Lizzie
Writer
"Trung Quốc mất 180 triệu đơn hàng mỗi năm", "Make in India" sắp đuổi kịp "Made in China"... Đây là tiêu đề của các cuộc tranh luận tại Trung Quốc liên quan tới Ấn Độ hiện nay.
"Từ năm 2014 tới nay - tức là trong vòng chưa đầy 10 năm, số điện thoại di động Ấn Độ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm mạnh từ 180 triệu chiếc xuống còn 2,19 triệu chiếc".
Không những vậy, tỷ lệ điện thoại di động tự sản xuất và bán ra ở thị trường Ấn Độ đã tăng từ 19% lên 98% - thậm chí có tin Ấn Độ hầu như không còn nhu cầu nhập điện thoại di động từ Trung Quốc.
Không những vậy, Ấn Độ thậm chí còn quay lại và "cướp" một số đơn hàng của Trung Quốc. Ví dụ như iPhone 15 vừa ra mắt, hàng "Made in India" đã tham gia vào làn sóng bán hàng đầu tiên (đợt mở bán đầu tiên tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ của Apple vào ngày 22/9).
Tỉ lệ điện thoại di động nội địa của Ấn Độ đã có mức tăng trưởng đáng kể trong gần 1 thập kỷ qua (Ảnh: Sohu).
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Apple đạt được khả năng sản xuất hàng loạt một mẫu máy mới ở Ấn Độ trước khi ra mắt.
Nhưng hiện tại Ấn Độ không những có thể sản xuất các mẫu iPhone mới nhất cùng thời điểm với Trung Quốc mà Apple còn tiết lộ rằng họ có kế hoạch chuyển 25% dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ vào năm 2025.
Nhưng xét từ dữ liệu của Counterpoint Research và tuyên bố của Apple về việc chuyển giao năng lực sản xuất iPhone, mọi thứ dường như đang nói lên rằng ngành sản xuất điện thoại di động của Ấn Độ hiện đang ngày càng mạnh mẽ hơn.
Một chiếc iPhone 14 Pro Max với dòng chữ "Assembled in India" (Lắp ráp tại Ấn Độ) cùng các thông tin bằng tiếng Trung và chỉ hướng tới trang apple.com/cn cho thấy nó nhiều khả năng được sản xuất cho thị trường Trung Quốc. (Ảnh Sohu).
Người Ấn Độ không còn "nhượng bộ" nữa, họ đang dần xóa bỏ tâm lý coi thường năng lực sản xuất của họ. Lấy việc lắp ráp hoàn chỉnh máy móc làm ví dụ. Trước năm 2014, chỉ có Samsung mới có thể sản xuất được smartphone (điện thoại thông minh) hoàn chỉnh ở Ấn Độ.
Với việc đưa ra hàng loạt chính sách đầu tư vào Ấn Độ, nhiều nhà sản xuất smartphone đã bỏ qua "trải nghiệm bi thảm" trước đây của các công ty nước ngoài ở Ấn Độ và tiến thẳng vào thị trường này. Các khoản vốn được đầu tư, nhiều nhà máy đã được xây dựng.
Ngay cả các nhà sản xuất Trung Quốc như Xiaomi và OV (tên gọi chung của OPPO và VIVO) - khi thị trường nội địa gặp khó khăn - họ cũng quyết định chọn Ấn Độ là thị trường nước ngoài đầu tiên để lấn sân.
Ban đầu họ chỉ xuất khẩu thiết bị hoàn chỉnh nhưng sau khi đã nếm được "vị ngọt", các nhà sản xuất Trung Quốc này bắt đầu táo bạo hơn và bắt tay vào việc xây dựng nhà máy, tập trung phát triển thị trường Ấn Độ. Hiện chỉ tính riêng Xiaomi đã có 7 nhà máy được xây dựng ở Ấn Độ.
Các thương hiệu smartphone tại một cửa hàng bán lẻ ở Ấn Độ (Ảnh: Sohu).
Không chỉ các thương hiệu smartphone mà cả các nhà lắp ráp nổi tiếng Trung Quốc cũng đã bắt đầu chuyển một số dây chuyền sản xuất tới Ấn Độ. Và hiện có hơn 15 nhà lắp ráp Trung Quốc có thể cho ra đời thiết bị hoàn chỉnh ở Ấn Độ.
Năm 2022, 16% số thiết bị hoàn chỉnh được lắp ráp tại Ấn Độ đã được xuất khẩu sang các nước khác, và thậm chí trong tháng 4 và 5 năm nay, xuất khẩu smartphone của Ấn Độ đã đạt 200 tỷ rupee, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, ông Rajiv Chandrasekhar cũng cho biết rằng vào năm 2024, smartphone sẽ là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ.
Ấn Độ đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên phạm vi toàn cầu. Sự tiến bộ của họ quả thực rất nhanh chóng, tuy nhiên việc một số người Trung Quốc cho rằng họ sẽ "vượt mặt" chúng ta khiến tôi cảm thấy hơi phóng đại.
Đó là bởi vì vẫn còn quá sớm để nói về việc Ấn Độ vượt qua Trung Quốc.
Thị trường Ấn Độ có kết quả đáng ngạc nhiên tới vậy phần lớn là do xuất phát điểm của họ khá thấp. Năm 2014 - khi Ấn Độ bắt đầu có đà tăng trưởng - mặc dù có hơn 900 triệu người dùng điện thoại nhưng trong đó chỉ có dưới 20% sở hữu smartphone, tức là 120 triệu người sở hữu.
Suy cho cùng, khi thị trường Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt thì người Ấn mới chỉ bắt đầu.
Điều quan trọng không kém là chi phí lao động ở Ấn Độ thực sự rẻ. Với thị trường khổng lồ và nhân công rẻ, chỉ cần chính phủ Ấn Độ thực hiện một chút thay đổi, các nhà sản xuất lớn đương nhiên sẽ đổ xô đầu tư. Và làn sóng này nên được coi là điều bình thường.
Vào tháng 4/2023, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho biết dân số Ấn Độ là hơn 1,428 tỉ người, cao hơn so với con số 1,425 tỉ của Trung Quốc.
Nhưng đã có nhiều bài học được rút ra trong quá khứ và không ai muốn trở thành Vodafone tiếp theo. Vì vậy, các nhà sản xuất đầu tư vào Ấn Độ hiện nay đều thận trọng.
Ngoài ra, "nghề rèn" còn đòi hỏi nội lực và mặc dù chính sách "Make in India" là nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương nhưng chính các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi và OV mới là những người đang phủ sóng thị trường từ trung cấp tới bình dân.
Quan trọng hơn, gần 90% linh kiện mà Apple sử dụng để lắp ráp iPhone tại Ấn Độ đều đến từ Trung Quốc. Ngay cả khi hãng chuyển một phần năng lực lắp ráp sang Ấn Độ thì hầu hết linh kiện vẫn sẽ được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ước tính mỗi năm Ấn Độ sẽ phải nhập khẩu 1,74 tỷ USD linh kiện smartphone từ Trung Quốc.
"Mỏ vàng sát nách" nay đã trở thành đối thủ nguy hiểm?
Tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc của các tuyên bố nói trên, tôi (cây viết Cha Ping của Sohu) đã tìm thấy nó đến từ một báo cáo của tổ chức phân tích Counterpoint Research với nội dung như sau:"Từ năm 2014 tới nay - tức là trong vòng chưa đầy 10 năm, số điện thoại di động Ấn Độ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm mạnh từ 180 triệu chiếc xuống còn 2,19 triệu chiếc".
Không những vậy, tỷ lệ điện thoại di động tự sản xuất và bán ra ở thị trường Ấn Độ đã tăng từ 19% lên 98% - thậm chí có tin Ấn Độ hầu như không còn nhu cầu nhập điện thoại di động từ Trung Quốc.
Không những vậy, Ấn Độ thậm chí còn quay lại và "cướp" một số đơn hàng của Trung Quốc. Ví dụ như iPhone 15 vừa ra mắt, hàng "Made in India" đã tham gia vào làn sóng bán hàng đầu tiên (đợt mở bán đầu tiên tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ của Apple vào ngày 22/9).
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Apple đạt được khả năng sản xuất hàng loạt một mẫu máy mới ở Ấn Độ trước khi ra mắt.
Tại sao điều này quan trọng?
Hẳn bạn chưa biết rằng vào năm 2022, các lô hàng iPhone 14 được sản xuất ở Ấn Độ chậm hơn ở Trung Quốc khoảng nửa năm và trước đó Ấn Độ chỉ có thể sản xuất những mẫu iPhone cũ.Nhưng hiện tại Ấn Độ không những có thể sản xuất các mẫu iPhone mới nhất cùng thời điểm với Trung Quốc mà Apple còn tiết lộ rằng họ có kế hoạch chuyển 25% dây chuyền sản xuất sang Ấn Độ vào năm 2025.
Không phải người Trung Quốc nào cũng chủ quan?
Khá chắc chắn rằng từ trước đến nay hầu hết chúng ta (người Trung Quốc) không coi trọng việc Ấn Độ sản xuất điện thoại di động và cùng với việc có rất nhiều tin tức kỳ lạ đến từ nước này nên đôi khi chúng ta thậm chí đây là tin tức giải trí.Nhưng xét từ dữ liệu của Counterpoint Research và tuyên bố của Apple về việc chuyển giao năng lực sản xuất iPhone, mọi thứ dường như đang nói lên rằng ngành sản xuất điện thoại di động của Ấn Độ hiện đang ngày càng mạnh mẽ hơn.
Người Ấn Độ không còn "nhượng bộ" nữa, họ đang dần xóa bỏ tâm lý coi thường năng lực sản xuất của họ. Lấy việc lắp ráp hoàn chỉnh máy móc làm ví dụ. Trước năm 2014, chỉ có Samsung mới có thể sản xuất được smartphone (điện thoại thông minh) hoàn chỉnh ở Ấn Độ.
Với việc đưa ra hàng loạt chính sách đầu tư vào Ấn Độ, nhiều nhà sản xuất smartphone đã bỏ qua "trải nghiệm bi thảm" trước đây của các công ty nước ngoài ở Ấn Độ và tiến thẳng vào thị trường này. Các khoản vốn được đầu tư, nhiều nhà máy đã được xây dựng.
Ngay cả các nhà sản xuất Trung Quốc như Xiaomi và OV (tên gọi chung của OPPO và VIVO) - khi thị trường nội địa gặp khó khăn - họ cũng quyết định chọn Ấn Độ là thị trường nước ngoài đầu tiên để lấn sân.
Ban đầu họ chỉ xuất khẩu thiết bị hoàn chỉnh nhưng sau khi đã nếm được "vị ngọt", các nhà sản xuất Trung Quốc này bắt đầu táo bạo hơn và bắt tay vào việc xây dựng nhà máy, tập trung phát triển thị trường Ấn Độ. Hiện chỉ tính riêng Xiaomi đã có 7 nhà máy được xây dựng ở Ấn Độ.
Không chỉ các thương hiệu smartphone mà cả các nhà lắp ráp nổi tiếng Trung Quốc cũng đã bắt đầu chuyển một số dây chuyền sản xuất tới Ấn Độ. Và hiện có hơn 15 nhà lắp ráp Trung Quốc có thể cho ra đời thiết bị hoàn chỉnh ở Ấn Độ.
"Vượt mặt Trung Quốc"?
Ấn Độ cũng đã làm khá tốt việc xuất khẩu thiết bị hoàn chỉnh. Cụ thể trong 9 năm triển khai chính sách "Make in India", nước này đã xuất khẩu hơn 2 tỷ đơn vị thiết bị hoàn chỉnh.Năm 2022, 16% số thiết bị hoàn chỉnh được lắp ráp tại Ấn Độ đã được xuất khẩu sang các nước khác, và thậm chí trong tháng 4 và 5 năm nay, xuất khẩu smartphone của Ấn Độ đã đạt 200 tỷ rupee, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ, ông Rajiv Chandrasekhar cũng cho biết rằng vào năm 2024, smartphone sẽ là 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ.
Ấn Độ đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ hai trên phạm vi toàn cầu. Sự tiến bộ của họ quả thực rất nhanh chóng, tuy nhiên việc một số người Trung Quốc cho rằng họ sẽ "vượt mặt" chúng ta khiến tôi cảm thấy hơi phóng đại.
Thị trường Ấn Độ có kết quả đáng ngạc nhiên tới vậy phần lớn là do xuất phát điểm của họ khá thấp. Năm 2014 - khi Ấn Độ bắt đầu có đà tăng trưởng - mặc dù có hơn 900 triệu người dùng điện thoại nhưng trong đó chỉ có dưới 20% sở hữu smartphone, tức là 120 triệu người sở hữu.
Suy cho cùng, khi thị trường Trung Quốc cạnh tranh khốc liệt thì người Ấn mới chỉ bắt đầu.
Điều quan trọng không kém là chi phí lao động ở Ấn Độ thực sự rẻ. Với thị trường khổng lồ và nhân công rẻ, chỉ cần chính phủ Ấn Độ thực hiện một chút thay đổi, các nhà sản xuất lớn đương nhiên sẽ đổ xô đầu tư. Và làn sóng này nên được coi là điều bình thường.
Vào tháng 4/2023, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) cho biết dân số Ấn Độ là hơn 1,428 tỉ người, cao hơn so với con số 1,425 tỉ của Trung Quốc.
Ngoài ra, "nghề rèn" còn đòi hỏi nội lực và mặc dù chính sách "Make in India" là nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất địa phương nhưng chính các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi và OV mới là những người đang phủ sóng thị trường từ trung cấp tới bình dân.
Quan trọng hơn, gần 90% linh kiện mà Apple sử dụng để lắp ráp iPhone tại Ấn Độ đều đến từ Trung Quốc. Ngay cả khi hãng chuyển một phần năng lực lắp ráp sang Ấn Độ thì hầu hết linh kiện vẫn sẽ được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ước tính mỗi năm Ấn Độ sẽ phải nhập khẩu 1,74 tỷ USD linh kiện smartphone từ Trung Quốc.