Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?

Khi phân tích kỹ thuật, phải hiểu được: đường xu hướng là gì, xác định xu hướng tăng/giảm, ý nghĩa và cách vẽ đường xu hướng và mô hình Higher High – Lower Low.
Trong thị trường tài chính, không thể bỏ qua việc dùng đường xu hướng (trendline) làm nền tảng cho phân tích kỹ thuật. Một mô hình cổ điển để xác định hiệu quả là Higher High Lower Low (HH-LL). Higher High Lower Low là kim chỉ nam cho mọi trader trên thị trường.
Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?
Higher High Lower Low trên biểu đồ và cách hiểu đường xu hướng hiệu quả.

1. Định nghĩa về đường xu hướng trendline?​

Đường xu hướng (trendline) là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá và thể hiện cho xu hướng giá của các thị trường giao dịch tài chính như chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa….
Đường xu hướng đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự quan sát được tại một khung thời gian bất kì. Nó thể hiện hướng di chuyển hiện tại và tốc độ thay đổi của giá, và cũng được dùng để nhận biết các mẫu hình giá (Price pattern) trong chu kỳ giá giảm hoặc giá tăng .
Cách vẽ đường xu hướng thường là nối các mức cao thấp lại với nhau. Hầu hết các nhà giao dịch đều có xu hướng giao dịch theo xu hướng thị trường được thể hiện bằng đường xu hướng được vẽ ra trên biểu đồ.
Trong khi một số ngược lại tìm các điểm đảo ngược xu hướng. Trendline cũng có thể áp dụng cho lãi suất cho vay, lãi suất trái phiếu và các thị trường khác nơi chúng được đặc trưng bởi sự chuyển động về giá hoặc khối lượng. Trong thị trường tiền số, đường xu hướng giúp nhà đầu tư nhận định diễn biến sắp tới của thị trường.

2. Hiểu rõ hơn về đường xu hướng​

Đường xu hướng là một trong những công cụ quan trọng nhất của phân tích kĩ thuật. Thay vì xem xét hiệu quả hoạt động trong quá khứ hay các yếu tố cơ bản khác thì người phân tích kĩ thuật có thể nghiên cứu những xu hướng hành động giá (price action).
Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?
Đường xu hướng giúp người phân tích kĩ thuật xác định được hướng di chuyển hiện tại của giá thị trường. Họ tin rằng “trend is your friend” (xu hướng là bạn của bạn), và việc xác định được xu hướng là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một giao dịch thành công.
Để vẽ được một đường xu hướng, người phân tích cần ít nhất là hai điểm trên đồ thị giá. Một số người phân tích thích sử dụng các khung thời gian khác nhau như một phút hay năm phút. Những người khác lại chọn xem xét đồ thị ngày hay đồ thị tuần.
Những người khác nữa thì bỏ qua luôn yếu tố thời gian và chọn phân tích xu hướng dựa trên các tick. Điều làm cho đường xu hướng được sử dụng rộng rãi là việc nó có thể được dùng để nhận biết xu hướng trong bất kì khung thời gian hay dạng thước đo nào.

3. Higher high Higher low VÀ Lower low Lower high?​

Thông thường các bạn luôn được nghe cách vẽ đường xu hướng bằng cách nối các đáy hoặc các đỉnh với nhau. Tuy nhiên, một trong những phương pháp hữu ích nhằm xác định đường xu hướng chính là xác định các điểm đáy-đỉnh hiệu quả.
Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?
Ví dụ minh hoạ về Higher High – Lower Low trực quan và dễ hiểu. (Ảnh: Internet)
Nghe có vẻ hơi rối đúng không, nhưng chúng tôi sẽ giải thích cơ bản cho bạn như sau (và sau đây được gọi tắt bằng phương pháp “HHLL”)
– Đối với xu hướng Uptrend (xu hướng tăng): Higher high (HH): đỉnh cao hơn, Higher low (HL): đáy cao hơn.
– Đối với xu hướng Downtrend (xu hướng giảm): Lower high (LH): đỉnh thấp hơn, lower low (LL): đáy thấp hơn.
Đây là cách xác định trend theo kiểu cổ điển. Cụ thể là trend tăng khi giá hình thành các đỉnh cao hơn (HL HH), trend giảm khi giá hình thành các đáy thấp hơn (LH LL).
Trong thị trường uptrend, nếu đỉnh giá mới tạo không cao hơn đỉnh cũ thì không vào lệnh – và vào lệnh khi đỉnh giá mới cao hơn đỉnh giá cũ. Ngược lại, trong thị trường downtrend nếu đáy mới tạo không thấp hơn đáy cũ thì không vào lệnh, ý tưởng ở đây là bắt xu hướng tiếp theo khi giá hồi về chạm đường EMA. Phương pháp giao dịch HHLL này thích hợp dùng cho khung H4, 1D trở lên.
Các bạn hình dung rõ hơn qua ví dụ minh hoạ dưới đây:
Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?
Phân tích Higher High Lower Low trên biểu đồ giao dịch.
Đầu tiên bạn sẽ thấy đường resistance (kháng cự) cắt ngang đường trend line tại ô khoanh tròn màu đỏ, khi đó ta bắt đầu xác định các điểm HHHL để tìm điểm vào lệnh.
Đối với quy tắc giao dịch theo phương pháp HHLL, vào lệnh mua khi xác định được điểm HL vượt qua đường resistance (ngưỡng kháng cự) và đặt lệnh bán khi xác định được điểm LH vượt dưới đường support (ngưỡng hỗ trợ).
Thoạt nhìn, có thể mọi người sẽ thấy kha khá giống với mô hình sóng Elliott, tuy nhiên đối với mô hình sóng Elliott, từng điểm vào lệnh hoặc phán đoán hướng sóng sẽ cụ thể hơn HHLL. Mô hình HHLL là phương pháp để bạn xác định đường xu hướng là chủ yếu.

4. CHỨC NĂNG của HHLL và đường xu hướng là gì?​

Chức năng cơ bản của phương pháp HHLL nhằm xác định đường xu hướng giúp bạn làm nổi bật điểm kháng cự và hỗ trợ trên biểu đồ.
Khi giao dịch trên biểu đồ giá, giá sẽ liên tục thay đổi trên thị trường, đồng nghĩa với việc sẽ tạo ra những điểm cao, thấp khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn nhìn rộng ra sẽ thấy những điểm cao, thấp này đang có xu hướng đi lên hoặc đi xuống.
Từ đó bạn sẽ xác định được đường xu hướng dễ dàng. Thị trường tăng trưởng sẽ có xu hướng tạo một đường hỗ trợ cũng tăng dần theo.
Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?
Đường xu hướng khi thị trường giá tăng (Uptrend). (Ảnh: internet)
Bạn có thể nhìn thấy trong hình, tất cả các giai đoạn giá hồi ngược xuống đều không vượt qua được đường xu hướng này (L HL HL HL). Suy ra là bạn có thể sử dụng đường xu hướng này để dự đoán điểm đảo chiều tiếp theo trên thị trường. Làm ngược lại cũng hoàn toàn được, vẽ đường xu hướng kháng cự và bắt chính xác điểm đảo chiều xuống khi giá chạm vào đường xu hướng.
Hình bên dưới bạn dễ dàng nhìn thấy xu hướng kháng cự kết thúc tại đường xu hướng ở phía trên và đảo chiều đi xuống lại. Qua hai hình trên bạn đã rõ hơn mục đích của đường xu hướng rồi chứ. Đường xu hướng giúp bạn xác định ra vùng hỗ trợ và kháng cự.
Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?
Đường xu hướng khi thị trường giá giảm (Downtrend) (Ảnh: internet)
Khi đường xu hướng bị phá vỡ thì sao? Khi đường xu hướng bị phá vỡ thì sẽ khó phân tích hơn tuy nhiên thị trường vẫn luôn tạo ra những điểm hỗ trợ, kháng cự mới. Hình dưới là một ví dụ của việc đường xu hướng tạo kháng cự bị phá vỡ và trở thành đường xu hướng tạo hỗ trợ. Khi thị trường đi xuống nó lại đẩy giá lên.

5. Các trạng thái (các kiểu) của thị trường​

Thị trường tài chính bất kỳ, như chứng khoán, vàng, forex, hay tiền ảo..., thường có 3 trạng thái chính như sau:
Uptrend: Thị trường có xu hướng tăng giá, tức là đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Là thời điểm mua vào và chờ đợi giá tăng tiếp.
Downtrend: thị trường có xu hướng giảm giá, ngược với uptrend, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước. Là thời điểm bán hoặc bán khống với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục xuống và mua lại nhằm thu lợi nhuận.
Sideways hay ranging: Là thời kỳ xu hướng đi ngang, giá sẽ biến động trong một khoảng xác định, đỉnh sau = đỉnh trước, đáy sau = đáy trước. Thường nhà đầu tư sẽ không tham gia giai đoạn này, còn nếu tham gia thì mua ở mức đáy cũ và bán ở mức đỉnh cũ.
♦ Vai trò của đường xu hướng:
Phục vụ chiến lược Trend following (giao dịch theo xu hướng) để tham gia thị trường.
Xác định chiều hướng của thị trường.
Xác định dấu hiệu đảo chiều.
Xác định dấu hiệu tiếp tục xu hướng.
Xác định các điểm kháng cự và hỗ trợ.
♦ Các tính chất của đường xu hướng:
Càng nhiều điểm vẽ xác định thì đường trendline càng có ý nghĩa.
Càng tồn tại lâu thì đường trendline càng có hiệu lực.
Càng có độ dốc càng lớn, đường xu hướng càng dễ bị phá vỡ. Ngược lại nếu độ dốc quá ít hay quá xa với biến động giá thì ít có ý nghĩa. Trường hợp này, ta nên vẽ lại đường xu hướng để tăng tính hiệu quả.
Khi đường xu hướng bị phá vỡ, các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ đổi vai trò cho nhau. Ngưỡng kháng cự sẽ trở thành hỗ trợ và ngưỡng hộ trợ sẽ trở thành kháng cự.
♦ Những dấu hiệu khi một xu hướng bị phá vỡ:
Giá đóng cửa dưới đường xu hướng có ý nghĩa hơn một sự phá vỡ đường xu hướng trong ngày.
Sử dụng điều kiện 3%, tức là dưới mức 3% so với mức giá đường xu hướng xác lập.
Qui luật 2 ngày: Đề phòng tín hiệu giả rằng đường xu hướng bị phá vỡ, nếu giá ngày 2 vẫn không về đường xu hướng, coi như xu hướng bị phá vỡ.
Giá mục tiêu khi phá vỡ xu hướng: giá của xu hướng mới sẽ di chuyển một đoạn đúng bằng khoảng cách đạt được ở xu hướng cũ.

6. Đường xu hướng Trendline, HHLL và ứng dụng trong phân tích kỹ thuật​

Đường xu hướng Higher High, Lower Low là gì?
Ứng dụng trendline và mô hình Higher High Lower Low trong phân tích kỹ thuật. (Ảnh: Internet)
Các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật thường dựa trên trend (xu hướng) giá của thị trường, điều này làm cho trendline (đường xu hướng) rất hiệu quả trong thực tiễn.
Các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng thị trường bằng các áp dụng các phương phân tích kỹ thuật khác nhau bao gồm cả đường trendline và chỉ báo kỹ thuật. Ví dụ: đường trendline sẽ dễ dàng thể hiện rõ ràng xu hướng giá hiện và chỉ báo đo cường độ tương đối (RSI) có thể dùng để đo độ mạnh của xu hướng.
Ứng dụng của xu hướng cũng có thể áp dụng cho các nhà đầu theo trường phái phân tích cơ bản khi họ thường xuyên chú ý đến tính hình kinh tế vĩ mô, vi mô, tin tức, doanh thu, thu nhập và các số liệu khác.
Ví dụ nhà phân tích cơ bản có thể tìm thấy trend (xu hướng) thu nhập trên mỗi cổ phiếu đang tăng hay giảm. Nếu thu nhập đã tăng trong 4 quý vừa qua, điều này thể hiện xu hướng tích cực, tuy nhiên nếu thu nhập giảm trong 4 quý vừa qua thì nó thể hiện xu hướng giảm.

7. Tổng kết về đường xu hướng – Higher high Hower low​

Khi thị trường chuyển động lên xuống sẽ tạo ra những điểm hỗ trợ và kháng cự ở nhiều mức giá khác nhau. Việc xác định hiệu quả đường xu hướng cũng như các điểm HH HL LH LL sẽ giúp bạn có những quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả hơn. Cũng như từ đó bạn có thể xác định được đường xu hướng và xây dựng chiến lược giao dịch dựa trên những đường xu hướng đó.
Chúc bạn giao dịch xu hướng theo higher high lower low thành công!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top