VNR Content
Pearl
Theo TS Bùi Lê Minh, các bộ kit có sử dụng natri azua có thể gây độc tính nếu nuốt phải hoặc tiếp xúc với cơ thể.
Gần đây, Mỹ đã có một số báo cáo về các tai nạn do tiếp xúc với dung dịch sử dụng trong bộ kit test nhanh kháng nguyên Covid-19 do chứa sodium azide NaN3 (hay tiếng Việt là natri azua). Đây là một chất không màu, không mùi, không vị, tan tốt trong nước.
Trả lời Zing, TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho biết đối với kit test nhanh kháng nguyên, một số công ty sử dụng NaN3 với vai trò bảo quản cho thành phần protein trong mẫu test không bị phân hủy nhanh trong dung dịch dùng để xét nghiệm. Ngoài NaN3, các chất khác như Triton-X, muối phosphate, Pro-Clin 300 cũng có thể dùng cho mục đích này. Tuy nhiên, ngoài NaN3, các chất khác không có nguy cơ gây độc khi nuốt, ngoại trừ các phản ứng dị ứng, gây ngứa.
NaN3 từ lâu đã được biết là có độc tính với con người, nếu nuốt phải có thể gây các vấn đề về tim mạch, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, tính độc của NaN3 chỉ thể hiện từ ngưỡng 0,3 mg hấp thụ qua đường tiêu hóa (một người nặng 70 kg). Đây là mức rất cao so với tổng lượng NaN3 có trong các kit xét nghiệm.
Nhân viên y tế thực hiện test nhanh cho người dân ở Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.
Theo TS Lê Minh, một số hãng như Abbott (bộ kit BinaxNOW, Panbio), Acon (bộ kit Flowflex) có kit đang bán ở Việt Nam có lượng nhỏ NaN3 từ 0,04-0,08 mg, tức là chỉ khoảng 1/10 hoặc thấp hơn mức có thể gây ra các tác động nguy hiểm cho cơ thể.
Các bộ kit có sử dụng NaN3 đều phải có mô tả thành phần này và đưa ra khuyến cáo thành phần có thể gây độc tính nếu nuốt phải hoặc tiếp xúc với cơ thể. Phần dung dịch trong bộ kit được chia thành các phần nhỏ và không được dùng với mục đích tiếp xúc với cơ thể thông qua bất cứ con đường nào.
Vì vậy, các vấn đề tiếp xúc với hóa chất này hoàn toàn là tai nạn ngoài ý muốn như do trẻ em nghịch hoặc người lớn nhầm với các loại dung dịch khác. Bên cạnh đó, chúng ta rất khó có thể xảy ra trường hợp tiếp xúc với thể tích lớn dung dịch.
"Có một số kit có lượng NaN3 khá cao (xấp xỉ 0,3 mg) như trong kit BD Veritor hay Celltrion DiaTrust nên nguy cơ ngộ độc cao hơn nếu nuốt phải hay tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Các kit này chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng nhìn chung gia đình cần phải cẩn thận không để kit test nhanh nằm trong tầm với của trẻ em. Nếu tai nạn xảy ra, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu hạ huyết áp hay rối loạn tim mạch, chuyển hóa", TS Minh khuyến cáo.
Từ tháng 6/2021 tới tháng 1/2022, có 153 báo cáo về các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với dung dịch trong các bộ kit hoặc trực tiếp với NaN3 thông qua trang webPOISONCONTROL của Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp này đều không để lại hậu quả nghiêm trọng và không có thể hiện độc tính đáng kể.
Một số trường hợp điển hình là người dùng nhầm dung dịch với nước nhỏ mắt, vô tình để dung dịch tiếp xúc với da, làm sai hướng dẫn đưa đầu que bông lấy mẫu ngấm dung dịch đưa vào mũi hay trẻ em nuốt phải. Việc này dẫn tới các vấn đề như đỏ mắt, ngứa, rát hoặc sưng. Triệu chứng đều biến mất sau khi rửa bằng nước 10-15 phút.
"Chúng ta có thể thấy nguy cơ gây độc của thành phần bộ kit này là có nhưng thường không nghiêm trọng, chỉ cần người dùng lưu ý để tránh sự cố xảy ra", TS Lê Minh nhận định.
Vị chuyên gia này hướng dẫn việc xử lý rác thải sau khi sử dụng kit test nhanh như sau: Nếu dung dịch chưa được dùng cho xét nghiệm, người dân có thể vứt như rác thải thông thường. Nếu đã dùng cho xét nghiệm, người dân cần gom chung các thành phần khác của bộ kit và xử lý như rác thải y tế.
Theo Zing
Gần đây, Mỹ đã có một số báo cáo về các tai nạn do tiếp xúc với dung dịch sử dụng trong bộ kit test nhanh kháng nguyên Covid-19 do chứa sodium azide NaN3 (hay tiếng Việt là natri azua). Đây là một chất không màu, không mùi, không vị, tan tốt trong nước.
Trả lời Zing, TS Bùi Lê Minh, Trưởng ngành Công nghệ Sinh học, Viện Kỹ thuật Công nghệ cao, Đại học Nguyễn Tất Thành, TP.HCM, cho biết đối với kit test nhanh kháng nguyên, một số công ty sử dụng NaN3 với vai trò bảo quản cho thành phần protein trong mẫu test không bị phân hủy nhanh trong dung dịch dùng để xét nghiệm. Ngoài NaN3, các chất khác như Triton-X, muối phosphate, Pro-Clin 300 cũng có thể dùng cho mục đích này. Tuy nhiên, ngoài NaN3, các chất khác không có nguy cơ gây độc khi nuốt, ngoại trừ các phản ứng dị ứng, gây ngứa.
NaN3 từ lâu đã được biết là có độc tính với con người, nếu nuốt phải có thể gây các vấn đề về tim mạch, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, tính độc của NaN3 chỉ thể hiện từ ngưỡng 0,3 mg hấp thụ qua đường tiêu hóa (một người nặng 70 kg). Đây là mức rất cao so với tổng lượng NaN3 có trong các kit xét nghiệm.
Theo TS Lê Minh, một số hãng như Abbott (bộ kit BinaxNOW, Panbio), Acon (bộ kit Flowflex) có kit đang bán ở Việt Nam có lượng nhỏ NaN3 từ 0,04-0,08 mg, tức là chỉ khoảng 1/10 hoặc thấp hơn mức có thể gây ra các tác động nguy hiểm cho cơ thể.
Các bộ kit có sử dụng NaN3 đều phải có mô tả thành phần này và đưa ra khuyến cáo thành phần có thể gây độc tính nếu nuốt phải hoặc tiếp xúc với cơ thể. Phần dung dịch trong bộ kit được chia thành các phần nhỏ và không được dùng với mục đích tiếp xúc với cơ thể thông qua bất cứ con đường nào.
Vì vậy, các vấn đề tiếp xúc với hóa chất này hoàn toàn là tai nạn ngoài ý muốn như do trẻ em nghịch hoặc người lớn nhầm với các loại dung dịch khác. Bên cạnh đó, chúng ta rất khó có thể xảy ra trường hợp tiếp xúc với thể tích lớn dung dịch.
"Có một số kit có lượng NaN3 khá cao (xấp xỉ 0,3 mg) như trong kit BD Veritor hay Celltrion DiaTrust nên nguy cơ ngộ độc cao hơn nếu nuốt phải hay tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Các kit này chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng nhìn chung gia đình cần phải cẩn thận không để kit test nhanh nằm trong tầm với của trẻ em. Nếu tai nạn xảy ra, cha mẹ cần theo dõi các dấu hiệu hạ huyết áp hay rối loạn tim mạch, chuyển hóa", TS Minh khuyến cáo.
Từ tháng 6/2021 tới tháng 1/2022, có 153 báo cáo về các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với dung dịch trong các bộ kit hoặc trực tiếp với NaN3 thông qua trang webPOISONCONTROL của Mỹ. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp này đều không để lại hậu quả nghiêm trọng và không có thể hiện độc tính đáng kể.
Một số trường hợp điển hình là người dùng nhầm dung dịch với nước nhỏ mắt, vô tình để dung dịch tiếp xúc với da, làm sai hướng dẫn đưa đầu que bông lấy mẫu ngấm dung dịch đưa vào mũi hay trẻ em nuốt phải. Việc này dẫn tới các vấn đề như đỏ mắt, ngứa, rát hoặc sưng. Triệu chứng đều biến mất sau khi rửa bằng nước 10-15 phút.
"Chúng ta có thể thấy nguy cơ gây độc của thành phần bộ kit này là có nhưng thường không nghiêm trọng, chỉ cần người dùng lưu ý để tránh sự cố xảy ra", TS Lê Minh nhận định.
Vị chuyên gia này hướng dẫn việc xử lý rác thải sau khi sử dụng kit test nhanh như sau: Nếu dung dịch chưa được dùng cho xét nghiệm, người dân có thể vứt như rác thải thông thường. Nếu đã dùng cho xét nghiệm, người dân cần gom chung các thành phần khác của bộ kit và xử lý như rác thải y tế.
Theo Zing