thuha19051234
Pearl
Đức tiếp tục "rút phích cắm" 3 trong số 6 nhà máy điện hạt nhân cuối cùng, thêm một bước trong kế hoạch loại bỏ hoàn toàn điện hạt nhân. Hướng đi tập trung cho việc sản xuất năng lượng tái tạo.
Chính phủ Đức quyết định đẩy nhanh hơn kế hoạch này sau sự cố lò phản ứng Fukushima của Nhật Bản năm 2011. Một trận động đất và sóng thần đã phá hủy một nhà máy ở ven biển, gây ra một thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ Chernobyl 25 năm trước đó.
Các lò phản ứng hạt nhân của Đức sẽ ngừng hoạt động gồm Brokdorf, Grohnde và Gundremmingen C, được điều hành bởi các công ty tiện ích E.ON (EONGn.DE) và RWE (RWEG.DE), những nhà máy này đã hoạt động hơn 10 năm. Còn 3 nhà máy cuối cùng Isar 2, Emsland và Neckarwestheim II - theo dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm 2022.
Việc loại bỏ một loại năng lượng mà theo một số ý kiến được cho là vừa sạch, vừa rẻ là một bước đi không thể thay đổi đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đối mặt với các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng và giá điện tăng cao. "Đối với ngành năng lượng ở Đức, giai đoạn loại bỏ hạt nhân là bước cuối cùng." Kerstin Andreae, người đứng đầu hiệp hội công nghiệp năng lượng BDEW cho biết.
Theo dữ liệu sơ bộ được cung cấp từ BDEW, 6 nhà máy điện hạt nhân này đã đóng góp vào khoảng 12% sản lượng điện ở Đức vào năm 2021, tỷ trọng của năng lượng tái tạo là gần 41%, trong đó than chỉ tạo ra dưới 28% và khí đốt khoảng 15%.
Đức đặt mục tiêu việc sản xuất năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng 80% nhu cầu điện năng quốc gia vào năm 2030, qua việc mở rộng cơ sở hạ tầng điện gió và điện mặt trời. Chính phủ mới cũng đang có những kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa các hành động và nỗ lực để bảo vệ khí hậu đang biến đối, họ cũng ủng hộ việc loại bỏ điện hạt nhân trong thỏa thuận liên minh của mình. Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Robert Habeck cho biết ông đã nhận thấy sự đồng thuận cao cho kế hoạch loại bỏ điện hạt nhân ở Đức.
Những cơ quan môi trường cũng hoan nghênh động thái này từ chính phủ và ngành điện hạt nhân nhưng cũng cảnh báo thêm rằng năm 2022 chưa phải là kết thúc thực sự của kỷ nguyên hạt nhân ở Đức. Arne Fellermann, một nhà quản lý của nhóm môi trường BUND, nói rằng: “Chúng tôi phải nói rằng vẫn sẽ có các nhà máy làm giàu uranium ở Đức, giống như nhà máy ở Gronau, và một lò phản ứng nghiên cứu ở Garching vẫn hoạt động với uranium."
Khi được hỏi về khả năng nhân viên trong các nhà máy sẽ mất việc làm, thị trưởng Gundremmingen Tobias Buehler cho biết các nhân viên của nhà máy sẽ bận rộn với việc tháo dỡ lò phản ứng sau khi ngừng hoạt động. "Khoảng thời gian tháo dỡ này chắc chắn sẽ mất thêm một hoặc hai thập kỷ nữa"
Hiện việc tháo dỡ các nhà máy này được E.ON ước tính sẽ khoảng 1,1 tỷ euro (1,25 tỷ USD) cho mỗi nhà máy. E.ON cũng đã đưa ra khoản dự trù 9,4 tỷ euro cho giai đoạn hậu hoạt động hạt nhân, gồm tháo dỡ cơ sở, đóng gói và làm sạch chất thải phóng xạ. Theo kế hoạch, việc tháo dỡ các lò hạt nhân này sẽ được hoàn thành vào năm 2040.
Nguồn NBCNEWS
Chính phủ Đức quyết định đẩy nhanh hơn kế hoạch này sau sự cố lò phản ứng Fukushima của Nhật Bản năm 2011. Một trận động đất và sóng thần đã phá hủy một nhà máy ở ven biển, gây ra một thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ Chernobyl 25 năm trước đó.
Các lò phản ứng hạt nhân của Đức sẽ ngừng hoạt động gồm Brokdorf, Grohnde và Gundremmingen C, được điều hành bởi các công ty tiện ích E.ON (EONGn.DE) và RWE (RWEG.DE), những nhà máy này đã hoạt động hơn 10 năm. Còn 3 nhà máy cuối cùng Isar 2, Emsland và Neckarwestheim II - theo dự kiến sẽ ngừng hoạt động vào cuối năm 2022.
Việc loại bỏ một loại năng lượng mà theo một số ý kiến được cho là vừa sạch, vừa rẻ là một bước đi không thể thay đổi đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đối mặt với các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng và giá điện tăng cao. "Đối với ngành năng lượng ở Đức, giai đoạn loại bỏ hạt nhân là bước cuối cùng." Kerstin Andreae, người đứng đầu hiệp hội công nghiệp năng lượng BDEW cho biết.
Đức đặt mục tiêu việc sản xuất năng lượng tái tạo sẽ đáp ứng 80% nhu cầu điện năng quốc gia vào năm 2030, qua việc mở rộng cơ sở hạ tầng điện gió và điện mặt trời. Chính phủ mới cũng đang có những kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa các hành động và nỗ lực để bảo vệ khí hậu đang biến đối, họ cũng ủng hộ việc loại bỏ điện hạt nhân trong thỏa thuận liên minh của mình. Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Bảo vệ Khí hậu Robert Habeck cho biết ông đã nhận thấy sự đồng thuận cao cho kế hoạch loại bỏ điện hạt nhân ở Đức.
Những cơ quan môi trường cũng hoan nghênh động thái này từ chính phủ và ngành điện hạt nhân nhưng cũng cảnh báo thêm rằng năm 2022 chưa phải là kết thúc thực sự của kỷ nguyên hạt nhân ở Đức. Arne Fellermann, một nhà quản lý của nhóm môi trường BUND, nói rằng: “Chúng tôi phải nói rằng vẫn sẽ có các nhà máy làm giàu uranium ở Đức, giống như nhà máy ở Gronau, và một lò phản ứng nghiên cứu ở Garching vẫn hoạt động với uranium."
Khi được hỏi về khả năng nhân viên trong các nhà máy sẽ mất việc làm, thị trưởng Gundremmingen Tobias Buehler cho biết các nhân viên của nhà máy sẽ bận rộn với việc tháo dỡ lò phản ứng sau khi ngừng hoạt động. "Khoảng thời gian tháo dỡ này chắc chắn sẽ mất thêm một hoặc hai thập kỷ nữa"
Hiện việc tháo dỡ các nhà máy này được E.ON ước tính sẽ khoảng 1,1 tỷ euro (1,25 tỷ USD) cho mỗi nhà máy. E.ON cũng đã đưa ra khoản dự trù 9,4 tỷ euro cho giai đoạn hậu hoạt động hạt nhân, gồm tháo dỡ cơ sở, đóng gói và làm sạch chất thải phóng xạ. Theo kế hoạch, việc tháo dỡ các lò hạt nhân này sẽ được hoàn thành vào năm 2040.
Nguồn NBCNEWS