Elon Musk ngụ ý SpaceX có thể bảo vệ ISS khỏi đâm vào Trái đất

Mr. Macho
Mr. Macho
Phản hồi: 0

Mr. Macho

Writer
Elon Musk đã đáp lại tuyên bố của Giám đốc không gian Nga Dmitry Rogozin rằng Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có thể rơi xuống Trái đất do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với nước này
Ông Rogozin, người đứng đầu cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos đã viết trên Twitter rằng: "Nếu các ông chặn hợp tác với chúng tôi, ai sẽ cứu ISS khỏi tình trạng lệch quỹ đạo không kiểm soát và rơi vào Hoa Kỳ hoặc Châu Âu?". Hôm sau, Elon Musk đã trả lời bằng cách đăng logo của công ty ông, SpaceX.
Trong loạt tweet của Rogozin, ông tuyên bố các lệnh trừng phạt Nga có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với ISS và "phá hủy" hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến ISS.
Elon Musk ngụ ý SpaceX có thể bảo vệ ISS khỏi đâm vào Trái đất
Một dòng tweet khác của ông cho biết: "Ngoài ra còn có tùy chọn thả cấu trúc ISS 500 tấn cho Ấn Độ và Trung Quốc. Bạn có muốn đe dọa họ với viễn cảnh như vậy không? ISS không bay qua Nga, vì vậy mọi rủi ro là của bạn". Bạn đã sẵn sàng cho chúng chưa? "
Musk dường như xác nhận rằng SpaceX sẽ tham gia nếu ISS rơi ra khỏi quỹ đạo. Một người dùng Twitter đã hỏi liệu đó có phải là ý của ông trùm công nghệ hay không, Musk chỉ trả lời: "Có."
Trong khi đó, NASA cho biết họ "tiếp tục làm việc với Roscosmos và các đối tác quốc tế khác của chúng tôi ở Canada, Châu Âu và Nhật Bản để duy trì hoạt động của ISS an toàn và liên tục".
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là dự án không gian phức tạp và tốn kém nhất lịch sử hàng không thế giới, với sự tham gia của 14 quốc gia gồm gồm: Nga, Mỹ, Nhật Bản, Canada và các quốc gia thành viên của Cơ quan Vũ trụ châu Âu như Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Ý, Hà Lan, Pháp, Na Uy, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Các modul trạm đầu tiên do Mỹ và Nga xây dựng. ISS tiếp tục được lắp ráp thêm các modul mới trong suốt 20 năm sau đó. Hầu hết hoạt động trên trạm vũ trụ đều do các phi hành gia của Mỹ và Nga thực hiện.
Tính đến thời điểm hiện tại, ISS tổng cộng 15 modul chính, 6 modul trong đó thuộc về Nga, 7 modul của Mỹ, một của châu Âu và một cái khác của Nhật Bản. Việc sử dụng các modul được phân chia theo cùng một cách, Nga sử dụng các modul của riêng mình, trong khi phần còn lại của trạm vũ trụ theo thỏa thuận của các bên liên quan sẽ được các nước sử dụng chung nhưng vẫn có sự phân định rõ ràng.
Tuy được phân chia rõ ràng nhưng việc quản lý các modul trên ISS lại không hề đơn giản bởi sự chồng chéo giữa các bên trong giai đoạn đầu phát triển trạm. Điển hình như modul 'Zarya' của Nga – đây là modul đầu tiên được phóng lên quỹ đạo nhưng lại do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đặt hàng và đứng sau chi ngân sách chế tạo. Trên lý thuyết nó là tài sản của nước Mỹ, nhưng Nga vẫn có quyền vận hành Zarya.
Hơn nữa, sau khi chương trình Tàu vũ trụ con thoi của NASA chấm dứt vào năm 2011, người Mỹ và các phi hành gia từ các nước đối tác của NASA hầu như chỉ có thể di chuyển lên ISS trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga. Trong 9 năm, Nga gần như độc quyền trong việc đưa các phi hành gia lên ISS hoặc các sứ mệnh không gian khác.
Hơn 20 năm hoạt động của nó tiêu tốn đến 160 tỷ USD, đây cũng là chương trình nghiên cứu không gian tốn kém nhất lịch sử nhân loại. Sau hai thập kỷ, ISS vẫn hoạt động ổn định trên quỹ đạo Trái Đất nhưng các nhà khoa học vẫn quyết định kết thúc sứ mệnh của trạm vũ trụ này vào năm 2028.
Câu hỏi là Elon Musk sẽ cứu ISS thế nào? Có lẽ còn đang trong kế hoạch của ông. Nhưng tên lửa Falcon 9 của SpaceX đã đưa tàu Dragon chứa 2.949 kg hàng hóa, bao gồm thiết bị khoa học, phần cứng cho trạm vũ trụ và vật tư cho phi hành gia, tới ISS thành công.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top