EVN nói gì khi liên tục kêu lỗ, nhưng công ty con có tiền gửi ngân hàng?

Mới đây, trong phiên chất vấn của đại biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa X, EVN đã có những lời giải thích liên quan tới vấn đề xin tăng giá điện, nhưng loạt công ty con đưa hàng vạn tỷ đồng gửi ngân hàng.
EVN nói gì khi liên tục kêu lỗ, nhưng công ty con có tiền gửi ngân hàng?
Theo đó, EVN lý giải rằng, Số tiền gửi mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỷ đồng) tại cùng thời điểm của các tổng công ty Điện lực. Chưa nói đến các khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng các khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong thời gian tới.
Ngoài ra, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhàmáy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về khoản lỗ 26.000 tỷ đồng, lý do được đưa ra do giá bán điện hiện nay thấp hơn so với giá thành phải bỏ ra mua điện từ các nhà máy điện. Hiện nay, EVN đang bán điện theo biểu giá là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đồng/kWh.
Vì vậy, khiến cho EVN liên tục gồng lỗ. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới sản xuất kinh doanh điện là 10.058,36 tỉ đồng nên số lỗ tổng hợp năm 2022 của EVN là 26.235,78 tỷ đồng.
Tổng hợp
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top