Đừng đeo tai nghe true wireless cả ngày nữa, tai của bạn cũng cần thở đấy!

nhhgiap

Pearl
Sự tiện lợi của các tai nghe không dây hoàn toàn true wireless đã khiến nhiều người sử dụng loại tai nghe này liên tục cả ngày. Nhưng họ không biết rằng tai của chúng ta cũng cần thở, và hậu quả khôn lường đang chờ sẵn phía trước. Lời khuyên cho bạn: đừng đeo tai nghe true wireless cả ngày nữa bởi tai bạn đang bị bào mòn đi mỗi ngày đấy. >> Cảnh báo: AirPods và các tai nghe earbud đang “tàn phá” từ từ thính giác của người dùng Doanh số tai nghe toàn cầu đang thực sự bùng nổ trong những năm qua, chỉ tính riêng Apple cũng đã bán được 100 triệu bộ AirPods vào năm 2020. Tai nghe thời nay không còn gắn chặt vào điện thoại nữa nên người sử dụng có thể thoải mái nghe bao lâu tùy thích. Hệ lụy tất yếu xảy ra, một ngày xấu trời, bạn sẽ cảm thấy tai của mình ướt nhẹp hay dính sáp. Mặc dù tai nghe không dây chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng những nghiên cứu về máy trợ thính, một thiết bị có cơ chế tương tự tai nghe thì đã có từ lâu. Kết quả cho thấy đeo tai nghe trong thời gian dài có khả năng gây ra vấn đề về sáp ráy tai.

Vậy sáp ráy tai có chức năng gì?

Việc sản xuất sáp ráy tai (còn được gọi là cerumen) là một quá trình bình thường ở người và nhiều loài động vật có vú khác. Nếu để ý ta sẽ thấy luôn luôn có một lớp sáp mỏng phủ gần lỗ tai. Lớp sáp ẩm này có chức năng như một hàng rào bảo vệ tai khỏi vi khuẩn cùng bụi bẩn, nó có khả năng kháng nước. Sáp ráy tai ướt có màu nâu và dính, trong khi loại khô có màu trắng hơn. Trên thực tế, sáp ráy tai còn có nhiều lợi ích khác. Vào những năm 1800 đã có báo cáo về việc sáp ráy tai được sử dụng như một loại dầu dưỡng cho những đôi môi nứt nẻ. Sáp ráy tai là một chất tự nhiên được tạo ra ở phần bên ngoài của ống tai. Nó được tạo ra bởi hoạt động bài tiết của tuyến dầu và tuyến mồ hôi do nang lông tiết ra, đóng vai trò như một chiếc bẫy bụi, vi khuẩn, nấm, sợi lông và tế bào da chết để tạo thành sáp. Ống tai ngoài có thể được coi như một hệ thống thang cuốn, với phần ráy tai luôn hướng ra bên ngoài, giữ cho tai không bị tràn tế bào da chết.
Đừng đeo tai nghe true wireless cả ngày nữa, tai của bạn cũng cần thở đấy!
Sự di chuyển của ráy tai cũng được hỗ trợ bởi chuyển động hàm tự nhiên. Một khi ráy tai đến cuối tai, nó sẽ rơi ra ngoài.

Làm thế nào mà tai nghe có thể gây hại cho tai?

Đừng đeo tai nghe true wireless cả ngày nữa, tai của bạn cũng cần thở đấy!
Tai của chúng ta có thể tự làm sạch và thực hiện tốt nhất chức năng của nó mà không cần nhiều can thiệp vật lý từ bên ngoài. Tuy nhiên, bất cứ thứ gì ngăn cản sáp ráy tai di chuyển ra bên ngoài đều có thể gây ra vấn đề. Nếu sử dụng tai nghe nhét tai với tần suất hợp lý thì không có vấn đề gì. Nhưng mọi chuyện sẽ là thảm họa nếu đeo nó trên tai cả ngày: - Khi đeo tai nghe, sáp ráy tai sẽ bị nén lại bên trong, chúng không thể tạo ra độ ẩm cần thiết để tự đẩy ra ngoài. - Làm tích tụ ráy tai đến mức độ gây viêm. Điều này xảy ra khi tế bào bạch cầu di chuyển đến khu vực này, làm tăng số lượng tế bào trong khu vực bị tắc nghẽn. - Tác động đến luồng không khí và ngăn ráy tai ướt khô đi. Khi ráy tai vẫn dính trong thời gian dài, nó sẽ giữ mồ hôi và độ ẩm trong tai, khiến chúng dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. - Gây cản trở quá trình tống xuất tự nhiên của ráy tai, dẫn đến kích thích tuyến bài tiết và bộ phận sản xuất ráy tai hoạt động mạnh hơn. - Giảm hygeine tổng thể của tai khi miếng đệm tai nghe không được làm sạch đúng cách hoặc bị nhiễm vi khuẩn. - Suy giảm thính giác nếu âm lượng quá cao. Nếu tích tụ quá lâu, ráy tai có thể gây ra các vấn đề về thính giác, cùng với các triệu chứng khác như đau, chóng mặt, ù tai, ngứa và chóng mặt. Nếu bạn cần sử dụng tai nghe trong thời gian dài, hãy chuyển sang sử dụng các loại tai nghe chùm ngoài tai dạng over-ear hay on-ear. Chúng sẽ giảm được các tác nhân xấu ở trên vì vẫn để cho tai chúng ta tiếp xúc với một luồng nhỏ không khí so với tai nghe nhét tai. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất vẫn là nên hạn chế đeo tai nghe nhiều nhất có thể và để tai tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Sử dụng các loại tai nghe chùm ngoài tai cũng giúp giảm việc ráy tai bị nén cũng như ngăn vi khuẩn hay mầm bệnh xâm nhập vào ống tai.
Đừng đeo tai nghe true wireless cả ngày nữa, tai của bạn cũng cần thở đấy!
Trong hầu hết các trường hợp, cách tốt nhất để kiểm soát ráy tai là để yên. Không nên sử dụng tăm bông thường xuyên, vì điều này có thể đẩy ráy tai trở lại ống tai. Lời khuyên tốt nhất là đừng nên cho bất cứ thứ gì nhỏ hơn khuỷu tay của bạn vào lỗ tai. Một số phương pháp truyền thống, chẳng hạn như nhỏ dầu ô liu hoặc nến tai, có thể gây tác dụng phụ và không an toàn. Nếu bạn có vấn đề về ráy tai, hãy đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để kiểm tra. Nguồn: The Conversation
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top