộc trò chuyện trong thế giới ảo của Zuckerberg và King, MC của đài CBS, đã biến thành nỗi thất vọng. Những cử động vụng về trái ngược hoàn toàn khung cảnh hấp dẫn mà Zuckerberg vẽ ra.
Thực tế, metaverse mà Zuckerberg vẽ ra còn bị khủng hoảng danh tính nghiêm trọng. Thậm chí nó còn chẳng chứng minh được khả năng giải quyết bài toán kinh tế nào. Khái niệm về thế giới ảo nơi mọi người tương tác với nhau bằng avatar kĩ thuật số chẳng phải gì mới. Từ cuối những năm 1990, người ta đã nghĩ về vấn đề đó trtong nhiều trò chơi nhập vai online như Meridian 59, Ultima Online và EverQuest.
Tất cả đã bị Meta ru ngủ?
Sau khi công bố, CEO Microsoft Satya Nadella đã nhấn mạnh vào đóng góp đột phá của metaverse cho công ty. Roblox cũng thúc đẩy làn sóng này khi chớp lấy thời cơ IPO, định giá lên tới 41 tỷ USD. Sau đó, tới lượt ngành công nghiệp tiền mã hóa nhảy vào thổi phồng tiềm năng metaverse. Thậm chí Walmart va Disney cũng thông báo tham gia phát tiển meaverse của riêng mình.Rồi tới phố Wall cũng tìm cách dự báo về quy mô phát triển của metaverse. Công ty tư vấn Gartner cho biết, tới năm 2026, ít nhất 25% dân số thế giới sẽ dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày để đắm chìm trong metaverse. Công ty tư vấn toàn cầu McKinsey cũng lạc quan rằng công nghệ này có thể tạo ra nên kinh tế 5.000 tỷ Mỹ kim trong 10 năm tới, đồng thời, cho biết thêm có tới 95% các CEO kì vọng metaverse sẽ tác động tới doanh nghiệp của họ trong vòng 5-10 năm nữa.
Giấc mơ sụp đổ
Tất cả chỉ vì quá tin tưởng lời hứa mơ hồ của 1 vị CEO trẻ tuổi. Decentraland là 1 sản phẩm dựa trên tiền mã hóa phi tập trung, chỉ thu hút được 38 người dùng hàng ngày. Đến tháng 10/2022, Mashable báo cáo mạng xã hội Horizon Worlds có dưới 200.000 người dùng hàng tháng. Nền tảng này nhiều lỗi tới mức chính nhân viên Meta cũng không muốn sử dụng.Và bây giờ, khi cả thế giới công nghệ chạy theo cơn sốt AI sáng tạo do ChatGPT khởi xướng, Mark Zuckerberg lại rời bỏ nốt metaverse để đi theo. Sắp tới, công ty có kế hoạch tích hợp sâu rộng AI vào mọi sản phẩm. Cái chết của metaverse có lẽ là 1 trong những thất bại công nghệ lớn nhất lịch sử. Hứa hẹn của CEO Meta không gì hơn là nhằm bơm thổi cổ phiếu công ty, “ru ngủ” nhà đầu tư rằng họ đang nắm trong tay 1 công nghệ sẽ thay đổi cuộc chơi.
Zuckerberg đã đánh lừa tất cả, đốt hàng chục tỷ đô, lôi kéo hàng ngàn người đi theo giấc mơ viển vông của mình. Anh ta xứng đáng bị sa thải khỏi chức vụ CEO Meta. Nếu không, quyền lực quá lớn trong tay sẽ khiến Zuckerberg kéo cả Meta xuống mồ.
>>> Sony đã bán được nửa tỉ máy chơi game gia đình.