Garmin vừa chào mừng kỷ niệm 20 năm ra mắt Forerunner, dòng đồng hồ thông minh GPS đầu tiên trên thế giới giúp người chạy bộ theo dõi dữ liệu vận động một cách chính xác.
Năm 1989 đánh dấu thời điểm khởi đầu của Garmin với các sản phẩm định vị GPS trong ngành hàng không, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như ô tô, hàng hải, hoạt động ngoài trời và thiết bị đeo thể thao. Vào năm 2003, Garmin đã ra mắt Forerunner 201, dòng đồng hồ thông minh chạy bộ đầu tiên trên thế giới.
Dòng Forerunner giúp người chạy bộ theo dõi chính xác vị trí đồng thời phân tích các dữ liệu bao gồm khoảng cách, tốc độ, độ cao cũng như vùng nhịp tim và lượng oxy trong máu.
Chỉ riêng trong năm 2022, Garmin đã ghi nhận hơn 320.000 người dùng mới của dòng Forerunner trên khắp Châu Á. Mặc dù bối cảnh đại dịch diễn ra trên toàn cầu, các hoạt động chạy bộ được ghi nhận từ người dùng Garmin ở khu vực Châu Á vẫn gia tăng 24% từ năm 2020 đến năm 2022, trong đó Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ là những quốc gia dẫn đầu với mức tăng trưởng cao nhất. Đồng thời, ghi nhận hoạt động chạy bộ của người dùng Garmin đã tăng 86% từ năm 2020 đến năm 2022, qua đó phát triển 35% số lượng người dùng Forerunner mới tại Việt Nam vào năm 2022.
“Từ thời điểm lần đầu tiên kỹ sư Garmin có ý tưởng gắn thiết bị GPS vào cổ tay, dòng sản phẩm Forerunner đã trải qua một giai đoạn phát triển để trở thành dòng đồng hồ thông minh chạy bộ đáng tin cậy đồng hành cùng các chân chạy toàn thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực chạy bộ tại Việt Nam đã truyền động lực để chúng tôi mang đến những sáng tạo đột phá trong công nghệ, giúp cho người dùng đạt được những thành tích tập luyện cá nhân tốt nhất”, ông Scoppen Lin, Phó tổng giám đốc Garmin Châu Á cho biết.
Trong 20 năm qua, Garmin cho biết công nghệ GPS kết hợp với nhiều tiến bộ khác đã giúp dòng đồng hồ Forerunner mang đến cho người chạy nhiều thông tin hữu ích như mức độ căng thẳng, theo dõi giấc ngủ, lượng tiêu thụ oxy tối đa (VO2 Max), trạng thái/mức tập luyện, hiệu quả tập luyện và nhịp thở. Những dữ liệu sức khoẻ chuyên sâu và đo lường hiệu suất này chính là nền tảng giúp Garmin thúc đẩy đam mê của người chạy bộ, hỗ trợ họ thực hiện quá trình tập luyện và phục hồi một cách hiệu quả.
Theo Garmin, các sản phẩm dòng Forerunner đều được đưa vào một quy trình kiểm tra toàn diện với 9 bước bao gồm các bài kiểm tra nhiệt độ, kiểm tra ứng suất 10 thanh, kiểm tra phát hiện gia tốc, kiểm tra thả rơi độ cao, kiểm tra ứng dụng của dây đồng hồ, kiểm tra độ bền của nút bấm v…v.
Bên cạnh sản phẩm, Garmin đã cho ra đời Garmin Run Club, mô hình đào tạo chạy bộ khoa học đã có mặt tại hơn 10 quốc gia Châu Á và ra mắt tại Việt Nam từ năm 2021. Hiện tại, Garmin Run Club đã có đội ngũ hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, vừa là sân chơi cho cộng đồng chạy bộ vừa cung cấp những kiến thức bổ ích và giáo trình huấn luyện chuyên môn.
Năm 2008, Garmin ra tiếp Forerunner 405, đồng hồ thể thao GPS mặt tròn đầu tiên đã ra đời. Thế hệ Forerunner này cung cấp cho người dùng khả năng truy cập dữ liệu chạy bộ như pace, khoảng cách và vùng nhịp tim. Tính năng “Virtual Run” cũng được giới thiệu ở mẫu mới này.
Sau đó đến năm 2009, Garmin ra mắt Forerunner 310XT, đồng hồ chạy bộ ba môn đầu tiên. Đây là đồng hồ đầu tiên được thiết kế với đánh giá chống nước, cho phép các vận động viên ba môn phối hợp gồm bơi lội, đạp xe, chạy bộ.
Dòng Forerunner cuối cùng trong giai đoạn này có thể kể đến Forerunner 910XT vào năm 2010. Sản phẩm này cung cấp đầy đủ các tính năng cho vận động viên triathlon, có khả năng đo độ cao, áp suất không khí và theo dõi hơn 100 dữ liệu luyện tập.
Giai đoạn từ 2011 đến 2018 là thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên về khoa học chạy bộ của dòng Forerunner với sự ra đời của công nghệ cảm biến nhịp tim quang học và kết nối đồng hồ với điện thoại. Trong đó, Forerunner 920XT ra đời vào năm 2014 là đồng hồ đầu tiên của Garmin có thể đồng bộ với điện thoại thông minh qua Bluetooth.
Tiếp đó, mẫu Forerunner 235 ra đời vào năm 2015 là dòng đồng hồ đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ cảm biến nhịp tim quang học để phân tích dữ liệu nhịp tim vào các chỉ số luyện tập mà không cần phải sử dụng một bộ đo nhịp tim ở ngực.
Năm 1989 đánh dấu thời điểm khởi đầu của Garmin với các sản phẩm định vị GPS trong ngành hàng không, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như ô tô, hàng hải, hoạt động ngoài trời và thiết bị đeo thể thao. Vào năm 2003, Garmin đã ra mắt Forerunner 201, dòng đồng hồ thông minh chạy bộ đầu tiên trên thế giới.
Chỉ riêng trong năm 2022, Garmin đã ghi nhận hơn 320.000 người dùng mới của dòng Forerunner trên khắp Châu Á. Mặc dù bối cảnh đại dịch diễn ra trên toàn cầu, các hoạt động chạy bộ được ghi nhận từ người dùng Garmin ở khu vực Châu Á vẫn gia tăng 24% từ năm 2020 đến năm 2022, trong đó Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ là những quốc gia dẫn đầu với mức tăng trưởng cao nhất. Đồng thời, ghi nhận hoạt động chạy bộ của người dùng Garmin đã tăng 86% từ năm 2020 đến năm 2022, qua đó phát triển 35% số lượng người dùng Forerunner mới tại Việt Nam vào năm 2022.
Trong 20 năm qua, Garmin cho biết công nghệ GPS kết hợp với nhiều tiến bộ khác đã giúp dòng đồng hồ Forerunner mang đến cho người chạy nhiều thông tin hữu ích như mức độ căng thẳng, theo dõi giấc ngủ, lượng tiêu thụ oxy tối đa (VO2 Max), trạng thái/mức tập luyện, hiệu quả tập luyện và nhịp thở. Những dữ liệu sức khoẻ chuyên sâu và đo lường hiệu suất này chính là nền tảng giúp Garmin thúc đẩy đam mê của người chạy bộ, hỗ trợ họ thực hiện quá trình tập luyện và phục hồi một cách hiệu quả.
Bên cạnh sản phẩm, Garmin đã cho ra đời Garmin Run Club, mô hình đào tạo chạy bộ khoa học đã có mặt tại hơn 10 quốc gia Châu Á và ra mắt tại Việt Nam từ năm 2021. Hiện tại, Garmin Run Club đã có đội ngũ hoạt động tại TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội, vừa là sân chơi cho cộng đồng chạy bộ vừa cung cấp những kiến thức bổ ích và giáo trình huấn luyện chuyên môn.
Những dấu mốc lịch sử của dòng đồng hồ Forerunner
Năm 2003, Claudette Stevenson, kỹ sư của Garmin, đã có ý tưởng đeo thiết bị GPS leo núi vào cổ tay để chạy bộ để đo khoảng cách và tốc độ chạy. Từ ý tưởng đó, Forerunner 201 đồng hồ thể thao GPS đầu tiên dành cho người chạy bộ là mẫu Forerunner 201 đã được giới thiệu với thế giới.Sau đó đến năm 2009, Garmin ra mắt Forerunner 310XT, đồng hồ chạy bộ ba môn đầu tiên. Đây là đồng hồ đầu tiên được thiết kế với đánh giá chống nước, cho phép các vận động viên ba môn phối hợp gồm bơi lội, đạp xe, chạy bộ.
Giai đoạn từ 2011 đến 2018 là thời kỳ bắt đầu kỷ nguyên về khoa học chạy bộ của dòng Forerunner với sự ra đời của công nghệ cảm biến nhịp tim quang học và kết nối đồng hồ với điện thoại. Trong đó, Forerunner 920XT ra đời vào năm 2014 là đồng hồ đầu tiên của Garmin có thể đồng bộ với điện thoại thông minh qua Bluetooth.
Tiếp đó, mẫu Forerunner 235 ra đời vào năm 2015 là dòng đồng hồ đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ cảm biến nhịp tim quang học để phân tích dữ liệu nhịp tim vào các chỉ số luyện tập mà không cần phải sử dụng một bộ đo nhịp tim ở ngực.