Dùng camera quay lén người khác phạm tội gì? Mức phạt ra sao?

Hoàng Anh

Moderator
Trao đổi với PV. VietNamNet, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật - cho biết, từ trước đến nay, hành vi quay lén hoặc làm rò rỉ hình ảnh cá nhân nhạy cảm trên các mạng xã hội, Internet luôn bị lên án. Tuy nhiên, thực trạng đáng báo động này vẫn diễn ra nhức nhối với nhiều thủ đoạn tinh vi.

1719376683419.png

"Việc sử dụng camera quay lén là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu việc quay lén diễn ra ở những nơi riêng tư, như phòng thay đồ hoặc phòng tắm, thì đó càng là vi phạm nghiêm trọng", luật sư Bình nhấn mạnh.

Tuỳ vào tính chất mức độ hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự đồng thời phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự (nếu có).

1719376799816.png

Các thiết bị được ngụy trang camera rất tinh vi, như ẩn giấu dưới đồng hồ.

Cụ thể, về xử lý hành chính, theo khoản 3 Điều 102 tại Nghị định 15/2020 quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, nếu tổ chức thực hiện hành vi tự ý quay lén, lưu giữ và đưa hình ảnh của người khác lên mạng xã hội mà không được sự đồng ý có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng.

Nếu cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền áp dụng bằng một nửa so với mức phạt với tổ chức.

Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn có thể chịu một số hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật và thu hồi tên miền đăng tải (nếu có).

Luật sư Diệp Năng Bình lưu ý, đối tượng sẽ bị xử lý hình sự nếu có hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin đã quay lén của người khác với mục đích làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự, làm giảm uy tín của cá nhân theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Nếu người có hành vi quay lén người khác, sau đó tàng trữ, lưu hành, trao đổi, vận chuyển, mua bán nhằm phổ biến hình ảnh, video quay lén với nội dung nhạy cảm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đổi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5-30 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Ngoài ra, bị hại có quyền yêu cầu bồi thường.

1719376863984.jpeg

Mẫu đồng hồ mà đối tượng xấu dùng để quay lén người mẫu Châu Bùi

Bộ luật Dân sự 2015 quy định uy tín, danh dự, nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ. Nếu cá nhân bị lộ hình ảnh, thông tin ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm hoặc thiệt hại khác thì có thể yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án để yêu cầu bồi thường.

Nghị định số 66/2017/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị. Nghị định này quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp thi hành đối với hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

Trong đó, chỉ các cơ sở kinh doanh sau đây mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị: Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an; cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng; cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự…

#ChâuBùibịquaylén
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top