Thế hệ Galaxy S23 là điện thoại dùng nhiều vật liệu tái chế nhất trong các điện thoại Galaxy từ trước đến nay.
Buổi ra mắt dòng Galaxy S23 series và các laptop Galaxy Book 3 vừa mới đây được xem là nỗ lực của Samsung trong việc sử dụng tiến bộ công nghệ để bảo vệ môi trường.
Theo Samsung, Galaxy S23 series là điện thoại sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn bất kỳ điện thoại Galaxy nào từ trước đến nay. Cụ thể, Galaxy S23 Ultra có tới 12 thành phần dùng vật liệu tái chế, gấp đôi so với số lượng thành phần dùng vật liệu tái chế trên Galaxy S22 Ultra.
Các thành phần sử dụng vật liệu tái chế trên điện thoại chủ yếu là những linh kiện bên trong. Tuy vậy, Galaxy S23 series là điện thoại đầu tiên của Samsung dùng vật liệu tái chế với cả các thành phần bên ngoài. Màn hình của Galaxy S23 series sử dụng kính cường lực Gorilla Glass Victus 2 mới của Corning chứa đến 23% kính tái chế trước khi đưa vào sản xuất. Ở mặt sau của Galaxy S23 series, Samsung cho biết hãng cũng sử dụng màng PET được làm từ 80% vật liệu tái chế.
Samsung cũng đang loại bỏ nhựa sử dụng trên bao bì. Dòng Galaxy S23 series có hộp được làm bằng giấy tái chế 100% và được chứng nhận là có nguồn gốc bền vững.
Cùng với Galaxy S23 series, Samsung cũng giới thiệu 3 laptop mới gồm Galaxy Book3 Pro, Book3 Pro 360 và Book3 Ultra tại sự kiện Unpacked diễn ra rạng sáng ngày 2/2 theo giờ Việt Nam. Các laptop mới này cũng sử dụng nhựa tái chế từ đại dương và vật liệu tái chế trước khi đưa vào sản xuất.
Mark Newton, trưởng bộ phận bền vững doanh nghiệp của Samsung Electronics America cho rằng việc tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong các thiết bị của Samsung không chỉ là về tính bền vững. Đây còn là cách sử dụng vật liệu thông minh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu có thể sẽ cạn kiện trong tương lai.
“Nếu chúng ta không khai thác vật liệu một cách thông minh hơn, chúng ta sẽ cạn kiệt nguyên liệu cần thiết để sản xuất tất các linh kiện gồm cả pin và mọi thứ khác. Vì vậy, chúng tôi đang suy nghĩ rộng hơn về vấn đề này không chỉ là nơi lấy nguyên liệu mà còn về thời điểm chúng tôi có thể thu hồi nguyên liệu của mình để phục vụ các lĩnh vực khác,” Mark Newton chia sẻ.
Bên cạnh khâu sản xuất và đóng gói, Samsung cũng đang kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua hoạt động cập nhật phần mềm và bảo mật. Dòng Galaxy S23 series được cam kết cập nhật hệ điều hành trong 4 năm và cập nhật bảo mật trong 5 năm, dài nhất trong các hãng điện thoại Android hiện nay.
Ở khía cạnh môi trường, Samsung đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon trong tất cả các hoạt động sản xuất sản phẩm tiêu dùng bằng không vào cuối năm 2030. Riêng bộ phận Samsung Mobile eXperience (DX) đặt mục tiêu chuyển đổi sang 100% năng lượng tái tạo vào năm 2027 và cải thiện hiệu suất năng lượng trong các sản phẩm lên 30% vào năm 2030 bằng cách sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, đến năm 2025, Samsung DX muốn đạt được mục tiêu không có chất thải phải chôn lấp trong hoạt động toàn cầu của mình bằng cách giảm thiểu chất thải tạo ra trong các hoạt động và tối ưu hóa vòng đời của sản phẩm.
Buổi ra mắt dòng Galaxy S23 series và các laptop Galaxy Book 3 vừa mới đây được xem là nỗ lực của Samsung trong việc sử dụng tiến bộ công nghệ để bảo vệ môi trường.
Theo Samsung, Galaxy S23 series là điện thoại sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn bất kỳ điện thoại Galaxy nào từ trước đến nay. Cụ thể, Galaxy S23 Ultra có tới 12 thành phần dùng vật liệu tái chế, gấp đôi so với số lượng thành phần dùng vật liệu tái chế trên Galaxy S22 Ultra.
Samsung cũng đang loại bỏ nhựa sử dụng trên bao bì. Dòng Galaxy S23 series có hộp được làm bằng giấy tái chế 100% và được chứng nhận là có nguồn gốc bền vững.
Cùng với Galaxy S23 series, Samsung cũng giới thiệu 3 laptop mới gồm Galaxy Book3 Pro, Book3 Pro 360 và Book3 Ultra tại sự kiện Unpacked diễn ra rạng sáng ngày 2/2 theo giờ Việt Nam. Các laptop mới này cũng sử dụng nhựa tái chế từ đại dương và vật liệu tái chế trước khi đưa vào sản xuất.
Mark Newton, trưởng bộ phận bền vững doanh nghiệp của Samsung Electronics America cho rằng việc tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong các thiết bị của Samsung không chỉ là về tính bền vững. Đây còn là cách sử dụng vật liệu thông minh để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu có thể sẽ cạn kiện trong tương lai.
“Nếu chúng ta không khai thác vật liệu một cách thông minh hơn, chúng ta sẽ cạn kiệt nguyên liệu cần thiết để sản xuất tất các linh kiện gồm cả pin và mọi thứ khác. Vì vậy, chúng tôi đang suy nghĩ rộng hơn về vấn đề này không chỉ là nơi lấy nguyên liệu mà còn về thời điểm chúng tôi có thể thu hồi nguyên liệu của mình để phục vụ các lĩnh vực khác,” Mark Newton chia sẻ.
Bên cạnh khâu sản xuất và đóng gói, Samsung cũng đang kéo dài vòng đời sản phẩm thông qua hoạt động cập nhật phần mềm và bảo mật. Dòng Galaxy S23 series được cam kết cập nhật hệ điều hành trong 4 năm và cập nhật bảo mật trong 5 năm, dài nhất trong các hãng điện thoại Android hiện nay.
Ở khía cạnh môi trường, Samsung đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon trong tất cả các hoạt động sản xuất sản phẩm tiêu dùng bằng không vào cuối năm 2030. Riêng bộ phận Samsung Mobile eXperience (DX) đặt mục tiêu chuyển đổi sang 100% năng lượng tái tạo vào năm 2027 và cải thiện hiệu suất năng lượng trong các sản phẩm lên 30% vào năm 2030 bằng cách sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, đến năm 2025, Samsung DX muốn đạt được mục tiêu không có chất thải phải chôn lấp trong hoạt động toàn cầu của mình bằng cách giảm thiểu chất thải tạo ra trong các hoạt động và tối ưu hóa vòng đời của sản phẩm.