Xiaomi đang gặp khó khăn đối với việc xin phê duyệt theo quy định cho dự án xe điện (EV) của mình ở Trung Quốc. Đây là một trở ngại bất ngờ đối với nỗ lực hơn 10 tỉ USD của Xiaomi.
Xiaomi đã trao đối với các quan chức tại Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc về việc cấp phép trong nhiều tháng nhưng kết quả lại không thành công. Xiaomi là một trong những công ty mới tham gia vào lĩnh vực xe điện của Trung Quốc, vốn đã có vô số đối thủ sừng sỏ, bao gồm những tên tuổi lâu đời như BYD và Nio.
Đồng sáng lập Xiaomi, Lei Jun, từng tuyên bố rằng xe điện sẽ là nỗ lực startup cuối cùng của ông và ông hi vọng kiến thức chuyên môn của công ty liên quan đến công nghệ kết nối và xây dựng cộng đồng người dùng trung thành có thể chuyển dịch trong thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Dẫu thế, khi việc đảm bảo các giấy phép càng lâu, những đối thủ của họ sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Xiaomi đang theo đuổi các lĩnh vực tăng trưởng mới sau khi ghi nhận mức sụt giảm doanh số bán hàng đầu tiên trong quý 1 năm nay. Dẫu một số giám đốc điều hành của Xiaomi hi vọng cơ quan quản lý cuối cùng sẽ phê duyệt dự án xe điện (EV), thế nhưng, những người khác lại lo lắng quá trình này sẽ làm trì hoãn kế hoạch của công ty.
Xiaomi đã thành lập công ty con chuyên về xe điện của mình vào hồi tháng 9 năm ngoái, giúp công ty bắt đầu quá trình đăng ký.
Cả đại diện Xiaomi lẫn ủy ban đều không đưa ra bình luận về vấn đề này.
Khó khăn trong việc đảm bảo giấy phép ở Trung Quốc có thể cản trở quá trình phát triển xe điện của Xiaomi và hoãn lịch trinh ra mắt ban đầu trong năm 2024.
Việc trì hoãn có thể tạo ra nhiều khó khăn, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu và phát triển khổng lồ, đầu tư tài sản cố định hay có thể gây áp lực về thị phần khi lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang ngày càng đông đúc hơn với các đối thủ phát triển nhanh như Nio, Xpeng và Li Auto.
Trung Quốc đã tăng cường giám sát lĩnh vực xe điện sau khi nhiều công ty đổ xô nhảy vào ngành công nghiệp này, với kết cục hàng loạt vụ phá sản.
Những công ty xe điện mới được yêu cầu nộp một loạt tài liệu để chứng minh khả năng tài chính và công nghệ của họ, và quá trình xem xét có thể mất hàng tháng. Trong quy trình xét duyệt, Chính phủ Trung Quốc đôi khi cũng từ chối các đơn đăng ký, và những công ty đó vẫn sẽ có thể nộp lại.
Hiện tại, việc thiếu giấy phép sản xuất ô tô đã tạo ra những tác động hạn chế đối với các nỗ lực phát triển xe điện của Xiaomi. Bộ phận xe điện của Xiaomi hiện có hơn 1.000 nhân viên và công ty cho biết, họ đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt chiếc xe điện đầu tiên của mình vào năm 2024.
Công ty đã mua một khu đất ở vùng ngoại ô đông nam Bắc Kinh cho một nhà máy lắp ra và thâu tóm những startup xe điện nhằm bổ sung công nghệ. Đầu năm ngoái, Lei Jun đã cam kết đầu tư khoảng 10 tỉ USD trong vòng 10 năm nhằm sản xuất những chiếc xe mang thương hiệu Xiaomi.
Nguồn: Taipei Times
Đồng sáng lập Xiaomi, Lei Jun, từng tuyên bố rằng xe điện sẽ là nỗ lực startup cuối cùng của ông và ông hi vọng kiến thức chuyên môn của công ty liên quan đến công nghệ kết nối và xây dựng cộng đồng người dùng trung thành có thể chuyển dịch trong thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Dẫu thế, khi việc đảm bảo các giấy phép càng lâu, những đối thủ của họ sẽ thu về nhiều lợi nhuận hơn.
Xiaomi đang theo đuổi các lĩnh vực tăng trưởng mới sau khi ghi nhận mức sụt giảm doanh số bán hàng đầu tiên trong quý 1 năm nay. Dẫu một số giám đốc điều hành của Xiaomi hi vọng cơ quan quản lý cuối cùng sẽ phê duyệt dự án xe điện (EV), thế nhưng, những người khác lại lo lắng quá trình này sẽ làm trì hoãn kế hoạch của công ty.
Xiaomi đã thành lập công ty con chuyên về xe điện của mình vào hồi tháng 9 năm ngoái, giúp công ty bắt đầu quá trình đăng ký.
Cả đại diện Xiaomi lẫn ủy ban đều không đưa ra bình luận về vấn đề này.
Khó khăn trong việc đảm bảo giấy phép ở Trung Quốc có thể cản trở quá trình phát triển xe điện của Xiaomi và hoãn lịch trinh ra mắt ban đầu trong năm 2024.
Việc trì hoãn có thể tạo ra nhiều khó khăn, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu và phát triển khổng lồ, đầu tư tài sản cố định hay có thể gây áp lực về thị phần khi lĩnh vực xe điện của Trung Quốc đang ngày càng đông đúc hơn với các đối thủ phát triển nhanh như Nio, Xpeng và Li Auto.
Trung Quốc đã tăng cường giám sát lĩnh vực xe điện sau khi nhiều công ty đổ xô nhảy vào ngành công nghiệp này, với kết cục hàng loạt vụ phá sản.
Những công ty xe điện mới được yêu cầu nộp một loạt tài liệu để chứng minh khả năng tài chính và công nghệ của họ, và quá trình xem xét có thể mất hàng tháng. Trong quy trình xét duyệt, Chính phủ Trung Quốc đôi khi cũng từ chối các đơn đăng ký, và những công ty đó vẫn sẽ có thể nộp lại.
Hiện tại, việc thiếu giấy phép sản xuất ô tô đã tạo ra những tác động hạn chế đối với các nỗ lực phát triển xe điện của Xiaomi. Bộ phận xe điện của Xiaomi hiện có hơn 1.000 nhân viên và công ty cho biết, họ đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt chiếc xe điện đầu tiên của mình vào năm 2024.
Công ty đã mua một khu đất ở vùng ngoại ô đông nam Bắc Kinh cho một nhà máy lắp ra và thâu tóm những startup xe điện nhằm bổ sung công nghệ. Đầu năm ngoái, Lei Jun đã cam kết đầu tư khoảng 10 tỉ USD trong vòng 10 năm nhằm sản xuất những chiếc xe mang thương hiệu Xiaomi.
Nguồn: Taipei Times