Hoàng Nam
Writer
Tại Trung Quốc hiện nay, ngày càng nhiều người trẻ làm việc trong ngành tang lễ để mong muốn có một mức thu nhập ổn định trong một môi trường việc làm khốc liệt.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng cái chết là rất đáng sợ và khiến những người tiếp xúc với xác chết nhiều gặp phải bất hạnh. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người làm trong ngành tang lễ gặp phải định kiến trong xã hội. Người Trung Quốc hạn chế đến thăm nhà tang lễ và hạn chế giao du với người làm nghề liên quan đến xác chết để tránh gặp xui xẻo. Thậm chí, trong một số gia đình, những người làm việc liên quan đến ngành tang lễ còn bị cấm tham gia các dịp tụ họp.
Vì vậy, việc ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc theo đuổi công việc trong ngành tang lễ được coi là khá lạ tại quốc gia này. Theo một báo cáo vào năm 2019, hơn một nửa số nhân viên trong nhà xác ở thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây) sinh sau năm 1980.
Morticians (người hộ tang) là một ví dụ trong sách mà nhà xã hội học Everett Hughes gọi là 'công việc bẩn thỉu': những công việc bị vấy bẩn về thể chất, xã hội hoặc đạo đức và bị nhiều người cho là hạ cấp. Công việc này đưa người lao động tiếp xúc với những người và những thứ mà xã hội muốn bỏ qua. Những người làm công việc này thường bị bêu xấu, ngay cả khi bản thân họ không vi phạm các chuẩn mực xã hội.
Những người làm trong ngành liên quan đến xác chết ở Trung Quốc không tránh khỏi sự kỳ thị này. Trong cuộc khảo sát tại một nhà xác ở một thành phố miền nam Trung Quốc, phóng viên SixthTone đã quan sát các nhân viên tại đây luôn mặc áo khoác và đeo khẩu trang trong ca làm việc. Họ đặc biệt chú ý đến găng tay của mình, thích dùng vải canvas hơn là cotton. Một nhân viên ở đây cho biết: 'Nếu dùng găng tay cotton, tôi sẽ cảm nhận được cơ thể của người chết'.
Dù làm việc trong ngành tang lễ bị coi là 'công việc bẩn thỉu' ở Trung Quốc nhưng ngày càng nhiều thanh niên tại quốc gia đông nhân nhất thế giới làm nghề này. Một số trường hợp liên quan đến vấn đề lợi ích cá nhân. Một cô gái 27 tuổi trả lời SixthTone cho biết cô chọn công việc liên quan đến xác chết bởi một phần do bản thân không thích giao tiếp xã hội. Trong khi đó, một người khác nói việc xem bộ phim nổi tiếng của Nhật Bản mang tên 'Departures' đã khiến cô quyết định gia nhập ngành công nghiệp này.
Tuy nhiên, lý do chính khiến nhiều thanh niên Trung Quốc tham gia vào ngành liên quan đến tang lễ bởi lợi ích mà công việc này mang lại. Mặc dù lương nhân viên làm nghề này nói chung là thấp, thường chỉ khoảng 5.000 Nhân dân tệ (775 USD) mỗi tháng trở xuống nhưng nó lại đi kèm với các lợi ích như được đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm quốc gia, trợ cấp nhà ở và ăn uống, và quan trọng nhất là việc làm lâu dài. Tại nhà xác mà SixthTone khảo sát, gần một nửa số nhân viên được hứa hẹn sẽ có việc làm lâu dài.
Một nhân viên nhà xác ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) vào năm 2019
Nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi với lịch làm việc dày đặc, sự cạnh tranh khốc liệt và 'chủ nghĩa tuổi tác' trong các doanh nghiệp tư nhân ở nước này. Sau khi qua tuổi 35, nhiều người bị cho nghỉ việc vì 'quá già'. Vì vậy, một công việc ổn định như nhân viên trong ngành tang lễ cũng khá hấp dẫn, ngay cả khi bản thân người làm có lúc cảm thấy nhàm chán. Các công việc liên quan đến dịch vụ tang lễ ít cạnh tranh hơn nhiều so với các ngành khác tại Trung Quốc.
Để chống lại sự kỳ thị của người khác, nhân viên trong ngành tang lễ ở Trung Quốc thường coi công việc của mình là một thứ gì đó có ích cho cộng đồng. Một người làm nghề này cho biết: 'Tôi coi công việc của mình là phục vụ mọi người'.
Một nhân viên khác 32 tuổi kể về thời điểm anh tái tạo lại gương mặt dập nát của người chết do tai nạn xe hơi. Việc này khiến anh mất đến vài ngày và khi kết thúc thì hoàn toàn bị kiệt sức. Tuy nhiên, anh đã nhận được lời cảm ơn từ mẹ nạn nhân.
Thậm chí, có một người trẻ tuổi làm việc trong ngành tang lễ ở Trung Quốc còn coi đây là thứ giúp anh thu hút sự chú ý của phụ nữ trong các quán bar. Người này cho biết các cô gái liên tục hỏi rằng công việc tiếp xúc với xác chết có đáng sợ không. Anh ta nói: 'Có lần tôi phát cáu và bảo với một cô gái rằng 'Người sống còn đáng sợ hơn người chết'. Cô ấy đã khoe với người xung quanh rằng tôi hiểu biết và khôn ngoan'.
Sự quan tâm ngày càng lớn với công việc liên quan đến xác chết ở Trung Quốc cho thấy những điều cấm kỵ trước đây tại nước này đã giảm bớt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy thách thức và rủi ro mà thế hệ hiện tại phải đối mặt là lớn như thế nào. Công việc trong ngành này có thể ít mang lại vinh quang cho người làm nhưng nó mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nguyễn Dương - Theo SixthTone
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng cái chết là rất đáng sợ và khiến những người tiếp xúc với xác chết nhiều gặp phải bất hạnh. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi những người làm trong ngành tang lễ gặp phải định kiến trong xã hội. Người Trung Quốc hạn chế đến thăm nhà tang lễ và hạn chế giao du với người làm nghề liên quan đến xác chết để tránh gặp xui xẻo. Thậm chí, trong một số gia đình, những người làm việc liên quan đến ngành tang lễ còn bị cấm tham gia các dịp tụ họp.
Vì vậy, việc ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc theo đuổi công việc trong ngành tang lễ được coi là khá lạ tại quốc gia này. Theo một báo cáo vào năm 2019, hơn một nửa số nhân viên trong nhà xác ở thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây) sinh sau năm 1980.
Những người làm trong ngành liên quan đến xác chết ở Trung Quốc không tránh khỏi sự kỳ thị này. Trong cuộc khảo sát tại một nhà xác ở một thành phố miền nam Trung Quốc, phóng viên SixthTone đã quan sát các nhân viên tại đây luôn mặc áo khoác và đeo khẩu trang trong ca làm việc. Họ đặc biệt chú ý đến găng tay của mình, thích dùng vải canvas hơn là cotton. Một nhân viên ở đây cho biết: 'Nếu dùng găng tay cotton, tôi sẽ cảm nhận được cơ thể của người chết'.
Dù làm việc trong ngành tang lễ bị coi là 'công việc bẩn thỉu' ở Trung Quốc nhưng ngày càng nhiều thanh niên tại quốc gia đông nhân nhất thế giới làm nghề này. Một số trường hợp liên quan đến vấn đề lợi ích cá nhân. Một cô gái 27 tuổi trả lời SixthTone cho biết cô chọn công việc liên quan đến xác chết bởi một phần do bản thân không thích giao tiếp xã hội. Trong khi đó, một người khác nói việc xem bộ phim nổi tiếng của Nhật Bản mang tên 'Departures' đã khiến cô quyết định gia nhập ngành công nghiệp này.
Tuy nhiên, lý do chính khiến nhiều thanh niên Trung Quốc tham gia vào ngành liên quan đến tang lễ bởi lợi ích mà công việc này mang lại. Mặc dù lương nhân viên làm nghề này nói chung là thấp, thường chỉ khoảng 5.000 Nhân dân tệ (775 USD) mỗi tháng trở xuống nhưng nó lại đi kèm với các lợi ích như được đăng ký tham gia chương trình bảo hiểm quốc gia, trợ cấp nhà ở và ăn uống, và quan trọng nhất là việc làm lâu dài. Tại nhà xác mà SixthTone khảo sát, gần một nửa số nhân viên được hứa hẹn sẽ có việc làm lâu dài.
Nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy mệt mỏi với lịch làm việc dày đặc, sự cạnh tranh khốc liệt và 'chủ nghĩa tuổi tác' trong các doanh nghiệp tư nhân ở nước này. Sau khi qua tuổi 35, nhiều người bị cho nghỉ việc vì 'quá già'. Vì vậy, một công việc ổn định như nhân viên trong ngành tang lễ cũng khá hấp dẫn, ngay cả khi bản thân người làm có lúc cảm thấy nhàm chán. Các công việc liên quan đến dịch vụ tang lễ ít cạnh tranh hơn nhiều so với các ngành khác tại Trung Quốc.
Để chống lại sự kỳ thị của người khác, nhân viên trong ngành tang lễ ở Trung Quốc thường coi công việc của mình là một thứ gì đó có ích cho cộng đồng. Một người làm nghề này cho biết: 'Tôi coi công việc của mình là phục vụ mọi người'.
Một nhân viên khác 32 tuổi kể về thời điểm anh tái tạo lại gương mặt dập nát của người chết do tai nạn xe hơi. Việc này khiến anh mất đến vài ngày và khi kết thúc thì hoàn toàn bị kiệt sức. Tuy nhiên, anh đã nhận được lời cảm ơn từ mẹ nạn nhân.
Thậm chí, có một người trẻ tuổi làm việc trong ngành tang lễ ở Trung Quốc còn coi đây là thứ giúp anh thu hút sự chú ý của phụ nữ trong các quán bar. Người này cho biết các cô gái liên tục hỏi rằng công việc tiếp xúc với xác chết có đáng sợ không. Anh ta nói: 'Có lần tôi phát cáu và bảo với một cô gái rằng 'Người sống còn đáng sợ hơn người chết'. Cô ấy đã khoe với người xung quanh rằng tôi hiểu biết và khôn ngoan'.
Sự quan tâm ngày càng lớn với công việc liên quan đến xác chết ở Trung Quốc cho thấy những điều cấm kỵ trước đây tại nước này đã giảm bớt. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy thách thức và rủi ro mà thế hệ hiện tại phải đối mặt là lớn như thế nào. Công việc trong ngành này có thể ít mang lại vinh quang cho người làm nhưng nó mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nguyễn Dương - Theo SixthTone