VNR Content
Pearl
Tham vọng metaverse của Facebook lớn đến thế nào? Câu trả lời: lớn đến nỗi mới đây, gã khổng lồ mạng xã hội đã chấp nhận bỏ ra khoản tiền 60 triệu USD cho một ngân hàng ở Nam Dakota (Mỹ) chỉ để thâu tóm quyền sở hữu thương hiệu liên quan đến tên gọi "Meta Financial".
Theo trang DeCrypt, cuối tuần trước, cả hai công ty đã xác nhận rằng Facebook (đổi tên thành Meta hồi tháng 10) đã sử dụng một công ty vỏ bọc tên Beige Key LLC để thâu tóm quyền sở hữu thương hiệu nói trên. Thỏa thuận này không có gì đáng chú ý, trừ giá trị của nó: 60 triệu USD.
Nghe có vẻ chẳng là bao so với giá trị vốn hóa thị trường 928 tỷ USD của Facebook, nhưng đó lại là một con số khổng lồ trong thế giới thương hiệu. Ngoài ra, những gì Facebook có thể làm được sau khi sở hữu thương hiệu này cũng là một điều nhận được sự quan tâm.
Việc sở hữu một thương hiệu sẽ mang lại lợi thế khi muốn ngăn chặn đối thủ sử dụng những từ, cụm từ, hay logo cụ thể. Tuy nhiên, lợi thế đó không có hiệu lực trong ngăn chặn ai đó sử dụng cùng tên gọi cho một sản phẩm liên quan. Đó là lý do tại sao Apple Computers, Apple Records, và Apple Autoglass có thể cùng tồn tại mà chẳng ai làm gì được nhau.
Trong một thương vụ mua bán thương hiệu thông thường, người mua trả tiền để thâu tóm không chỉ tên gọi, mà còn có được uy tín đối với khách hàng gắn liền với một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Trong trường hợp của Meta Financial, uy tín này được xây dựng từ các ngân hàng địa phương ở Nam Dakota và Iowa, cũng như các sản phẩm thanh toán trực tuyến mà ngân hàng này khẳng định là hướng đến mô hình tài chính toàn diện. Dù Facebook đã đặt chân vào thị trường thanh toán thông qua ví crypto Novi, hoạt động của Meta Financial hầu như không liên quan đến hoạt động kinh doanh mạng xã hội truyền thống của Facebook, hay metaverse mà Facebook đang rất hào hứng phát triển.
Qua đó, có thể đoán được thỏa thuận 60 triệu USD nói trên nhiều khả năng là một "cú đánh chặn" của Facebook, với mục đích đẩy đuổi các công ty khác khỏi việc sử dụng những từ như "meta" hay "metaverse". Alexandra Roberts, một giáo sư luật chuyên về thương hiệu tại Đại học New Hampshire, cũng đồng ý với ý tưởng này trên Twitter của mình.
Concept Metaverse của Facebook
Nếu Facebook sử dụng thương hiệu mới thâu tóm để gây áp lực pháp lý lên các công ty khác, họ sẽ làm căng thẳng hơn nữa cuộc tranh luận đang nóng hổi liên quan ai sẽ nắm trong tay metaverse. Dù CEO Mark Zuckerberg đặt khái niệm "metaverse" ở ngay trọng tâm của cuộc cải tổ và thay đổi tên gọi của công ty, cộng đồng crypto nói chung đã phản đối mạnh mẽ với tuyên bố metaverse phải là một không gian phi tập trung và tự do, không thuộc sở hữu của bất kỳ ai.
Hướng đi của Facebook trước đó đã gặp phải sự dò xét sau khi hãng tìm cách "chôm" nickname @metaverse từ một họa sỹ trên Instagram (vốn thuộc sở hữu của Facebook) mà không có lời giải thích nào. Công ty sau đó đã muối mặt trả tên lại cho khổ chủ vì hứng chịu quá nhiều gạch đá dư luận.
Dẫu vậy, Facebook không phải là công ty duy nhất tìm cách chiếm đoạt metaverse, vốn đang phát triển cực kỳ nhanh chóng. Hàng loạt nhãn hiệu, bao gồm Pepsi và Budweiser, cũng đang tìm cách mua lại các tên miền Ethereum, NFT, hay bất động sản ảo - và kết quả cũng không mấy suôn sẻ.
CEO Coinbase, Brian Armstrong
Gã khổng lồ crypto là Coinbase cũng đang tìm kiếm một chỗ đứng trong metaverse, với ý định trở thành dịch vụ mà ai cũng phải tìm đến để quản lý các NFT và avatar (ảnh đại diện) - những thứ nhiều người sẽ sử dụng để định danh chính mình trong metaverse. Dù CEO Brian Armstrong của Coinbase từ lâu đã là người đi đầu trong việc ủng hộ các hệ thống phi tập trung, Coinbase có thể trở thành một thế lực hùng mạnh trong metaverse nếu kế hoạch của họ đạt được kết quả như ý.
Hiện nay, vẫn còn rất sớm để khẳng định ai, nếu có, sẽ kiểm soát metaverse, nhưng các công ty hàng đầu trong thời đại internet hiện đại - đặc biệt là Facebook - có vẻ sẽ sẵn sàng chi đậm, và thậm chí là chèn ép các đối thủ, để có một chỗ đứng vững chắc trong mảnh đất sơ khai đầy màu mỡ kia.
Tham khảo: DeCrypt
Theo trang DeCrypt, cuối tuần trước, cả hai công ty đã xác nhận rằng Facebook (đổi tên thành Meta hồi tháng 10) đã sử dụng một công ty vỏ bọc tên Beige Key LLC để thâu tóm quyền sở hữu thương hiệu nói trên. Thỏa thuận này không có gì đáng chú ý, trừ giá trị của nó: 60 triệu USD.
Nghe có vẻ chẳng là bao so với giá trị vốn hóa thị trường 928 tỷ USD của Facebook, nhưng đó lại là một con số khổng lồ trong thế giới thương hiệu. Ngoài ra, những gì Facebook có thể làm được sau khi sở hữu thương hiệu này cũng là một điều nhận được sự quan tâm.
Trong một thương vụ mua bán thương hiệu thông thường, người mua trả tiền để thâu tóm không chỉ tên gọi, mà còn có được uy tín đối với khách hàng gắn liền với một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Trong trường hợp của Meta Financial, uy tín này được xây dựng từ các ngân hàng địa phương ở Nam Dakota và Iowa, cũng như các sản phẩm thanh toán trực tuyến mà ngân hàng này khẳng định là hướng đến mô hình tài chính toàn diện. Dù Facebook đã đặt chân vào thị trường thanh toán thông qua ví crypto Novi, hoạt động của Meta Financial hầu như không liên quan đến hoạt động kinh doanh mạng xã hội truyền thống của Facebook, hay metaverse mà Facebook đang rất hào hứng phát triển.
Qua đó, có thể đoán được thỏa thuận 60 triệu USD nói trên nhiều khả năng là một "cú đánh chặn" của Facebook, với mục đích đẩy đuổi các công ty khác khỏi việc sử dụng những từ như "meta" hay "metaverse". Alexandra Roberts, một giáo sư luật chuyên về thương hiệu tại Đại học New Hampshire, cũng đồng ý với ý tưởng này trên Twitter của mình.
Nếu Facebook sử dụng thương hiệu mới thâu tóm để gây áp lực pháp lý lên các công ty khác, họ sẽ làm căng thẳng hơn nữa cuộc tranh luận đang nóng hổi liên quan ai sẽ nắm trong tay metaverse. Dù CEO Mark Zuckerberg đặt khái niệm "metaverse" ở ngay trọng tâm của cuộc cải tổ và thay đổi tên gọi của công ty, cộng đồng crypto nói chung đã phản đối mạnh mẽ với tuyên bố metaverse phải là một không gian phi tập trung và tự do, không thuộc sở hữu của bất kỳ ai.
Hướng đi của Facebook trước đó đã gặp phải sự dò xét sau khi hãng tìm cách "chôm" nickname @metaverse từ một họa sỹ trên Instagram (vốn thuộc sở hữu của Facebook) mà không có lời giải thích nào. Công ty sau đó đã muối mặt trả tên lại cho khổ chủ vì hứng chịu quá nhiều gạch đá dư luận.
Dẫu vậy, Facebook không phải là công ty duy nhất tìm cách chiếm đoạt metaverse, vốn đang phát triển cực kỳ nhanh chóng. Hàng loạt nhãn hiệu, bao gồm Pepsi và Budweiser, cũng đang tìm cách mua lại các tên miền Ethereum, NFT, hay bất động sản ảo - và kết quả cũng không mấy suôn sẻ.
Gã khổng lồ crypto là Coinbase cũng đang tìm kiếm một chỗ đứng trong metaverse, với ý định trở thành dịch vụ mà ai cũng phải tìm đến để quản lý các NFT và avatar (ảnh đại diện) - những thứ nhiều người sẽ sử dụng để định danh chính mình trong metaverse. Dù CEO Brian Armstrong của Coinbase từ lâu đã là người đi đầu trong việc ủng hộ các hệ thống phi tập trung, Coinbase có thể trở thành một thế lực hùng mạnh trong metaverse nếu kế hoạch của họ đạt được kết quả như ý.
Hiện nay, vẫn còn rất sớm để khẳng định ai, nếu có, sẽ kiểm soát metaverse, nhưng các công ty hàng đầu trong thời đại internet hiện đại - đặc biệt là Facebook - có vẻ sẽ sẵn sàng chi đậm, và thậm chí là chèn ép các đối thủ, để có một chỗ đứng vững chắc trong mảnh đất sơ khai đầy màu mỡ kia.
Tham khảo: DeCrypt