Động vật trên cạn nào có đôi mắt lớn nhất? Thậm chí khổng lồ hơn cả bộ não

From Beijing with Love
From Beijing with Love
Phản hồi: 0

From Beijing with Love

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Với đường kính khoảng 5cm, mắt đà điểu lớn gấp 5 lần mắt người và lớn hơn não của chính chúng.

Đà điểu (Struthioniformes) rất kỳ lạ, nhưng chúng cũng nắm giữ nhiều kỷ lục trên Trái Đất. Chúng không chỉ là nhóm chim lớn nhất hành tinh, cao tới 2,8 m, mà còn là nhóm chim không bay có tốc độ nhanh nhất. Một kỷ lục ấn tượng khác là chúng có mắt lớn nhất trong số những động vật trên cạn. Thậm chí, mắt đà điểu còn lớn hơn não của chúng.

Mắt đà điểu có đường kính khoảng 5 cm, lớn gấp khoảng 5 lần mắt người. Ở mắt đà điểu, thủy tinh thể và giác mạc đóng góp như nhau vào tổng công suất quang học.

Phân tích cho thấy, mắt đà điểu gần như là phiên bản quy mô lớn của mắt các loài chim khác, ví dụ như sáo đá xanh (Sturnus vulgaris) và cú vàng nâu (Strix aluco). Điều này khá ấn tượng vì hình dạng mắt của các nhóm chim này trông có vẻ khác nhau. Giới chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng nguyên nhân có thể bắt nguồn từ trọng lượng khác nhau của chúng.

Ví dụ, hình dạng tổng thể của mắt cú có thể là kết quả từ quá trình tiến hóa của một đôi mắt lớn - cả về đồng tử lẫn độ dài trục (đo từ trước ra sau mắt) - cần lắp vào một hộp sọ nhỏ và đủ nhẹ để bay hiệu quả. Tuy nhiên, vì không bay nên đà điểu không bị hạn chế bởi các vấn đề tương tự liên quan đến trọng lượng. Do đó, đôi mắt khổng lồ của chúng đã phát triển thành hình dạng đặc trưng như hiện nay. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là về quy mô trường thị giác.

1715520002305.png


Đà điểu có trường mắt đơn - tầm nhìn ở mỗi mắt - rộng đến khoảng 155 độ, giúp chúng rà quét đường chân trời để phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Tuy nhiên, chúng có điểm mù đáng kể ở phía trên và phía sau đầu do cách bố trí của mắt trong hộp sọ để tránh tổn thương dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới. Cách che chắn tự nhiên này có thể cần thiết để ngăn ngừa tổn thương võng mạc, nhưng khiến đà điểu trông khá kỳ quặc.

Đà điểu cũng có tầm nhìn hai mắt (hai mắt nhìn về cùng hướng để nhận được một hình ảnh ba chiều của môi trường xung quanh) trước mỏ. Khả năng này rất hữu ích trong việc tìm kiếm thức ăn. Trường thị giác này mở rộng theo chiều dọc đến 80 độ và theo chiều rộng đến 20 độ.

Phạm vi như vậy khá nhỏ nhưng cũng giúp đà điểu tìm kiếm thức ăn trên mặt đất. Vì chủ yếu ăn cỏ, chúng cần có khả năng tập trung vào những vật thể nhỏ như lá, hạt, hoa. Đôi khi chúng cũng ăn côn trùng và động vật có xương sống nhỏ nên trường thị giác này giúp chúng nhắm mục tiêu vào con mồi di chuyển.

Trái với đôi mắt khổng lồ, não đà điểu có kích thước khiêm tốn. Não chúng dài khoảng 5,9 cm và rộng khoảng 4,2 cm. Tuy nhiên, đà điểu đã tiến hóa theo cách không cần có bộ não lớn. Nếu việc ẩn nấp không hiệu quả, chúng thường có thể bỏ chạy thật nhanh.

#Đàđiểu #Độngvậttrêncạn #Độngvậttrêncạncómắttonhất #Đôimắtkhổnglồ #Đôimắtcủađàđiểu
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top