Đừng bận tâm đến tuổi thọ pin nữa, hãy để thiết bị phục vụ bạn thay vì phải lo lắng cho nó!

Với hầu hết thiết bị hiện nay, vấn đề này không còn đáng để bận tâm.​

Tuổi thọ pin đúng là quan trọng thật. Sau cùng thì thiết bị di động của chúng ta phải phụ thuộc vào nó. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, vấn đề này không còn quá nghiêm trọng để bạn phải quan tâm.
Dù là dân đam mê công nghệ hay người dùng thông thường, chúng ta đều khao khát một điều: tối đa hóa thời gian sử dụng thiết bị sau một lần sạc, lâu nhất có thể. Nhưng, "lòng tham" chúng ta cũng lại muốn tốc độ chai pin phải chậm nhất có thể.
Vậy thì tốc độ xuống cấp của pin là bao nhiêu? Và chúng ta có nên lo lắng việc lựa chọn thay pin hay mua một chiếc điện thoại mới khi thiết bị của bạn bị “chai pin”?
Đừng bận tâm đến tuổi thọ pin nữa, hãy để thiết bị phục vụ bạn thay vì phải lo lắng cho nó!

Chu kỳ pin là gì?​

Khi pin bắt đầu lão hóa và xuống cấp, chúng sẽ mất khả năng sạc đầy dung lượng. Một trong những lý do là vì chu kỳ pin: Một chu kỳ pin được định nghĩa là một lần sử dụng toàn bộ dung lượng pin, tuy nghe có vẻ đơn giản những nó không chỉ đơn thuần là pin giảm từ 100% còn 0%. Nếu trong ngày bạn sử dụng hết 50% pin, bạn sạc đầy lại, và ngày hôm sau tiếp tục sử dụng hết 50%; lúc này mới được tính là một chu kỳ.
Một vấn đề khác là thời gian sạc đầy hoặc phần trăm pin cao kéo dài – đây là lý do vì sao nhiều người dùng tắt thiết bị khi cắm sạc qua đêm. Ý tưởng là tránh để thiết bị sạc đầy pin quá lâu, vì giữ pin ở tỉ lệ phần trăm cao đã được chứng minh là làm pin lão hóa nhanh hơn.

Chế độ “tối ưu hóa tuổi thọ pin” hoạt động như thế nào?​

Công nghệ lõi của loại pin lithium-ion hầu hết vẫn như trước đây, nhưng các nhà sản xuất đã sử dụng giải pháp tích hợp thêm phần mềm để làm chậm quá trình lão hóa một cách tự động. Một trong số những chương trình mà chúng ta thường gặp là tối ưu hóa tuổi thọ pin.
Tuy vào nhà sản xuất thiết bị thì phần mềm này có thể có tên khác nhau, nhưng nguyên lý hoạt động thì chúng tương tự nhau: Sau một thời gian, thiết bị sẽ học tập thói quen sử dụng của người dùng, sau đó xác định thời điểm bạn cần pi thiết bị đạt 100%. Cho đến lúc đó, thiết bị sẽ giữ ở mức 80% dù đang cắm vào nguồn điện, chỉ tiếp tục sạc đến 100% tại đúng thời điểm khi cần. Rất nhiều smartphone và laptop đang dùng giải pháp này.
Khoảng cách 20% này vừa giữ thiết bị của bạn dưới mức 100% trong thời gian dài hơn, vừa làm chậm bộ đếm chu kỳ pin nếu rút sạc ở mốc 80%. Cả hai yếu tố này đều giúp làm chậm quá trình lão hóa pin, đồng nghĩa với việc pin của bạn sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn.
Đây là một tính năng tiện dụng có mặt trên nhiều thiết bị. Điện thoại thông minh, máy tính xách tay, thậm chí là tai nghe không dây như AirPods Pro đều có thể phân tích cách bạn sạc thiết bị và chỉ sạc đầy 100% pin khi cần. Với những thiết bị thông minh này, bạn không cần quá quan tâm việc canh thời gian để rút dây sạc, miễn là bạn có thói quen sạc thiết bị cố định trong ngày.

Vì sao không cần quá lo lắng về pin?​

Đối với điện thoại thông minh hiện nay, tốt nhất bạn nên sạc qua đêm. Điện thoại của bạn sẽ xác định thời gian biểu và giữ pin của thiết bị ở mức 80% suốt cả đêm.
Nhưng thậm chí cả khi không có tính năng tối ưu hóa tuổi thọ pin, bạn cũng không nên quá lo lắng về vấn đề tuổi thọ pin. Pin luôn bị hao mòn theo thời gian; bản chất của chúng là như vậy. Cuối cùng, đến một thời điểm bạn sẽ nhận ra có sự khác biệt khi không thể sạc thiết bị được nữa. Và lúc đó, bạn chỉ việc mang thiết bị ra cửa hàng để thay pin mới.
Ví dụ với điện thoại iPhone, chi phí thay pin chính hãng rơi vào khoảng 1,1 – 1,5 triệu đồng tùy vào dòng điện thoại. Mức giá này không phải là rẻ, nhưng so với chi phí mua một chiếc điện thoại mới thì nó hợp lý hơn nhiều, và bạn sẽ có một viên pin hoàn toàn mới. Nói ngắn gọn thì bạn hãy cứ tận hưởng sự tiện lợi của công nghệ. Và để đề phòng thì đừng quên mang theo bộ sạc bên người.
Nguồn: Life Hacker
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top